Vì sao bà bầu thường bị đau ngực khi mang thai? Thông thường, đau ngực thường xảy ra trong tuần thứ 4 đến tuần thứ 6 và kéo dài suốt kỳ tam cá nguyệt thứ nhất. Sau đó, triệu chứng sẽ giảm nhẹ dần và có thể đau trở lại vào giai đoạn cuối thai kỳ. Tuy nhiên, mỗi mẹ bầu sẽ có một biểu hiện khác nhau, có người ngực căng rất khó chịu, có người triệu chứng rất nhẹ, hoàn toàn…

Có thể bạn quan tâm:

Vì sao bà bầu thường bị đau ngực khi mang thai? Thông thường, đau ngực thường xảy ra trong tuần thứ 4 đến tuần thứ 6 và kéo dài suốt kỳ tam cá nguyệt thứ nhất. Sau đó, triệu chứng sẽ giảm nhẹ dần và có thể đau trở lại vào giai đoạn cuối thai kỳ. Tuy nhiên, mỗi mẹ bầu sẽ có một biểu hiện khác nhau, có người ngực căng rất khó chịu, có người triệu chứng rất nhẹ, hoàn toàn không gây phiền phức gì.

  • Các phương pháp chăm sóc vòng 1 chuẩn nhất khi mang thai
  • Những dấu hiệu khi mang thai sớm phụ nữ nên biết
  • Bà bầu bị động thai nên ăn gì?

Vì sao bà bầu thường bị đau ngực khi mang thai?

Trong thời gian bầu bí, các thay đổi của cơ thể là điều khó tránh khỏi, trong đó không thể không kể đến triệu chứng đau ngực khi mang thai. Nguyên nhân của chứng đau ngực này hầu hết đều liên quan đến những thay đổi của cơ thể mẹ bầu và đa số các trường hợp đau vùng ngực này đều không gây nguy hiểm.

Nguyên nhân gây đau ngực khi mang thai

Có thể nói đau ngực chính là dấu hiệu đầu tiên cho biết bạn đã mang thai. Đau ngực khi mang thaitrước hết là do sự thay đổi về nội tiết tố estrogen và progesterone trong cơ thể. Các hormone này sẽ làm tăng lưu lượng máu và những thay đổi các mô ngực, kích thích tuyến vú nở ra, điều này có thể khiến ngực bạn trông to ra, đau cứng và rất nhạy cảm khi chạm phải. Cảm giác đau tức ngực lúc này tương tự như bị đau ngực trước kỳ kinh nguyệt nhưng có xu hướng nặng hơn.

Vì sao bà bầu thường bị đau ngực khi mang thai?

Vào tuần thai thứ 8 trở đi, ngực mẹ bầu bắt đầu to hơn và sẽ tiếp tục phát triển và hình thành các tuyến sữa trong suốt thai kỳ. Đặc biệt, với những người mang thai lần đầu, ngực sẽ to hơn rất nhiều.Nhiều trường hợp có cảm giác hơi ngứa như bị rạn da và thậm chí ngực cũng bắt đầu xuất hiện những vết rạn. Các mạch máu hiện lên trên ngực có thể nhìn thấy rõ ràng và lúc này bà bầu nên mặc áo ngực cỡ lớn, mềm mại để có cảm giác thoải mái, dễ chịu.

Đau ngực khi mang thai kéo dài bao lâu?

Thông thường, đau ngực thường xảy ra trong tuần thứ 4 đến tuần thứ 6 và kéo dài suốt kỳ tam cá nguyệt thứ nhất. Sau đó, triệu chứng sẽ giảm nhẹ dần và có thể đau trở lại vào giai đoạn cuối thai kỳ. Tuy nhiên, mỗi mẹ bầu sẽ có một biểu hiện khác nhau, có người ngực căng rất khó chịu, có người triệu chứng rất nhẹ, hoàn toàn không gây phiền phức gì.

Sau một vài tháng đầu tiên này, quầng vú cũng dần trở nên to và sẫm màu hơn. Đồng thời, montgomery – một tuyến sản xuất dầu trên bầu ngực cũng hoạt động mạnh mẽ. Sự thay đổi này sẽ tạo điều kiện cho quá trình nuôi con bằng sữa mẹ bằng sữa mẹ về sau.

Sang đến 3 tháng cuối thai kỳ, ngực bạn bắt đầu tiết sữa non – loại sữa đặc biệt dành cho bé trong những ngày mới chào đời, sữa có màu vàng nhạt. Cũng có một số trường hợp, thai phụ tiết sữa non sớm hơn nhưng cũng có thai phụ không tiết sữa non.

Mẹo dùng áo ngực giúp giảm triệu chứng đau ngực cho bà bầu

Vì sao bà bầu thường bị đau ngực khi mang thai?

– Trước hết, mẹ bầu cần chọn cho mình những chiếc áo ngực rộng rãi, thoải mái, có chức năng nâng đỡ.

– Tránh xa những loại áo quá bó khít, chà xát vào bầu ngực của bạn.

– Mẹ bầu có thể chọn áo ngực có chất liệu bằng cotton vì sử dụng chúng sẽ thoải mái hơn là loại bằng sợi tổng hợp; đồng thời, bạn nên chọn loại áo ngực dành riêng cho bà bầu.

Buổi tối khi đi ngủ, mẹ bầu tốt nhất không nên mặc áo ngực để bầu ngực được “thở”, mạch máu dễ dàng lưu thông. Nhưng nếu ngực căng và đau nhiều, bạn có thể dùng các loại áo chip ban đêm. Đồng thời mẹ bầu cũng nên thay đổi tư thế ngủ cho phù hợp, tránh nằm sấp sẽ khiến ngực đau hơn.

Hy vọng với bài viết này, các mẹ đã biết cách giảm đau ngực khi mang thai, nếu có kế hoạch sinh con năm 2020 – 2021, bạn đừng quên truy cập Baophunuso.com thường xuyên để xem cách đặt tên cho con 2020 – 2021 theo phong thuỷ cũng như các kiến thức mang thai khác nhé!