“Nội tôi trồng hoa, ướp trà”Cao Sơn hay bảo, trà dường như đã “ngấm vào máu” anh. Quê anh ở làng hoa Vị Xuyên, Nam Định. Bên cạnh thú chơi cúc đại đóa, ông nội anh còn trồng các loại hoa: cúc chi, nhài, ngâu, sói… trong vườn. Sơn không sao quên được, tuổi thơ anh đã loanh quanh ríu rít bên ông, xem ông trổ tài ướp hương hoa cho trà thêm ngon.Trà là thức uống dung dị. Một chén trà sẽ…
Có thể bạn quan tâm:
“Nội tôi trồng hoa, ướp trà”
Cao Sơn hay bảo, trà dường như đã “ngấm vào máu” anh. Quê anh ở làng hoa Vị Xuyên, Nam Định. Bên cạnh thú chơi cúc đại đóa, ông nội anh còn trồng các loại hoa: cúc chi, nhài, ngâu, sói… trong vườn. Sơn không sao quên được, tuổi thơ anh đã loanh quanh ríu rít bên ông, xem ông trổ tài ướp hương hoa cho trà thêm ngon.
Trà là thức uống dung dị. Một chén trà sẽ ngon sẽ giúp bạn suy nghĩ thấu đáo, chuẩn bị tinh thần cho những dự định, công việc. Trà ngon cũng như bạn hiền, chỉ may mắn gặp chứ không phải cầu mà được” Nghệ nhân Nguyễn Cao Sơn
Mùa nào thức nấy. Mùa hạ Sơn cùng ông nội pha trà sen, mùa thu se lạnh cầm trên tay một chén trà hoa cúc, thời gian cứ trôi đi như vậy, niềm đam mê trà trong Sơn cũng tự nhiên đậm đà theo…
Ít người biết, Cao Sơn sử dụng thành thạo 2 ngoại ngữ: tiếng Trung và tiếng Anh. Anh đã có một thời gian khá dài làm công tác đào tạo lao động tại Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội. Năm 2007, anh quyết định nghỉ việc, dành thời gian chuyên tâm nghiên cứu về trà Việt qua các tài liệu trong nước và quốc tế.
Nhưng đọc tài liệu không khiến Cao Sơn thỏa lòng. Trải qua bao biến thiên của thời gian và lịch sử, lớp bụi thời gian đã phủ dày đặc, tài liệu chưa thể trả lời rành rọt cho Sơn câu hỏi: có phải vùng núi phía Bắc Việt Nam chính là “cái nôi” của cây trà cổ hay không? Nên anh hẵng tạm gác trăn trở đó lại, đi thăm quan tìm hiểu khắp các vùng trà shan tuyết cổ thụ Tây Bắc và Đông Bắc Việt Nam trước đã.
Mặt khác, bên cạnh Kenya, Sri Lanka, Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam đang là một trong những quốc gia xuất khẩu trà lớn nhất thế giới. Bởi vậy, sau những tháng ngày rong ruổi khảo sát nhiều vùng trà khác nhau, Cao Sơn quyết định chọn dãy núi Tây Côn Lĩnh, huyện Vị Xuyên (Hà Giang) là điểm dừng chân, quyết tâm tìm đầu ra và hướng phát triển cho cây trà shan tuyết cổ thụ nơi đây. Không ngại khó, anh cùng với bà con địa phương cải tiến cách thu hái và sản xuất trà theo hướng tập trung. Đồng thời, áp dụng những tiến bộ của khoa học, kỹ thuật để làm ra các sản phẩm trà thơm ngon chất lượng, chinh phục được những thực khách khó tính cả trong và ngoài nước.
Năm 2020 – 2021, Hợp tác xã Tây Côn Lĩnh sản xuất trà, trồng cây thảo dược của Cao Sơn và bà con Hà Giang ra đời, với ước nguyện tạo một sinh kế bền vững để bà con vùng cao có thể “sống khỏe” khi biến cây trà trở thành cây chủ lực.
Biết ơn thiên nhiên trong từng chén trà ngon
6 năm chuyên tâm làm trà không ngắn cũng không dài, song có hai điều mà Nghệ nhân Văn hóa Nghệ thuật Ẩm thực Trà Việt Nam Nguyễn Cao Sơn luôn tự nhủ: Một là thiên nhiên và cuộc sống là thứ quà tặng vô giá cho con người nếu ta biết nâng niu, gìn giữ để tận hưởng nó. Hai là hãy làm từng việc thật cẩn thận, cho dù đó là việc nhỏ bé.
Cả hai điều ấy, Sơn đều được “di truyền” từ ông nội. Làm trà là lúc anh nhớ ông nội mình nhất, nhớ ông kỹ tính tỉ mỉ, nhớ bí quyết ông dùng những bông hoa đồng nội ướp trà hương, nhớ cái ấm đun nước, rồi chén con con… Vì nhớ ông, Sơn hằng mong mình làm ra những cân trà ngon nhất!
Khi làm một cân trà mạn sen, Cao Sơn kỳ công ngay từ khâu lựa chọn trà. Trà shan tuyết, Hà Giang hái trong sương sớm, trước khi mặt trời mọc, ngắt dứt khoát một tim, hai lá đem sao cho đến khi búp chè tròn xoăn lại, thả rơi nghe tiếng coong coong trong lòng ấm mới đạt yêu cầu. Cao Sơn làm cả hai loại trà: sen xổi và sen gạo. Trà sen xổi làm đơn giản hơn. Trời sớm tinh mơ, nghệ nhân đi thuyền ra hồ thả những lá trà vào trong hoa sen rồi buộc túm lại. Sen sẽ tỏa hương ngấm vào từng búp trà tới chiều hôm ấy hoặc sáng hôm sau, nghệ nhân trở lại hồ tách cánh sen thu trà về. Trà sen xổi thanh dịu, sau 2-3 nước trà, hương sen sẽ phai.
Trà như là chất dẫn, bên chén trà, nỗi buồn và khúc mắc đều tan biến, người ta có thể chia sẻ với nhau những niềm vui. Người Việt vẫn giữ thói quen, những gì ngon nhất đều để dành đến Tết.
Chỉ trà sen gạo mới lưu được hương sen thơm đặc trưng, bền lâu hơn thế. Được làm từ trà shan tuyết ướp qua 5-7 lượt gạo sen, 1kg trà sen gạo cần dùng tới 1.000 – 1.200 bông sen hồng trăm cánh – sen Bách Diệp trong Đầm Trị, Thủy Sứ (Tây Hồ). Muốn có một ấm trà ngon, nước pha trà cũng khá quan trọng. Nước mưa là loại nước lý tưởng để pha trà và trà sen sẽ ngon nhất khi pha ở nhiệt độ 85-90 độ C.
Một điểm thú vị, theo Cao Sơn, trà sen theo thời gian không hề mất giá, tại Việt Nam giá trà sen gạo luôn ở mức từ 3-4 chỉ vàng. Hiện tại, trà sen gạo Việt được bán với giá khoảng 1.000 EUR/kg (tương đương 26 triệu đồng/kg), có khi cung không đủ cầu.
Tạo chỗ đứng cho trà Việt trên thị trường quốc tế
Chia sẻ với Ngày Nay, Cao Sơn tiết lộ: “Sau những tháng ngày lăn lộn với bà con vùng trà, tốn bao công sức, tiền bạc đưa trà đi kiểm nghiệm và đi thi các nước, các sản phẩm chè của Việt Nam tham dự “Cuộc thi Quốc tế lần thứ nhất Chè Thế giới – AVPA Paris 2020 – 2021” đã nhận được những ghi nhận tích cực của các chuyên gia quốc tế”.
Trong đó, chè xanh Rizoté Thái Nguyên đạt giải Bạc, chè đen Carosa Tây Côn Lĩnh đạt giải Đồng, chè đen Latchi Tây Côn Lĩnh đạt giải Gourmet… Đáng chú ý, bà Barbara Dufrene, nguyên thư ký Ủy ban Chè của Liên minh châu Âu, hiện phụ trách công tác truyền thông và kiểm định chất lượng chè nhập khẩu vào EU đánh giá: “Tôi nghĩ rằng, các bạn có nguồn chè khá lớn và một phần trong đó dành cho xuất khẩu. Các bạn đã có một số sáng kiến thực sự nhằm quảng bá giá trị các sản phẩm chè chất lượng cao, nguyên gốc, các sản phẩm chè của các địa phương”.
Bà Barbara Dufrene nhấn mạnh: “Miền Bắc Việt Nam nằm trong khu vực mà chúng tôi gọi là vùng tam giác vàng, cái nôi của chè. Tại đây có các sản phẩm chất lượng, những sản phẩm bắt đầu được đưa vào thị trường châu Âu mà chúng tôi đánh giá rất cao”.
Bà Carine Baudry, chuyên gia chè hàng đầu của Pháp nhận xét: “Vùng núi phía Bắc Việt Nam là vùng đất đặc biệt đề trồng chè, kỹ thuật trồng và chăm sóc chè tại đây đang ngày càng phát triển. Bên cạnh đó, công tác tìm kiếm, khám phá các loại chè, các vùng đất trồng mới, phối hợp với các trang trại chè đang được thực hiện khá tốt”.
Nói gì bên chén trà đầu năm?
Rõ ràng, trà đã chiếm một vị trí không nhỏ trong đời sống, tinh thần và ký ức người Việt. Xưa, trà xuất hiện ở khắp các tầng lớp xã hội, dù là tầng lớp quý tộc: vua quan; thương nhân, trí thức hay bình dân.
Cuộc sống hiện đại, trà vẫn không hề vắng bóng. Nhiều người Việt có thói quen uống trà hằng ngày. Trà đá vỉa hè Hà Nội với những chiếc ghế nhựa xanh đỏ, gặp gỡ bạn bè râm ran trò chuyện đã trở thành đặc trưng. Sau mỗi bữa cơm, các gia đình thường pha một ấm trà nhâm nhi cùng những chiếc kẹo dồi, kẹo lạc. Ở công sở, trà thường xuất hiện trong các cuộc họp, gặp gỡ đối tác hoặc sau giờ nghỉ trưa…
Nhưng chắc chắn không thể thiếu được trong cuộc đời mỗi người, trong nghi lễ ăn hỏi và cưới xin phải có trà; đến đình, chùa… dâng trà lên Thánh, Phật; dịp đầu năm mới, pha ấm trà dâng Tổ tiên…
Một tín hiệu đáng mừng, không bó hẹp phạm vi trong nước, trà Việt hiện nay không chỉ chinh phục được bạn bè quốc tế tại các nước Nhật Bản, Canada, Pháp, Đức… ưa chuộng mà Việt kiều Mỹ cũng dành sự ưu ái đặc biệt cho sản phẩm trà quê hương.
Nghệ nhân Nguyễn Cao Sơn cho rằng, đầu năm mới, dù ở bất cứ nơi đâu, mỗi người hãy gạt đi những lo toan phiền muộn, khi lòng thanh thản pha trà mới ngon. Như trong tiết trời mùa xuân rộn ràng, mỗi người hãy pha trà với niềm hân hoan để cảm nhận niềm hạnh phúc hiện hữu ngay bên mình.
Trà như là chất dẫn, bên chén trà, nỗi buồn và khúc mắc đều tan biến, người ta có thể chia sẻ với nhau những niềm vui. Người Việt vẫn giữ thói quen, những gì ngon nhất đều để dành đến Tết. Vì thế, Tết đến xuân về, mọi lời tốt đẹp nhất cũng được nói với nhau: lời chúc sức khỏe, chúc năm 2020 – 2021 “An khang thịnh vượng”, “Vạn sự như ý”…
Với Cao Sơn, trà không chỉ đơn thuần là thức uống, trà quyện vào nếp sống của anh. Uống trà, tâm hồn anh lắng dịu, nhìn ra ý nghĩa cuộc sống từ những điều tưởng chừng nhỏ bé, giản dị. Ví như, từng sợi nước sôi rót xuống, những tôm trà đảo lộn, xoay vòng, ngụp lặn tựa mỗi con người đang loay hoay tìm cho mình một chỗ đứng trong cuộc sống này, tìm cho mình những mối quan hệ, tìm nghĩa tình, bạn tâm giao… Qua một khoảng thời gian, trà ngậm nước mà nở ra – như con người ta cùng trải qua nắng-mưa, sướng-khổ mà trưởng thành. “Nếu bạn may mắn gặp được thấu hiểu mình thì hãy quây quần bên nhau để sẻ chia ngọt đắng, vui buồn cuộc sống”…
Phạm Hiếu Anh