Tuần thai thứ 25 là giai đoạn mẹ và bé đang phát triển nhanh chóng. Cụ thể, cơ thể mẹ bầu thay đổi như ngực, chân tay to rõ. Ngoài ra, các mẹ còn có triệu chứng ngứa da, đau hông, táo bón… Còn thai nhi tăng trưởng cả về cân nặng và hình dáng như một đứa trẻ sơ sinh. Hệ thống thần kinh và não bộ của bé phát triển, làn da căng hơn trước. Do đó, mẹ bầu cần lên kế hoạch ăn uống và…

Có thể bạn quan tâm:

Tuần thai thứ 25 là giai đoạn mẹ và bé đang phát triển nhanh chóng. Cụ thể, cơ thể mẹ bầu thay đổi như ngực, chân tay to rõ. Ngoài ra, các mẹ còn có triệu chứng ngứa da, đau hông, táo bón… Còn thai nhi tăng trưởng cả về cân nặng và hình dáng như một đứa trẻ sơ sinh. Hệ thống thần kinh và não bộ của bé phát triển, làn da căng hơn trước. Do đó, mẹ bầu cần lên kế hoạch ăn uống và sinh hoạt một cách kỹ lưỡng, để đảm bảo sức khỏe cho bé phát triển tốt nhất trong giai đoạn quan trọng này.

Nội Dung Chính

    Tuần thai thứ 25, mẹ bầu cần biết gì về sự phát triển nhanh chóng của thai nhi

    Những thay đổi của mẹ bầu trong tuần thai thứ 25

    Giai đoạn tuần thai thứ 25, mẹ bầu cần bổ sung chất dinh dưỡng như thế nào?

    Bố mẹ nên làm gì ở giai đoạn tuần thai thứ 25?

Tuần thai thứ 25, mẹ bầu cần biết gì về sự phát triển nhanh chóng của thai nhi

Ở tuần thai này, thai nhi phát triển nhanh chóng cả về cân nặng lẫn hình dáng. Bé có thể nặng khoảng 900 gram, dài hơn 35cm, hình dáng giống đứa trẻ lúc mới sinh. Cũng trong lúc này, vị giác thai nhi đã hình thành và phát triển.

Bé có thể nghe rõ các âm thành từ bên ngoài, phân biệt cả giọng nói bố mẹ và những người khác. Mắt bé ở giai đoạn này thay đổi nhiều hoàn thiện, nhạy cảm với ánh sáng, nhắm mở mắt tốt hơn.

Thai nhi nặng khoảng 900 gram, dài hơn 35cm, hình dáng giống đứa trẻ lúc mới sinhThai nhi nặng khoảng 900 gram, dài hơn 35cm, hình dáng giống đứa trẻ lúc mới sinh.

Những thay đổi của mẹ bầu trong tuần thai thứ 25

Trong giai đoạn này, cơ thể người mẹ có những thay đổi rõ rệt. Đầu tiên, thai phụ sẽ thấy đau lưng, nhói ở vùng bụng dưới. Bụng ngày càng lớn theo thời gian, khung xương sườn cũng lớn theo. Giai đoạn này bạn cũng cảm thấy khó thở do phổi không có chỗ để nở. Do đó, bạn cần tập thở thật sâu. Thả lỏng cơ thể, không nên ngồi hoặc đứng quá lâu, nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát. Lưu ý, khi ngủ mẹ bầu nên nằm nghiên và kê cao chân. Kèm theo chườm nóng và massage tinh dầu.

Bạn cảm thấy ngứa bụng, khó chịu. Có thể những sợi collagen ở lớp giữa da đang duỗi ra. Bạn có thể tha kem dưỡng ẩm ở bụng sau khi tắm. Bên cạnh đó, người mẹ nên tắm nước ấm, không nên tắm nước lạnh. Tránh dùng các loại xà bông tắm làm khô da, chỉ dùng các loại khăn bông cotton, sợi tự nhiên khi tắm.

Cũng trong giai đoạn này, bạn cảm thấy cơ thể rất mệt, khó ngủ. Thường xuyên đi vệ sinh một vài lần một đêm, thức nhiều lần, không ngủ giấc. Hãy đi ngủ sớm, tránh dùng máy tính trước khi ngủ. Bạn nên dùng nước xả vải cho các ga giường để không khí trong lành cũng giúp bạn dễ chìm vào giấc ngủ hơn.

Tuần thai thứ 25, sẽ khiến cườm tay bạn sưng phồng lên tạo áp lực của thần kinh. Nếu bạn bạn cảm thấy khó chịu thì hãy đặt tay lên một chiếc gối khi nằm ngủ sẽ giúp bạn ngon giấc.

Bên cạnh đó, giai đoạn này bạn có thể dễ kích động. Bạn nên tập vài bài thể dục để tốt cho sức khỏe bà bầu. Và để tốt cho sức khỏe của bé, ba mẹ cần thay đổi, có kế hoạch cụ thể tránh ảnh hưởng đến cảm xúc của bà bầu.

Trong giai đoạn này, mẹ có những thay đổi rõ rệt vè cuộc sống Trong giai đoạn này, mẹ có những thay đổi rõ rệt về cuộc sống.

Giai đoạn tuần thai thứ 25, mẹ bầu cần bổ sung chất dinh dưỡng như thế nào?

Tuần 25, bạn nên bổ sung chất sắt cho cơ thể. Mẹ bầu có thể tìm thấy sắt ở các loại thực phẩm giàu protein có màu đỏ như thịt bò, thịt heo, rau dền…

Ngoài ra cần tăng cường rau xanh, trái cây cho bà bầu. Các loại nước ép cũng rất cần thiết cho mẹ và thai nhi, vì dễ hấp thụ tốt chất sắt. Ở giai đoạn này, bạn luôn uống đủ nước lọc nhằm giúp cơ thể tăng sức đề kháng, tránh nhiễm khuẩn.

Bạn nên tránh các thực phẩm có đường khi mang bầu nhằm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Cần bổ sung tăng cường rau xanh, trái cây và sức cho bà bầuCần bổ sung tăng cường rau xanh, trái cây cho bà bầu.

Bố mẹ nên làm gì ở giai đoạn tuần thai thứ 25?

Thai tuần thứ 25, bố mẹ nên lên danh sách những món đồ nên mua sắm để gần khi sinh không bị vội vàng. Tiếp đó, mẹ bầu phải tẩm bổ đầy đủ, suy nghĩ tích cực, đi dạo mua sắm hay massage để thư giãn và chăm sóc cơ thể.

Ở tuần này, bạn nên tiến hành kiểm tra lượng máu để từ đó có chế độ bổ sung sắt phù hợp. Hãy tập thói quen tới các lớp tiền sinh sản. Đây là môi trường để những ông bố bà mẹ tương lai có những kiến thức chăm sóc trẻ đúng nhất. Chắc chắn, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin cần thiết chào đón thành viên nhỏ của mình.

Thai tuần thứ 25, bố mẹ nên lên danh sách những món đồ nên mua sắmThai tuần thứ 25, bố mẹ nên lên danh sách những món đồ nên mua sắm.

Thai nhi tuần thứ 25 – giai đoạn phát triển nhanh chóng của bé. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp mẹ có thông tin về cách chăm sóc sức khỏe, ăn uống đầy đủ để có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đồng thời, các mẹ cũng đừng quên chăm sóc bản thân, nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo sức khỏe thai kỳ trong giai đoạn này.