Trẻ mọc răng sữa: Công dụng chính của răng sữa là giúp tiêu hóa thức ăn vì sau 6 tháng tuổi, trẻ ăn bổ sung những thứ cứng hơn, khó tiêu hơn. Thông thường một cái răng sữa mọc lên và đứng trên cung hàm, sau vài năm thì chân răng bắt đầu tiêu dần chuẩn bị nhường chỗ cho một mầm răng vĩnh viễn sắp trồi lên ngay đúng vị trí đó. Nếu răng sữa bị hỏng sớm, phải nhổ khi chưa đến…

Có thể bạn quan tâm:

Trẻ mọc răng sữa: Công dụng chính của răng sữa là giúp tiêu hóa thức ăn vì sau 6 tháng tuổi, trẻ ăn bổ sung những thứ cứng hơn, khó tiêu hơn. Thông thường một cái răng sữa mọc lên và đứng trên cung hàm, sau vài năm thì chân răng bắt đầu tiêu dần chuẩn bị nhường chỗ cho một mầm răng vĩnh viễn sắp trồi lên ngay đúng vị trí đó. Nếu răng sữa bị hỏng sớm, phải nhổ khi chưa đến lúc, mầm răng vĩnh viễn bên dưới chưa lớn kịp nên chưa mọc ngay được. Lỗ nhổ răng đó bị bít lại và cứng chắc, khi mầm răng vĩnh viễn mọc lên sẽ gặp khó khăn, mọc chậm và đôi khi mọc lệch.

Răng sữa là gì?

  • Răng sữa là những chiếc răng mọc trong thời kỳ bú mẹ (dưới 30 tháng), còn được gọi là răng tạm thời vì chúng chỉ ở với bé vài năm rồi được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Tuy vậy, chúng lại có vai trò rất quan trọng đối với tiêu hóa, và sự phát triển hàm mặt.
  • Răng cửa giữa hàm dưới là chiếc răng đầu tiên trong đời bé, mọc khi bé được 6-8 tháng tuổi. Số lượng răng sữa đủ là 20 cái (10 cái hàm trên, 10 cái hàm dưới), khi bé được 24-30 tháng. Mỗi hàm gồm 2 răng cửa giữa, 2 răng cửa bên, 2 răng nanh, 2 răng hàm nhỏ và 2 răng hàm lớn.
  • Răng mọc nhanh hay chậm vài tháng cũng là bình thường hoặc có thể do một số yếu tố không phải bệnh lý như trẻ đẻ non, yếu; chế độ ăn của bé chưa hợp lý; chế độ ăn của mẹ kiêng khem quá nhiều…

Công dụng của răng sữa:

  • Công dụng chính của răng sữa là giúp tiêu hóa thức ăn vì sau 6 tháng tuổi, trẻ ăn bổ sung những thứ cứng hơn, khó tiêu hơn. Thông thường một cái răng sữa mọc lên và đứng trên cung hàm, sau vài năm thì chân răng bắt đầu tiêu dần chuẩn bị nhường chỗ cho một mầm răng vĩnh viễn sắp trồi lên ngay đúng vị trí đó. Nếu răng sữa bị hỏng sớm, phải nhổ khi chưa đến lúc, mầm răng vĩnh viễn bên dưới chưa lớn kịp nên chưa mọc ngay được. Lỗ nhổ răng đó bị bít lại và cứng chắc, khi mầm răng vĩnh viễn mọc lên sẽ gặp khó khăn, mọc chậm và đôi khi mọc lệch.
  • Răng sữa cũng giúp xương hàm phát triển. Nhờ chúng, bé có thể nhai, cắn thức ăn được, động tác này làm cho hàm phát triển bình thường. Răng sữa cũng giúp trẻ phát âm; nếu răng sữa bị hỏng sớm phải nhổ, trẻ có thể nói ngọng.

Vì những công dụng lớn lao như vậy, cha mẹ rất cần chăm sóc răng của bé. Nếu bé chưa có răng hoặc mới mọc răng, chưa biết cách nhổ ra thì cho dùng nước súc miệng sau ăn, sau đó ít nhất 1 lần/ngày dùng gạc quấn quanh ngón tay, nhúng vào nước sạch chùi sạch răng, lợi cả trong lẫn ngoài cho bé.

Cách đánh răng đúng: Với mặt ngoài răng, nghiêng bàn chải để lông bàn chải ép nhẹ lên lợi và răng, rồi rung nhẹ để lông bàn chải chui vào kẽ răng và di chuyển cho hết mặt ngoài của răng theo chiều lên và xuống. Với mặt trong răng, làm như mặt ngoài nhưng chú ý để bàn chải theo chiều thẳng đứng và cũng di chuyển lên xuống cho hết mặt trong răng. Với mặt nhai, lông bàn chải thẳng đứng trên mặt nhai, chải ngang từng đoạn ngắn.

Sau khi răng đã hình thành, cha mẹ phải chú ý cho con ăn những thức ăn giàu fluor là cá, đặc biệt là cá biển, trứng, sữa tươi, gan… Ngay cả khi cho trẻ ăn sữa nhân tạo ban đêm cũng phải súc miệng bằng nước lọc, nếu không bé sẽ bị sâu răng toàn bộ. Không cho trẻ nhỏ mút tay hoặc ngậm vú giả vì sẽ gây vẩu sau này.

Những dấu hiệu cho thấy trẻ sắp mọc răng sữa

Khi mọc răng sữa bé thường cáu kỉnh, bỏ bú và có các dậu hiệu sốt, ho… Những hiện tượng này khiến bé bỏ ăn, khóc thét và mẹ cũng rất mệt mỏi. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy trẻ sắp mọc răng sữa, các mẹ hãy chú ý để chăm sóc răng cũng như chăm sóc sức khỏe cho bé nhé!

Chảy dãi là dấu hiệu cho thấy trẻ sắp mọc răng sữa

Theo các nhà khoa học và các bác sĩ y khoat hì thì quá trình mọc răng sẽ kích thích nước dãi trong khoang miệng chảy ra nhiều hơn. Nước dãi này là chất bảo vệ răng miệng trước những tấn công của vi khuẩn khi mọc răng. Tuy nhiên có một vấn đề đặt rà là chúng ta sẽ dễ dang nhầm lẫn hiện tương chảy tự nhiên vốn rất phổ biến với các bé 10 tuần đến khoảng 4 tháng tuổi. Cho nên,  có thể đây không phải do sắp mọc răng. Các bạn cần phải dựa trên tổ hợp các biểu hiện mới có thể xác nhận đích xác rằng bé yêu của mình đã mọc răng hay chưa? Việc xác định đúng thời điểm bé mọc răng là rất quan trọng.

Cùng với biểu hiện bé vị chảy nước dãi thì bạn cũng nên quan sát biểu hiện cằm và quanh miệng nổi ban của bé bị nổi ban. Điều này diễn ra theo cơ chế, do nước dãi chảy nhiều ra khỏi khoang miệng nên nó có thể khiến bé bị nổi ban ở vùng da khô như cằm hoặc quanh miệng , một sộ bé thì ban thường nổi thậm chí là dưới cổ,  đây là những vùng da tiếp xúc với nước bọt và chất axist khá mạnh có trong nước bọt sẽ khiến bé bị tổn thương da. Bạn cần nhìn nhận và xác định 2 hiện tượng này để biết xem bé yêu của mình có phải chuẩn bị mọc răng hay không? Để tránh bị nổi bạn, bạn nên vệ sinh thường xuyên quanh miệng khi bé chảy nước dãi. Đây là các chăm sóc bé ăn toàn.

Bị ho là dấu hiệu báo bé sắp mọc răng sữa

Theo các nhà khoa học thì nước dãi chảy ra có khả năng khiến bé bị nghẹn, từ đó gây ra tình trạng bé bị ho. Tuy nhiên ho lại cũng là một hiện tượng phổ biến ở trẻ vì bất cứ trẻ nào cũng có thể ho nếu cảm thấy khó chịu cổ họng. Bạn cần chú ý rằng, nếu bị ho không kèm các triệu chứng khác của cảm hoặc dị ứng thì nó càng chứng tỏ, bé sắp mọc răng. Còn nếu như con bạn ho do sặc nước, ho do dự ứng thời tiết hay ho kèm theo bệnh cảm thì đây chắc chắn không phải là dấu hiệu cho thấy trẻ chuẩn bị mọc răng.

Thích cắn cũng chính là một trong những dấu hiệu cho thấy trẻ chuẩn bị mọc răng. Áp lực khi một mầm răng chuẩn bị chồi lên khỏi lợi khiến bé vô cùng bứt rứt nó khiến lợi của bé tổn thương và cảm thấy vồ cùng ngứa ngáy. Lúc này, bé sẽ tìm cách giảm thiểu sự khó chịu thông qua việc cắn các vật dụng ma bé cầm được đôi khi bé sẽ ngậm tay. Lúc này bạn cần rửa sạch các ngón tay ,mảnh khăn để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ trong giai đoạn trẻ có dấu hiệu mọc răng.

Cùng với đó hiện tượng lợi bị sưng sẽ khiến bé quấy khóc vì đau. Chiếc răng đầu tiên mọc lên thường khiến bé bị đau nhất. Thời gian mọc những chiếc răng sau sẽ dễ chịu hơn do bé đã làm quen với cảm giác bị đau khi mọc răng. Cho nên việc mọc răng đầu tiên bao giờ cũng là thời kì vất vả của bé  và mẹ.

Cáu kỉnh là dấu hiệu báo bé sắp mọc răng sữa

Gái đoạn này bé thường rất dễ cáu kỉnh. Cơn đau răng và đau lợi là nguyên nhân làm bé mệt mỏi, quấy khóc và do đó nếu không chăm sóc bé đúng cách sẽ khiến bé dễ dàng cáu kỉnh và quấy khóc. Một số bé quấy trong vài giờ đồng hồ nhưng cũng có bé quấy vài ngày, thậm chí vài tuần, khiến các mẹ vô cùng mệt mỏi và đôi khi cũng cáu kỉnh theo. Cac mẹ cần biết rằng việc mọc răng là bước ngoặt trong sự phát triển của trẻ do đó các mẹ cần giữ được bình tĩnh để chăm soc bé tốt hơn. Sự tức giận chỉ làm cho tình hình trở nên xấu đi mà thôi.

Khi hiện tượng mọc răng chuẩn bị xảy ra thì bé sẽ bắt đàu Từ chối bú. Lý do là bởi cơn đau trong miệng làm bé phải đề phòng với những thứ được mẹ đưa vào miệng, cho dù đó là “ti mẹ” hay bình sữa đi chăn nữa.Bạn sẽ rất vất vả để tìm cách cho trẻ ăn trong giai đoạn này. Tuy nhiên cân giữ cho mình sự kiên nhẫn và những lần mọc răng sau không khiến bé cảm thấy khó chịu nữa.

Bị tiêu chảy là dấu hiệu báo bé sắp mọc răng sữa

Hiện nay thì dấu hiệu này chưa được các chuyên gia khẳng định là đúng nhưng nhiều người mẹ nhận thấy, và dựa trên những đo đạc thì một số nghiên cứu cũng xác thực rằng khi chuẩn bị mọc răng một số bé bắt đầu có dấu hiệu đi tiêu nhiều hơn bình thường. Mọc răng không phải yếu tố khiến bé mắc tiêu chảy mà nó là sự tác động liên hoàn của nguyên nhân khác, tức là mọc răng khiến bé biếng ăn và do đó là, hệ tiêu hóa bị rối loạn và do đó dẫn đến bệnh tiêu chảy. Những trường này cha mẹ nên nhanh chóng đưa bé đi khám.

Ngoài ra bé còn có thể bị sốt trong giai đoạn này. Tương tự dấu hiệu tiêu chảy, mọc răng không phải nguyên nhân gây sốt cao ở b nhưng số lượng các bé bị sốt trong khi mọc răng lại rất nhiều, điều này có nguyên nhân gián tiếp từ những biểu hiện khác tác động do đó không phải bé nào cũng mắc phải hiện tượng này. Các chuyên gia lý giải, thời điểm xuất hiện chiếc răng đầu tiên cũng là thời điểm hệ miễn dịch ở bé thay đổi , lúc này trẻ bước vào tuổi ăn dặm hoặc chuyển từ bú mẹ hoàn toàn sang bú bình và ăn dặm do đó chế độ dinh dững có thẻ là nhuyên nhân gây nên tình trạng sốt cho bé

Thứ tự mọc răng sữa của bé mẹ cần biết

Thứ tự mọc răng sữa của bé mẹ cần biết 1
2 chiếc răng cửa dưới thường xuất hiện đầu tiên khi bé được 6-10 tháng tuổi.

Thứ tự mọc răng sữa của bé mẹ cần biết 2
Xuất hiện tiếp theo là 2 chiếc răng cửa trên thường mọc vào tháng thứ 8-12. Khi 2 chiếc răng thỏ này mọc, trông bé nhà bạn rất dễ thương.

Thứ tự mọc răng sữa của bé mẹ cần biết 3
2 chiếc răng cửa phía trên tiếp theo mọc khi bé được 9- 13 tháng tuổi. Vậy là hàm trên của bé đã có 4 chiếc răng cửa.

Thứ tự mọc răng sữa của bé mẹ cần biết 4
Thứ tự tiếp theo là 2 chiếc răng cửa dưới. Hai răng này mọc khi bé được 10-16 tháng tuổi. Vào thời điểm này, bé nhà bạn đã có thể khoe khá nhiều răng khi cười.

Thứ tự mọc răng sữa của bé mẹ cần biết 5
Hai chiếc răng hàm trên đầu tiên xuất hiện khi bé 13-19 tháng tuổi. Hai chiếc răng này mọc ở vị trí lùi về phía trong, cách một vị trí so với 4 chiếc răng cửa trên đầu tiên.

Thứ tự mọc răng sữa của bé mẹ cần biết 6
Cũng như 2 răng hàm trên, 2 răng hàm dưới mọc cách một vị trí so với 4 chiếc răng cửa dưới đầu tiên. Chúng xuất hiện khi bé ở vào khoảng 14-18 tháng tuổi.

Thứ tự mọc răng sữa của bé mẹ cần biết 7
Hai chiếc răng nanh hàm trên được mọc vào khoảng 16-22 tháng tuổi sẽ lấp đầy vị trí bị bỏ trống. Có một thực tế thú vị là ngoài cái tên răng nanh, ở một số nơi, họ gọi hai chiếc răng này là răng chó.

Thứ tự mọc răng sữa của bé mẹ cần biết 8
Hai răng nanh hàm dưới xuất hiện khi bé ở khoảng 17-23 tháng tuổi. Bây giờ, bé nhà bạn đã có một nụ cười toàn răng. Nó thực sự rất đẹp vì răng sữa bao giờ cũng trắng hơn răng vĩnh viễn.

Thứ tự mọc răng sữa của bé mẹ cần biết 9
Hai răng hàm phía dưới tiếp theo được mọc khi bé được khoảng 23-31 tháng tuổi. Ở giai đoạn này, nhiều bé thường không cảm thấy khó chịu khi mọc răng vì bé đang bận rộn khám phá nhiều thứ xung quanh.

Thứ tự mọc răng sữa của bé mẹ cần biết 10
Hai chiếc răng hàm trên cuối cùng sẽ mọc khi nhóc con nhà bạn ở khoảng 25-33 tháng tuổi. Vậy là cho đến khi 3 tuổi, bé sẽ có một nụ cười vô cùng rực rỡ với đầy đủ 20 chiếc răng sữa.

Những dấu hiệu cho thấy trẻ sắp mọc răng sữa không phải là những dấu hiệu khó nhận dạng tuy nhiên bạn cần phân biệt được các hiện tượng tự nhiên với hiện tượng do mọc răng gây nên. Bạn cần xác định đươc điều này để chuẩn bị một chế độ chăm sóc an toàn và đúng cách cho bé yêu của mình, đừng quên chia sẻ bài viết này đến với bạn bè của bạn cũng như truy cập Mecuben.com thường xuyên để cập nhật thêm các kiến thức dành cho mẹ và bé nhé!