Trẻ dưới 1 tháng tuổi nên uống bao nhiêu sữa mỗi ngày là đủ? Sữa là chất cung cấp chất dinh dưỡng chủ yếu trong giai đoạn đầu của bé. Việc tính toán lượng sữa vừa đủ cho bé đóng vai trò quan trọng. Thường thì các mẹ băn khoăn không biết nên bổ sung bao nhiêu mỗi ngày để bé hấp thu tốt và lượng sữa thay đổi thế nào cho phù hợp theo từng tháng tuổi….
Trẻ dưới 1 tháng…
Có thể bạn quan tâm:
Trẻ dưới 1 tháng tuổi nên uống bao nhiêu sữa mỗi ngày là đủ? Sữa là chất cung cấp chất dinh dưỡng chủ yếu trong giai đoạn đầu của bé. Việc tính toán lượng sữa vừa đủ cho bé đóng vai trò quan trọng. Thường thì các mẹ băn khoăn không biết nên bổ sung bao nhiêu mỗi ngày để bé hấp thu tốt và lượng sữa thay đổi thế nào cho phù hợp theo từng tháng tuổi….
Trẻ dưới 1 tháng tuổi nên uống bao nhiêu sữa mỗi ngày là đủ?
Ở tháng đầu tiên này, những thay đổi thường khó nhận ra. Tuy nhiên với mỗi bước tiến, trẻ sẽ tiếp thu thêm những nhận thức và cách tương tác với thế giới xung quanh. Việc chạm tới những cột mốc nho nhỏ trong giai đoạn này sẽ là nền tảng cho sự phát triển của trẻ, cũng như giúp trẻ thích nghi với những khó khăn trong tiến trình phát triển về sau. Tất nhiên, mẹ chiếm vị trí quan trọng trong tiến trình đó, từ việc chăm sóc trẻ về dinh dưỡng cho đến những hành động mang tính động viên đơn giản nhất. Hãy tham khảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh để biết cách chăm sóc bé tốt nhất nhé các mẹ:
Đối với trẻ mới sinh: Khi em bé mới chào đời thì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất. Sữa mẹ cung cấp cho trẻ những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển, phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ cũng như giúp tăng cường sức đề kháng cơ thể, giúp bé chống lại các bệnh tật. Tuy nhiên, có một số bà mẹ ít sữa, lượng sữa mẹ cung cấp hằng ngày cho bé là không đủ. Trong trường hợp này, các mẹ phải bắt buộc cho con uống thêm sữa bột công thức. Lúc mới sinh, kích thước dạ dày của bé rất nhỏ, mỗi lần chỉ nên cho con uống khoảng 30ml, sau đó tăng dần lên 60ml. Nếu sau khi uống xong, trẻ vẫn quấy khóc, mẹ nên cho bé bú thêm.
- Đối với trẻ từ 1-2 tháng tuổi: Thông thường vào giai đoạn này, mỗi lần mẹ có thể cho bé uống từ 90 – 120ml. Một ngày, mẹ chia khẩu phần thành khoảng 4,5 lần cho bé ăn. Ban đêm không cần phải đánh thức bé dậy để ăn nếu bé ngủ ngon vì sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng ngủ của bé. Với các trẻ khác nhau thì mức độ háu ăn là khác nên tùy theo từng bé mà cho ăn, tránh việc nhìn bé khác mà áp đặt cho bé yêu của mình.
- Đối với trẻ từ 2-6 tháng tuổi: Thời kỳ này, mẹ nên cho con ăn 5 lần một ngày, một lần cách nhau 4 tiếng, lượng sữa mỗi bữa ăn khoảng từ 120 – 180 ml. Cuối tháng thứ 5 đầu tháng thứ 6, mẹ có thể cho bé tập ăn dặm dần. Tìm hiểu các loại sữa cho bé 0 – 6 tháng tuổi tốt nhất hiện nay.
- Đối với trẻ từ 6 -12 tháng tuổi: Ở giai đoạn này, bạn cho bé uống sữa công thức với lượng 180-240ml/bữa và uống khoảng 3-4 lần/ngày tùy theo mức độ uống của trẻ. Bên cạnh đó, bé cũng cần được bổ sung thức ăn dặm như bột, cháo xay… Tham khảo các loại sữa bột cho bé 6 – 12 tháng tuổi
Biểu hiện nào cho thấy bé vẫn còn đói? Khi bạn cho bé bú sữa mà bé vẫn còn đói thì bé sẽ có những biểu hiện như liếm môi, mút chụt chụt, khóc khi mẹ rút bình sữa khỏi miệng, mút tay, đưa cả bàn tay vào miệng, cáu gắt, ọ ẹ, quay đầu về phía tay bạn khi bạn nựng bé… Lúc này, mẹ nên pha thêm nhưng không nên pha quá nhiều.
Dấu hiệu cho thấy bé đã ăn quá nhiều? Nhiều mẹ không pha chuẩn công thức sữa bột cho con, nghĩ rằng ăn nhiều sẽ giúp bé phát triển nhanh hơn. Tuy nhiên điều này lại trái ngược, khi lượng sữa cung cấp cho bé vượt quá theo mức quy định, bé sẽ dễ bị ói mửa, nôn ra hết, khóc. Khi bé bị ói mửa như thế, đương nhiên bé sẽ không nhận được một chút dinh dưỡng nào, bên cạnh đó còn xảy ra tình trạng lãng phí.
Dấu hiệu bé đã đủ sữa
- Bé thỏa mãn sau mỗi lần bú và không còn quấy khóc thì bé đã bú đủ lượng sữa cần thiết.
- Mỗi ngày, bé thay từ 5-6 tã (tã giấy) và 6-8 tã (tã vải).
- Trẻ tăng cân đều. Tùy vào số cân nặng, tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng của trẻ mà mẹ cần có một lượng sữa phù hợp cho trẻ.
Các mẹ cũng cần lưu ý thêm về các mốc phát triển ở trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi( Xem thêm cách tắm cho trẻ sơ sinh):
- Trí thông minh: Khi thức, trẻ thường lắng nghe những tiếng động và quan sát những việc đang diễn ra xung quanh. Đôi khi trẻ còn tỏ rõ thái độ cáu kỉnh nếu phải nhìn những sự việc được lặp lại từ ngày này sang ngày khác (trẻ cũng biết chán nhé!). Ở giai đoạn này, những vật có độ tương phản rõ ràng về màu sáng và màu tối sẽ thu hút sự chú ý của trẻ nhiều hơn so với những vật có màu nhạt. Trong mắt trẻ, gương mặt của bạn cũng có sự tương phản như thế. Bạn có thể bắt gặp trẻ chăm chú quan sát bạn hay lắng nghe giọng nói của bạn. Trẻ cũng thích quan sát những vật thể di chuyển chậm. Nhưng do hai mắt của trẻ còn chưa phối hợp một cách ăn ý, trẻ không thể đảo mắt theo kịp vật thể di chuyển từ hướng này sang hướng khác cho tới khi trẻ tròn một tháng tuổi.
- Kỹ năng vận động: Các mẹ đã sẵn sàng nhìn trẻ ngẩng đầu lên chưa? Một trong những sự khác biệt lớn nhất của trẻ sơ sinh và trẻ 1 tháng tuổi là sự phát triển của cơ cổ. Đầu tiên, trẻ có thể ngẩng đầu lên trong vòng vài giây và bạn sẽ phải đỡ đầu của trẻ khi bạn bế con bạn ngồi thẳng lên. Khi cơ cổ trở nên cứng cáp hơn, trẻ có thể ngẩng đầu lên mỗi khi nằm sấp. Thậm chí trẻ còn có thể ngẩng đầu để nhìn thẳng ra phía trước, hoặc quay đầu sang hai bên. Bài tập cơ cổ này là bước đệm cho những động tác vận động phức tạp hơn trong tương lai của bé như lẫy, lật, ngồi, và bò.
-
Kỹ năng giao tiếp: Hãy chuẩn bị tinh thần nhé! Trẻ khóc nhiều nhất vào thời kỳ từ 6 – 8 tuần tuổi, trung bình 3 giờ mỗi ngày, hoặc có thể hơn nếu trẻ mắc hội chứng khóc quấy. Vì sao lại thế? Bởi đây là phương thức mà bé sử dụng để giao tiếp với bạn. Khóc cũng là cách để trẻ giải tỏa sự khó chịu đối với mọi kích thích diễn ra trong ngày. Sau những cơn khóc, trẻ sẽ thì thầm những tiếng “Ư”, “A” thật đáng yêu. Và bạn biết không, những “âm” này được phát ra từ thanh quản, và lúc đó trẻ sử dụng các cơ hoàn toàn khác với các cơ được trẻ sử dụng khi khóc quấy. Mặc dù trẻ chưa thể nói rõ một từ cho đến gần ngày sinh nhật đầu tiên trong đời, những thanh âm đầu tiên ấy lại là bước khởi đầu rất quan trọng cho việc phát triển ngôn ngữ của trẻ về sau. Bạn hãy động viên trẻ “trò chuyện” nhiều hơn. Dù trẻ không đáp lại thì trẻ vẫn rất thích được nghe âm thanh giọng nói của ban, và dành sự yêu thích đặc biệt với âm điệu trầm – bổng quen thuộc trong giọng nói của mẹ.
-
Cảm xúc: Trẻ sơ sinh đã có thể nhận biết và vui thích khi được nhìn thấy mẹ. Trẻ sẽ có những dấu hiệu như vung tay hoặc đá chân, thậm chí là sẽ cười mỗi khi bạn đến gần. Nụ cười “xã giao” đầu tiên của bé (trái với nụ cười ngẫu nhiên trong khi trẻ đang ngủ) sẽ thường xuất hiện ở tuần thứ 4 sau khi bé chào đời. Vào cuối tháng đầu tiên, bé sẽ cười nhiều hơn và có thể cười “đáp lại” với bạn hay với những người xung quanh.