Nguyên nhân và triệu chứng bệnh thiếu máu ở trẻ em: Bệnh thiếu máu ở trẻ em làm ảnh hưởng đến sức khỏe cuộc sống sinh hoạt thường ngày của bé, đồng thời làm trẻ không thoải mái vui chơi như bạn bè đồng trang lứa. Do đó, phụ huynh cần phải để ý trẻ để phát hiện bệnh kịp thời. Bệnh thiếu máu ở trẻ em và cách nhận biết bệnh sẽ giúp bạn phát hiện bệnh sớm…

Có thể bạn quan tâm:

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh thiếu máu ở trẻ em: Bệnh thiếu máu ở trẻ em làm ảnh hưởng đến sức khỏe cuộc sống sinh hoạt thường ngày của bé, đồng thời làm trẻ không thoải mái vui chơi như bạn bè đồng trang lứa. Do đó, phụ huynh cần phải để ý trẻ để phát hiện bệnh kịp thời. Bệnh thiếu máu ở trẻ em và cách nhận biết bệnh sẽ giúp bạn phát hiện bệnh sớm nhất.

Nguyên nhân bệnh thiếu máu ở trẻ em: 

  • Bệnh thiếu máu ở trẻ em là tình trạng hồng cầu (hay còn gọi là hồng huyết cầu) hoặc những trẻ có lượng hemoglobin (hemoglobin là nguyên liệu tạo nên hồng cầu) thấp hơn bình thường.
  • Do sự bất thường trong huyết cầu tố: đây có thể là do di truyền hoặc do thể trạng của trẻ em quá yếu. Một số bệnh di truyền cũng khiến cho số lượng hồng cầu bị ảnh hưởng.
  • Thiếu chất: có thể là thiếu dinh dưỡng hoặc thiếu các chất vitamin, khoáng, sắt,… Trong đó, thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến nhất. Điều này thường xảy ra ở trẻ trên 1 tuổi hoặc trẻ sơ sinh thiếu tháng.

Dấu hiệu, triệu chứng bệnh thiếu máu ở trẻ em:

Việc xác định dấu hiệu thiếu máu ở người lớn dễ hơn ở trẻ nhỏ. Nếu cha mẹ thấy con có dấu hiệu mệt mỏi, giảm hoạt động, da xanh tái thì nên đưa con đi khám để được bác sĩ sẽ kiểm tra nguyên nhân thiếu máu ở bé và có cách điều trị thích hợp. Dưới đây là 5 nguyên nhân chủ yếu gây thiếu máu ở trẻ:

  • Bất thường ở hemoglobin (Hb): Đây là phần có sắc tố màu đỏ, tạo nên màu của hồng cầu và máu. Do đó, một hồng cầu có rất nhiều phân tử Hb. Về mặt chức năng, Hb là phức hợp hóa học có nhiệm vụ gắn kết ôxy từ phổi, sau đó mang đi khắp cơ thể. Cơ cấu và chức năng của hồng cầu phụ thuộc vào số lượng và chất lượng hiện tại của Hb trong cơ thể. Một số bệnh di truyền có thể gây ra bất thường ở Hb của trẻ, dẫn tới giảm số lượng hồng cầu, gây thiếu máu. Tuy nhiên, vấn đề này không phổ biến ở trẻ sơ sinh.
  • Hình dạng của hồng cầu thay đổi bất thường: Mạch máu là những ống nhỏ xuyên toàn cơ thể, có những ống cực lớn và có những ống nhỏ đến mức ở cùng một thời điểm, chỉ có một hồng cầu đi chuyển qua được. Thông thường, hồng cầu có hình dạng của một chiếc bán rán có thể linh hoạt để đi qua những đoạn nhỏ của mạch máu. Nếu hồng cầu có dạng bất thường sẽ khó khăn di chuyển trong mạch máu, bị tiêu diệt và dẫn đến thiếu máu.
  • Biến dạng trong xương tuỷ: Tuỷ xương đóng vai trò quan trọng trong sản xuất hồng cầu. Nếu xương tuỷ bị biến dạng, quá trình sản xuất hồng cầu cũng bị ảnh hưởng. Một số virut và khói thuốc lá có thể gây ra rối loạn chức năng này. Bệnh bạch cầu hay ung thư tuỷ xương làm giảm quá trình sản xuất bình thường của hồng cầu.
  • Trẻ có chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Cơ thể trẻ cần được nạp đủ sắt, vitamin B12 và dinh dưỡng từ rau quả. Thiếu sắt và vitamin B12 dẫn tới không sản xuất đủ hồng cầu, gây thiếu máu ở trẻ.
  • Một số bệnh mãn tính có thể làm chậm quá trình hình thành tế bào, làm giảm hồng cầu. Ngoài ra, bệnh nhiễm độc chì cũng là một trong những bệnh có thể gây thiếu máu ở trẻ.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị thiếu máu:

Thiếu máu thiếu sắt do không ăn đủ: Ngoài viên uống bổ sung, nguồn cung cấp sắt chủ yếu cho cơ thể vẫn là từ thực phẩm. Tuy nhiên, với trẻ sơ sinh, thức ăn chính hằng ngày của bé chỉ là sữa. Trong khi đó, hàm lượng sắt từ sữa không thỏa mãn nhu cầu tạo máu của bé. Vì vậy, khi trẻ đạt mốc 6 tháng tuổi, mẹ nên tập cho con ăn dặm, tiếp xúc với thế giới thực phẩm đa dạng, đặc biệt là các món giàu sắt để phòng bệnh thiếu máu cho con.

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh thiếu máu ở trẻ em

Để ngăn ngừa và điều trị bệnh, bác sĩ Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã đưa ra gợi ý cho cha mẹ về chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ:

  • Nên cho trẻ ăn đầy đủ thành phần các chất dinh dưỡng. Trong thực đơn hằng ngày mẹ nên tăng cường các loại thực phẩm giàu chất sắt như gan, tim, trứng, thịt, tôm, cá, cua, đậu đỗ, lạc vừng, rau xanh và quả chín.
  • Tăng cường các loại rau quả có chứa nhiều vitamin C như cam, quýt, chuối, đu đủ, rau ngót, rau muống…
  • Bổ sung hai ly sữa mỗi ngày để bảo đảm cung cấp các loại dưỡng chất thiết yếu như vitamin B12, chất sắt, DHR, ARA… cho trẻ. Đây là chất tạo nền tảng vững chắc cho quá trình ngăn ngừa bệnh, tăng trưởng về chiều cao, cân nặng cũng như phát triển trí tuệ của trẻ.

Trẻ dưới 2 tuổi rất dễ mắc chứng thiếu máu thiếu sắt bởi 4 nguyên nhân liệt kê sau đây. Mẹ nên tham khảo để ngăn ngừa bệnh, giúp con phát triển toàn diện nhất trong những năm đầu đời. Chúc các mẹ sẽ thành công trong việc chữa bệnh thiếu máu cho trẻ & đừng quên truy cập congaiba.com để cập nhật thêm những kiến thức chăm sóc bé khác nhé!