Trang phục dân tộc của Phạm Hương dự thi Miss Universe 2020 – 2021: Hoa hậu Phạm Hương đã sẵn sàng tham gia cuộc thi Hoa hậu Hoàn Vũ 2020 – 2021 tại Mỹ. Trang phục truyền thống Phạm Hương mang theo cũng đã được gấp rút hoàn thành. Được biết đây là bộ áo dài mang những nét đẹp truyền thống, với chiếc mấn được làm thủ công từ thợ lành nghề Việt Nam….
Học cách tôn dáng nịnh da…
Có thể bạn quan tâm:
Trang phục dân tộc của Phạm Hương dự thi Miss Universe 2020 – 2021: Hoa hậu Phạm Hương đã sẵn sàng tham gia cuộc thi Hoa hậu Hoàn Vũ 2020 – 2021 tại Mỹ. Trang phục truyền thống Phạm Hương mang theo cũng đã được gấp rút hoàn thành. Được biết đây là bộ áo dài mang những nét đẹp truyền thống, với chiếc mấn được làm thủ công từ thợ lành nghề Việt Nam….
Trang phục dân tộc của Phạm Hương dự thi Miss Universe 2020 – 2021
Được biết, chiếc mấn được tạo hình đậm tính hoàng gia với hình ảnh chim hồng hạc sải cánh. AnhNgô Anh Khôi là một thợ chế tác trẻ tuổi, cùng với hai cộng sự của mình đã hoàn thành chiếc mấn trong 15 ngày.
15 ngày ‘thần tốc’
Chỉ với 15 ngày để hoàn thành chiếc mấn cho Hoa hậu Phạm Hương tham gia cuộc thi Hoa hậu Hoàn Vũ 2020 – 2021, anh và cộng sự đã phải làm việc như thế nào?
Đúng vậy, chúng tôi chỉ có 15 ngày cho cả lên thiết kế gia công, tạo mẫu và lắp ráp, và cả làm thêm 1 chiếc quạt chạm mạ vàng. Vì thời gian gấp rút như vậy nên tôi cần hợp tác với hai người thợ giỏi là anh Đỗ Vân Trí và anh Trung Ita. Anh Đỗ Vân Trí là người thiết kế hình, dựng hình để lên mẫu 3D.
Sau khi ra mẫu vẽ kích cỡ, công đoạn tiếp theo là tạo hình chạm trổ và gia công đầu chim hồng hạc 3D vào đá cho mắt hạc, đó là công việc của tôi, một người thợ chạm trổ và gò đồng chế tác metal art…
Sau khi vừa xong phần thân và cánh, anh Đỗ Vân Trí đã mang về Vũng Tàu để hàn ráp trong khi tôi phải gia công cái đầu chim hạc.
Cả hai đều phải thức trắng 2 đêm cùng lúc thổi lửa ở 2 xưởng ở Sài Gòn và Vũng Tàu cho kịp tiến độ.
Bên cạnh đó, anh Trung Ita đã giúp chúng tôi kịp tiến độ hoàn tất phần mạ vàng, anh còn hỗ trợ muối vàng để phủ lên mấn.
Điều gì khó khăn nhất trong quá trình làm chiếc mấn hồng hạc cho hoa hậu Phạm Hương?
Tôi là một người thợ chế tác, bình thường một mình tôi sẽ làm mọi công đoạn của một sản phẩm. Nhưng vì lần này thời gian gấp rút để hoa hậu đi thi nên tôi cần thêm người giúp đỡ. Thời gian 15 ngày chính là bài toán khó đối với tôi. Bình thường một sản phẩm như vậy tôi cần gấp 3 thời gian để hoàn thành.
Phải nói là cả tôi và anh Đỗ Vân Trí đã ‘phát sốt, phát rét’ lên vì kẹt khâu mạ vàng. Nếu không có anh Trung Ita, e rằng mọi công sức sẽ đổ biển, và có lẽ Phạm Hương sẽ không có chiếc mấn để kịp đi tham dự cuộc thi Hoa Hậu Hoàn Vũ. Mọi người hãy chờ đón và ủng hộ Phạm Hương nhé.
Chúng tôi chỉ là những người thợ, nhưng đã cố gắng nỗ lực trong thời gian ngắn nhất để hoàn tất những gì mình có thể làm.
Anh hãy mô tả về ý nghĩa và đặc điểm nổi bật của chiếc mấn chim hồng hạc dành cho Phạm Hương?
Chiếc mấn có thể hình dung nó như một chiếc mâm. Mấn được làm bằng đồng thau mạ vàng. Thoạt nhìn mọi người sẽ có cảm giác chiếc mấn này quá lớn và khó mang nhưng thực thế nó khá nhẹ. Đây là ưu điểm của nghệ thuật chạm trổ, tạo hình nổi khối rất đẹp nhưng trọng lượng sản phẩm vẫn nhẹ.
Chim hạc là biểu tượng truyền thống Việt Nam, một loài chim cao quý có trong thơ, ca, nhạc, họa và cả nghệ thuật tạo hình lâu đời. Đặc biệt, chim hồng hạc là loài chim quý hiện nay đang được bảo tồn, với hình ảnh loài chim này sải cánh, đồng điệu với chiếc áo dài của NTK Thuận Việt, sẽ giúp Phạm Hương có hình ảnh đại diện cho Việt Nam lộng lẫy nhất.
Chiếc quạt cùng với mấn sẽ giúp Phạm Hương ‘tỏa sáng’ cùng bộ áo dài truyền thống. Đó là chiếc quạt như thế nào?
Quạt được cắt CNC phần nan, vì cần độ mỏng. Hai nan bên ngoài được chạm hình cây trúc với dáng thanh tao. Chiếc quạt cũng được mạ vàng toàn bộ. Mặc dù được làm bằng kim loại nhưng quạt vẫn đảm bảo độ nhẹ.
Ngô Anh Khôi chế tác phần đầu của chim hồng hạc, phần quan trọng nhất của chiếc mấn.
Một chi tiết của chiếc mấn đồng mạ vàng 24k.
Chạm trổ và hoàn thành chiếc mấn trong 15 ngày là kỳ tích của Ngô Anh Khôi và hai người bạn giàu kinh nghiệm trong nghề.
Nan quạt mạ vàng với phần chạm hình cây trúc.
Từ chàng kỹ sư thủy sản đến anh thợ chế tác kim loại…
Anh đã học nghề chế tác ở đâu, tại sao anh theo nghề này?
Gia đình tôi có 5 đời làm kim hoàn ở Sài Gòn. Cha tôi vẫn đang quản lý công việc truyền thống này. Sống với nghề từ nhỏ nhưng lớn lên tôi theo học Đại học Nông Lâm, ngành thủy sản với ý định sống khác, và gia đình cũng muốn tôi phấn đấu có kiến thức nghiêm chỉnh, chứ không chỉ làm thợ truyền nghề.
Nhưng sau khi ra trường, ngành thủy sản đi xuống, công việc bấp bênh, tôi quay lại về nghề của gia đình. Tôi nhận thấy đam mê lớn lên từng ngày với công việc chế tác. Tôi học làm thợ chế tác chứ không chỉ dừng lại là thợ kim hoàn, có thể làm được nhiều tác phẩm kim loại hơn chứ không gói gọn trong nghề trang sức.
Mỗi sản phẩm làm ra tôi nâng niu, trân trọng và mong muốn bán được cho những người thực sự yêu thích và hiểu được giá trị của sản phẩm thủ công. Cho đến giờ, tôi đã có 4 năm học hỏi liên tục và làm được một số sản phẩm nhất định.
Nghề chế tác cực nhọc có mang lại cho anh cuộc sống mà anh mong muốn?
Tôi nghĩ mình may mắn, vì tôi được làm nghề mình yêu thích. Bốn năm học đại học cũng giúp tôi rất nhiều trong công việc hiện tại. Tôi hiểu biết về kỹ thuật, có kỹ năng tìm kiếm thông tin và tiếp cận với các xu hướng kim hoàn cũng như chế tác.
Điều này đa phần những người thợ ở Việt Nam còn thiếu, họ cần mẫn làm việc, theo khuôn mẫu, theo những gì đã có, thậm chí là đã cũ. Tôi thì không, tôi lên mạng tìm hiểu về nghề này trên thế giới, giao lưu với các nhóm nghệ nhân khắp thế giới và nhận ra nhiều điều hay.
Quan trọng là tôi tự tin có thể làm được những sản phẩm mà những người thợ trên thế giới đang làm. Tôi cập nhật xu hướng để cho ra những sản phẩm mà nhiều người Việt Nam ngày càng yêu thích mà không biết mua ở đâu.
Ví dụ, những chiếc khiên, áo giáp trong các bộ phim cổ, tôi có thể học hỏi, mầy mò làm nên. Một chiếc nhẫn hình sọ người mới đây tôi đã chế tác thành công. Trong vòng một tháng tạo hình trên sáp sao cho giống nhất với nguyên bản, để rồi làm ra 40 chiếc nhẫn mà thôi.
Anh nhận định thế nào về nghề chế tác ở Việt Nam hiện nay?
Thợ kim hoàn thì hiện nay còn nhiều người theo chứ chế tác thì ngày càng thưa thớt. Tôi nghĩ mình là người trẻ nhất trong số thợ chế tác ở Sài Gòn hiện tại. Còn lại những thợ giỏi chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nghề chế tác không chỉ bó hẹp với tranh, tượng trưng bày mà nó có nhiều mảnh khác chưa được khai thác. Việc không tìm ra lối đi mới khiến nghề mai một. Tôi đang cố gắng để tìm hướng đi mới cho nghề.
Khi theo công việc chế tác, chính cha tôi cũng phản đối, vì làm kim hoàn, làm theo mẫu trang sức mới có thể ‘nhanh giàu’ nhưng tôi đã nhìn thấy những điều khác, và tôi ham. Công việc này cực nhọc, đòi hỏi tập trung cao, tốn nhiều thời gian. Từ sáng tới chiều tôi dành làm đơn hàng, còn từ sau 9 giờ tối tới 2 giờ sáng là lúc tôi dành cho các thử nghiệm mới.
Vợ anh là một người thợ chế tác phải không? Cô ấy là học trò hay đồng nghiệp của anh?
Vợ tôi là học trò của tôi (cười) và cũng là người phụ giúp công việc của tôi.
Cô ấy giúp tôi những công đoạn như đánh bóng sản phẩm… tôi cũng để cô ấy học thêm các công đoạn khác. Chúng tôi cùng làm việc hàng ngày với nhau. Cô ấy là thợ may nhưng sau khi yêu tôi thì chuyển hẳn sang làm chế tác. Vợ tôi quan tâm đến những gì tôi làm, hồi mới quen, cô ấy chịu ngồi bên xem tôi làm việc, lắng nghe và động viên.
Chúng tôi cũng mới kết hôn hồi tháng 6 năm nay.
Cảm ơn những chia sẻ thú vị của Anh Khôi, chúc anh thành công với con đường riêng của mình!
Đầu rồng do Anh Khôi chế tác.
Mẫu sáp được Anh Khôi thực hiện trước khi tạo nên các sản phẩm thật.
Anh Khôi đã tạo ra 40 chiếc nhẫn hình sọ.
Bộ cờ vua.
Và chiếc mấn dành cho vợ mà Anh Khôi làm cho ngày cưới.