Việc mang thai của phụ nữ cần phải được quan tâm chu đáo, từ lúc thai nhi hình thành đến lúc sinh nở. Tùy vào từng cá thể riêng biệt mà có tốc độ phát triển cơ thể và trí não nhanh hay chậm khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có những chuẩn mực chung để dễ dàng theo dõi sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Đó chính là dựa vào bảng cân nặng thai nhi theo tuần để so sánh với tình trạng của…
Có thể bạn quan tâm:
- Chia sẻ 4 điều các mẹ bầu cần biết ở tuần thai thứ 24 (mới nhất 2020 2021)
- Giải đáp câu hỏi bà bầu làm việc nặng có an toàn không? (2020 2021)
- Nhà có bà bầu thì pha nước lau chùi nhà cửa nào cho an toàn? (2020 2021)
- Thai nhi nhẹ cân phải làm gì? Điều trị thế nào? Ý kiến bác sĩ (2020 2021)
- Giải đáp thắc mắc quan hệ khi mang thai có gây chuyển dạ sớm không? (2020 2021)
Việc mang thai của phụ nữ cần phải được quan tâm chu đáo, từ lúc thai nhi hình thành đến lúc sinh nở. Tùy vào từng cá thể riêng biệt mà có tốc độ phát triển cơ thể và trí não nhanh hay chậm khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có những chuẩn mực chung để dễ dàng theo dõi sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Đó chính là dựa vào bảng cân nặng thai nhi theo tuần để so sánh với tình trạng của bé yêu. Theo dõi bảng cân nặng dưới đây, được cập nhật theo tiêu chuẩn WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) mới nhất 2020 – 2021, bạn sẽ dễ dàng nắm được tình hình của thai nhi.
Sự phát triển của thai nhi theo tuần
Nội Dung Chính
-
Bảng cân nặng thai nhi chuẩn Quốc tế
Chú ý các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi
Cân nặng của người mẹ có ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi hay không?
Bảng cân nặng thai nhi chuẩn Quốc tế
Thông thường trong các buổi khám thai, các bác sĩ sẽ kiểm tra những chỉ số thai nhi cần thiết, bao gồm cả chiều cao và cân nặng để báo sức khỏe thai sản cho các ông bố, bà mẹ. Thông qua những chỉ số này, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên phù hợp, chế độ dinh dưỡng cho cả bé và mẹ, tập luyện như thế nào để nâng cao đề kháng của bản thân,…
Bảng cân nặng thai nhi theo tuần chuẩn 2020 – 2021
Giai đoạn trước 20 tuần tuổi: Thai nhi thường có tư thế cuộn tròn trong bụng mẹ. Chính vì thế, nên chiều dài của bé yêu sẽ được đo từ đầu đến mông.
Từ tuần thai thứ 20 – 30: Thai nhi được đo theo chiều dài từ đầu đến gót chân.
Sau tuần thai thứ 30: Cân nặng thai nhi tăng nhanh cho quá trình chào đời.
*** Lưu ý: đây chỉ là các chỉ số tham khảo theo chuẩn WHO (Tổ chức Y tế Thế Giới), không nhất thiết trong mọi trường hợp đều “rập khuôn” theo bảng cân nặng thai nhi 40 tuần này. Bởi tùy theo từng cơ địa người mẹ và chế độ dinh dưỡng mà ngay từ những ngày đầu thai kỳ, chiều cao và cân nặng đã khác nhau.
Mức độ tăng cân của người mẹ sẽ ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi
Chú ý các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi
Dưới đây là những yếu tố sẽ ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi, mẹ bầu cần chú ý để dễ dàng theo dõi tình trạng sức khỏe của bé yêu:
Yếu tố di truyền: Các yếu tố chủng tộc, do gen di truyền ảnh hưởng rất nhiều đến cân nặng của thai nhi.
Sức khỏe người mẹ: Khi mẹ bầu mắc các bệnh tiểu đường, béo phì, thì cân nặng của con thường lớn hơn chỉ số chuẩn.
Mức tăng cân của người mẹ: Nếu trong quá trình mang thai, người mẹ có cân nặng tăng ít hoặc không tăng thì cân nặng của con cũng sẽ bị ảnh hưởng. Thường thai nhi sẽ bị thiếu dinh dưỡng. Ngược lại, nếu mẹ tăng cân quá nhiều thì nguy cơ thai to dẫn đến sinh mổ sẽ cao hơn.
Số lượng thai trong bụng: Thông thường với các trường hợp song thai, đa thai,… tình hình cân nặng của từng bé sẽ thấp hơn so với bình thường.
Thứ tự sinh con: Những đứa bé con thứ thường có xu hướng lớn hơn con đầu. Tuy nhiên, nếu 2 lần sinh quá sát nhau thì cũng có thể bé thứ 2 sẽ nhẹ cân.
Mẹ bầu cần chú ý dinh dưỡng, sức khỏe, tập luyện,… để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh
Cân nặng của người mẹ có ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi hay không?
Chế độ dinh dưỡng của các bà mẹ trong thay kỳ rất là quan trọng, cũng bởi nếu mẹ bầu ăn quá ít hoặc không bổ sung đầy đủ chất sẽ dẫn đến thai nhi không đủ chất dinh dưỡng. Điều này làm tăng nguy cơ sinh non khá cao. Song, điều này không có nghĩa là bà mẹ được ăn uống không kiểm soát. Vì việc tăng cân quá mức trong thay kỳ gây nguy cơ bị tiểu đường cao, cùng với khả năng sinh mổ cũng cao hơn bình thường do thai quá to.
Vì thế, bí quyết cho các bà mẹ đang lo lắng cho cân nặng của thai nhi là hãy thường xuyên tập thể dục, kết hợp với việc ăn uống khoa học, nghỉ ngơi đều đặn, tránh để bản thân căng thẳng ảnh hưởng đến thai nhi.
Theo nghiên cứu khoa học, cân nặng chuẩn của thai nhi có quan hệ mật thiết với lượng sữa các bà mẹ tiêu thụ mỗi ngày. Mỗi cốc sữa các mẹ nạp vào cơ thể có thể giúp cho bé tăng 41 gram trọng lượng. Vì vậy, nếu bạn đang gặp vấn đề về cân nặng của bé cưng, hãy tích cực nạp nhiều sữa hơn để thay đổi bảng cân nặng thai nhi theo tuần nhé!
Trên đây là những yếu tố mẹ bầu cần quan tâm để các chỉ số cân nặng, chiều cao được đồng đều phát triển tốt, đồng đều theo từng giai đoạn. Hy vọng các thông tin trên giúp ích cho bạn và bé yêu. Chúc 2 mẹ con bạn luôn khỏe mạnh!