Tóc bạc sớm: Nguyên nhân & cách chữa trị hiệu quả. Khắc phục hiện tượng tóc bạc sớm ở phụ nữ như thế nào cho hiệu quả? Đa số mọi người thường chọn cách nhuộm tóc để khắc phục hiện tượng tóc bạc. Tuy nhiên, bạn sẽ phải nhuộm liên tục bởi chân tóc khi mọc ra sẽ lại có màu trắng. Nhằm hạn chế ảnh hưởng từ các chất hóa học đến da đầu, bạn có thể tham khảo công…

Có thể bạn quan tâm:

Tóc bạc sớm: Nguyên nhân & cách chữa trị hiệu quả. Khắc phục hiện tượng tóc bạc sớm ở phụ nữ như thế nào cho hiệu quả? Đa số mọi người thường chọn cách nhuộm tóc để khắc phục hiện tượng tóc bạc. Tuy nhiên, bạn sẽ phải nhuộm liên tục bởi chân tóc khi mọc ra sẽ lại có màu trắng. Nhằm hạn chế ảnh hưởng từ các chất hóa học đến da đầu, bạn có thể tham khảo công thức biến tóc bạc thành đen sau đây….

Tóc bạc sớm là gì?

Tóc bạc sớm là cơn ác mộng với mọi phụ nữ, đặc biệt là với phái đẹp dưới độ tuổi 40. Nó khiến chị em thiếu tự tin, thậm chí là lo lắng bởi đây là dấu hiệu xấu, chứng tỏ bạn đang có chế độ sinh hoạt không tốt. Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tóc bạc khi bạn còn trẻ, có thể do di truyền hoặc do thói quen không tốt hàng ngày.

Vì sao tóc chuyển màu trắng?

  • Tóc của con người vốn có màu trắng. Màu sắc của tóc là do sắc tố melaninđược “bơm” vào các nang tóc và từ đó tạo thành nhiều màu tóc đặt trưng. Có hai loại tế bào sắc tố melanin chủ yếu là Eomelanin (sắc tố sẫm) và Pheomelanin (sắc tố ánh sáng). Chính vì vậy trên thế giới cũng có hai sắc tóc là tóc tối và sáng màu. Theo tuổi tác, các sắc tố này giảm dần, khiến tóc có màu trắng. Tuy nhiên, ngoài nguyên nhân tuổi tác thì còn nhiều lý do khác khiến ngay cả những người trẻ cũng có thể bị bạc tóc, thậm chí bạc rất nhiều.
  • Thiếu hụt vitamin là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng tóc bạc. Đặc biệt khi thiếu hụt vitamin B12, bạn cần bổ sung ngay bằng các thực phẩm như trứng, sữa chua, phô mai, cá, thịt bò… Hay việc suy tuyến giáp cũng khiến tóc bạc.
  • Hoặc việc thần kinh bị căng thẳng, suy nghĩ dài ngày, cơ thể bị suy nhược cũng khiến tóc nhanh chóng bị bạc. Ngoài ra, chế độ ăn uống không cân bằng, hormone thiếu cân đối là những yếu tố khiến tóc nhanh bạc. Nếu tóc bị bạc nhiều mà bạn không hề stress, căng thẳng hay rối loạn nội tiết thì có lẽ do ADN bị lỗi một số cặp, và đây là hiện tượng sẽ di truyền tới đời con cháu.

Nguyên nhân của hiện tượng tóc bạc sớm:

Tóc bạc sớm: Nguyên nhân & cách chữa trị hiệu quả

  • Chế độ ăn uống thiếu cân bằng: Việc không cân bằng chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng là một nguyên nhân khiến sức khỏe và mái tóc bạn yếu dần đi. Thói quen ăn uống không điều độ góp phần “giúp” cơ thể bạn dễ dàng bị mắc hàng loạt các loại bệnh và ảnh hưởng xấu tới da, tóc và răng. Vì vậy, để sở hữu mái tóc không “bệnh tật”, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và ăn nhiều rau xanh, hoa quả như: rau có lá màu xanh đậm, bắp cải, hành, quả lê, mâm xôi, anh đào, mơ,… Đặc biệt, việc thiếu hụt vitamin B12 (vitamin sản sinh sắc tố) sẽ khiến tóc nhanh chóng bị bạc hơn bởi nó là thành phần tạo nên sắc đen cho tóc. Bạn có thể bổ sung loại vitamin này qua những loại thực phẩm như: bơ, sữa, ngũ cốc, đậu nành, nghêu, gan bò, cá hồi, cá ngừ… Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý nạp thêm các loại vitamin và khoáng chất khác để mái tóc thêm khỏe mạnh như: vitamin A, C, E, B5, riboflavin và axit folic.
  • Rối loạn tuyến giáp và tuyến yên: Rối loạn tuyến giáp là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến việc sản xuất hormone bị đình trệ và dẫn đến hiện tượng tóc bạc sớm. Không những vậy, khi tuyến giáp bị rối loạn, tóc cũng trở nên khô và dễ gãy, dễ chẻ ngọn hơn. Vì thế, khi mái tóc có triệu chứng như vậy, bạn nên tới bác sĩ để có được lời khuyên và cách chăm sóc, chữa trị tốt nhất. Ngoài ra, tóc cũng sớm bị bạc nếu tuyến yên bị rối loạn chức năng với những dấu hiệu như cơ thể mệt mỏi, huyết áp thấp, rụng tóc… Trong những trường hợp như vậy, bạn không nên tự mua thuốc điều trị, nếu không cơ thể sẽ càng rơi vào tình trạng xấu hơn. Cách tốt nhất là bạn nên tham khảo lời khuyên của các chuyên gia để sở hữu mái tóc chắc khỏe.
  • Hút thuốc và căng thẳng: Hút thuốc lá không những gây nhiều tác hại cho sức khỏe mà còn khiến mái tóc bị suy yếu rất nhiều. Những người hút thuốc lá thường dễ bị bạc tóc sớm gấp bốn lần so với những người không hút thuốc. Vì vậy, nếu muốn sở hữu mái tóc “trẻ” lâu, bạn nên tránh xa khói thuốc và những người hút thuốc. Ngoài ra, căng thẳng kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân khiến mái tóc bị ‘già” đi nhanh chóng. Khi cơ thể bị mệt mỏi lâu ngày, mái tóc cũng vì thế mà suy yếu và “ngả màu”. Hãy vui cười và thư giãn mọi lúc có thể vì đó là liều thuốc miễn phí nhưng có tác dụng rất lớn trong việc giúp cơ thể và mái tóc khỏe mạnh. Ngoài ra, những ô nhiễm xung quanh chúng ta hàng ngày cũng là tác nhân ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, đặc biệt là da và tóc. Vì vậy, bạn nên sinh hoạt và sống ở nơi sạch sẽ để mái tóc không bị “ô nhiễm”.
  • Lạm dụng sản phẩm chăm sóc tóc: Lạm dụng nhiều sản phẩm chăm sóc tóc có thể gây tác dụng ngược lại cho mái tóc. Sử dụng bất kì thứ gì quá nhiều cũng không tốt, đặc biệt là các sản phẩm hóa học, bởi dù tốt đến đâu, chúng vẫn chứa các chất hóa học có thể gây hại cho cơ thể khi bị tích tụ. Những sản phẩm chăm sóc tóc (thuốc nhuộm, thuốc tẩy tóc, dầu gội, dầu xả,…) đều chứa hydrogen peroxide – một chất rất gây hại cho tóc. Vì thế, bạn nên chăm sóc tóc bằng những liệu pháp tự nhiên để đạt được hiệu quả cao nhất mà không có nguy cơ tiềm ẩn gây hư hại mái tóc.
  • Sử dụng nhiều chất tẩy trắng răng: Tẩy trắng răng quá nhiều cũng có thể dẫn tới tóc bị bạc sớm vì chất tẩy răng cũng có chứa hydrogen peroxide. Sau khi bạn tẩy trắng răng, chất này vẫn còn trên răng và theo đường dạ dày vào cơ thể, gây ảnh hưởng xấu tới các enzym tạo màu cho tóc. Vì vậy, phương pháp tốt nhất là bạn nên tham khảo ý chuyên gia trước khi quyết đinh sử dụng thuốc tẩy trắng răng để tránh gặp phải những ảnh hưởng xấu không mong muốn.
  • Do gen di truyền: Gen di truyền là yếu tố rất quan trọng tạo sắc tố cho tóc vì vậy nhiều người có hiện tượng tóc bạc rất sớm nhưng cũng như có người gần như không bao giờ bị bạc tóc lúc còn trẻ. Khi tóc bị bạc sớm do di truyền tức là không liên quan gì tới sức khỏe và bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Tuy nhiên, các nàng vẫn nên chú ý chăm sóc mái tóc để tóc khỏe mạnh và không bị bạc nhiều hơn nữa.

Khắc phục hiện tượng tóc bạc sớm ở phụ nữ như thế nào cho hiệu quả?

Đa số mọi người thường chọn cách nhuộm tóc để khắc phục hiện tượng tóc bạc. Tuy nhiên, bạn sẽ phải nhuộm liên tục bởi chân tóc khi mọc ra sẽ lại có màu trắng. Nhằm hạn chế ảnh hưởng từ các chất hóa học đến da đầu, bạn có thể tham khảo công thức biến tóc bạc thành đen sau đây. Để thực hiện công thức này, bạn cần chuẩn bị: 3 cây tỏi rừng, Dầu thầu dầu (castor oil) hoặc dầu dừa

Chi tiết cách làm:

  • Bước 1: Rửa sạch vỏ gừng rồi để ráo nước. Sau đó, dùng dao gọt lấy xung quanh củ gừng, giữ lại vỏ gừng.
  • Bước 2: Nhổ khoảng 3 cây tỏi rừng, giã nát, vắt lấy nước. Hoặc các bạn ra các tiệm thuốc bắc mua cây tỏi rừng khô, mang về sắc lấy 1/2 bát con nước tỏi đó.
  • Bước 3: Xay nhuyễn vỏ gừng rồi vắt lấy nước.
  • Bước 4: Trộn nước tỏi rừng, nước vỏ gừng cùng hoặc dầu castor (dầu thầu dầu) hoặc dầu dừa theo tỉ lệ 1:1:1. Dùng dầu castor sẽ tốt và đạt kết quả cao hơn.
  • Bước 5: Đun hỗn hợp dầu và gừng trên bếp bằng lửa nhỏ cho đến khi hỗn hợp sánh lại thì tắt bếp.
  • Bước 6: Chờ hỗn hợp dầu + gừng nguội, cho dầu gừng vào hũ thủy tinh, để ở nhiệt độ phòng. Hàng ngày, dùng hỗn hợp này bôi đều lên chân tóc bạc vừa mới nhổ, một thời gian tóc mọc lại sẽ đen nhánh.

Tham khảo thêm 9 cách chăm sóc tóc khoẻ mạnh ngay từ bên trong:

1. Gội đầu thường xuyên: Gội đầu có thể loại trừ bụi bẩn, ngứa ngáy, rất tốt cho sự hô hấp của da đầu. Khi gội bạn nhớ kết hợp vừa massage vừa gãi đầu nhẹ nhàng để dễ dàng loại hết dầu nhờn và bụi bẩn. Sau khi gội, bạn hãy lấy khăn mềm lau sạch nước ướt trên tóc, rồi để tóc khô tự nhiên là tốt nhất.

2. Chải đầu nhiều lần trong ngày: Mỗi sáng, trưa, tối chải đầu 10 lần, kết hợp với massage da đầu, sẽ tăng cường khả năng cung cấp máu cho chân tóc và dinh dưỡng cho da đầu. Khi chải đầu, bạn nên dùng lược gỗ hoặc lược sừng. Khi tóc ướt không nên chải mạnh, dễ làm tổn thương da đầu.

3. Chú ý chất lượng các loại mũ: Tóc không chịu được nhiệt độ nóng, vì vậy đội mũ, mũ bảo hiểm thời gian dài sẽ khiến tóc bị rơi vào trạng thái ngột ngạt, dễ rụng và bạc. Tốt nhất, bạn nên chọn mũ chất liệu tốt, mũ bảo hiểm có lỗ thông gió để tăng cường “khí thở” cho tóc.

4. Không dùng dầu gội tính kiềm hoặc trị dầu mạnh: Những chất này dễ khiến tóc bị xơ cứng, da đầu hoại tử. Thay vì thế, bạn nên dùng dầu gội tự nhiên không gây kích ứng tóc và da đầu, hoặc dùng dầu gội phù hợp nhất với chất tóc.

5. Triệt tiêu áp lực tâm lý: Tinh thần càng không thoải mái, quá trình rụng và bạc tóc diễn ra càng nhanh. Bình thường bạn nên đảm bảo cuộc sống quy củ, nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc. Có như vậy, tâm trạng mới thoải mái, nỗi lo lắng, căng thẳng mới được xua tan, góp phần phòng chống tích cực tình trạng tóc rụng và bạc nhanh.

6. Dinh dưỡng hợp lý: Nguyên nhân rụng tóc đa phần do thiếu máu, suy dinh dưỡng. Vì vậy, bạn nên ăn nhiều thực phẩm chứa sắt, canxi, vitamin A và các thực phẩm lợi cho da đầu, như: sữa, thịt gia cầm, rau xanh và protein có trong cá, thịt nạc, hoa quả…

7. Cai thuốc: Hút thuốc sẽ làm co mao mạch của da đầu, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của tóc cũng như da đầu.

8. Hạn chế uống rượu: Uống nhiều rượu dễ khiến da đầu bị nóng và ẩm, dẫn đến rụng tóc. Vì vậy dù là rượu nào bạn cũng nên uống vừa phải, mỗi tuần cần có ít nhất hai ngày để gan được nghỉ ngơi.

9. Điều hòa thích hợp: Điều hòa quá nóng hoặc quá lạnh đều có thể trở thành nguyên nhân rụng và bạc tóc, bởi không khí quá khô hoặc quá ẩm sẽ gây bất lợi cho việc bảo vệ mái tóc.

Bạn phải chọn những củ gừng già nhất, cạo qua cho hết đất, rồi gọt lấy vỏ gừng. Có thể ngâm qua với nước muối loãng để sát khuẩn. Đối với tỏi, phải chọn tỏi rừng, không thay thế bằng tỏi gia vị thông thường. Hãy chú ý thoa hỗn hợp gừng – tỏi – dầu thầu dầu vào phần chân tóc bạc đã nhổ, không thoa vào sợi tóc bạc vì nó không có tác dụng với tóc bạc đã mọc. Chúc các bạn thành công với bí quyết biến tóc bạc thành tóc đen từ thiên nhiên!