Trong thời gian mang thai, cơ thể người phụ nữ sẽ phải trải qua khá nhiều biến chuyển. Thai kỳ lại là thời gian vô cùng nhạy cảm, bất cứ thay đổi nào cũng sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý, thể chất của người mẹ lẫn thai nhi. Giai đoạn này, các bệnh lý về da liễu, đặc biệt là tình trạng sẩn ngứa mề đay xuất hiện khá phổ biến, gây khó chịu cho không ít mẹ bầu. Do đâu mà…

Có thể bạn quan tâm:

Trong thời gian mang thai, cơ thể người phụ nữ sẽ phải trải qua khá nhiều biến chuyển. Thai kỳ lại là thời gian vô cùng nhạy cảm, bất cứ thay đổi nào cũng sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý, thể chất của người mẹ lẫn thai nhi. Giai đoạn này, các bệnh lý về da liễu, đặc biệt là tình trạng sẩn ngứa mề đay xuất hiện khá phổ biến, gây khó chịu cho không ít mẹ bầu. Do đâu mà tình trạng sẩn ngứa mề đay này lại xảy ra? Cách điều trị sẩn ngứa mề đay khi mang thai thế nào là tốt? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Những tháng đầu và những tháng cuối được cho là thời gian nhạy cảm nhất trong thai kỳ. Bởi thế, việc xuất hiện những đốm ban sần nhỏ, màu đỏ nhạt trên cơ thể sẽ khiến không ít mẹ bầu lo lắng. Theo kinh nghiệm dân gian, đây được xem là bệnh lý lành tính và sẽ tự động hết khi kết thúc thai kỳ. Tuy nhiên, nếu biết được nguyên nhân và phương pháp điều trị sẩn ngứa khi mang thai, thì sẽ giảm bớt được rất nhiều khó chịu cho mẹ bầu.

Nội Dung Chính

    Nguyên nhân gây sẩn ngứa mề đay khi mang thai

    Dấu hiệu bị sẩn ngứa mề đay khi mang thai

    Cách điều trị sẩn ngứa mề đay khi mang thai

Nguyên nhân gây sẩn ngứa mề đay khi mang thai

Mề đay sẩn ngứa khi mang thai còn được gọi là phát ban đa dạng. Tình trạng này thường xảy ra với phụ nữ mang thai lần đầu, đặc biệt là thai đôi.

Có khá nhiều nguyên nhân khiến chị em bị sẩn ngứa mề đay khi mang thai. Trong đó, phổ biến nhất có thể kể đến những nguyên nhân sau:

    Sự thay đổi hormone trong thai kỳ, sản sinh ra nhiều estrogen gây khô da, ngứa ngáy.

    Sự phát triển của tử cung, thai nhi làm người mẹ bị khô da, rạn da.

    Tiền sử người mẹ từng bị bệnh da liễu, khô da, nổi mề đay, đến khi mang thai là điều kiện thích hợp để những bệnh này phát sinh trở lại.

    Dị ứng thức ăn, thời tiết hoặc căng thẳng tinh thần cũng sẽ khiến người mẹ bị nổi mề đay.

Dấu hiệu bị sẩn ngứa mề đay khi mang thai

Sẩn ngứa mề đay khi mang thai thường đến với mẹ bầu ở khoảng thời gian đầu hoặc cuối thai kỳ. Với đa số phụ nữ thì tình trạng này sẽ kết thúc khi sinh con. Tuy nhiên, một số ít trường hợp còn có thể kéo dài đến cả 3 tháng sau thai kỳ.

Vùng bụng ngứa ran bởi sự xuất hiện các đốm mẩn ngứa màu đỏ, hoặc cả dãy ban sần là biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh lý sẩn ngứa mề đay khi mang thai. Vùng nổi mề đay có thể lan sang đùi, lưng hoặc cả chân, tay và các vùng da bị rạn.

sẩn ngứa mề đay khi mang thaiCác đốm mẩn ngứa đỏ trên bụng là biểu hiện rõ nhất của tình trạng sẩn ngứa mề đay khi mang thai.

Những triệu chứng này sẽ khiến mẹ bầu vô cùng khó chịu, ngứa ngáy. Thậm chí, ở một số trường hợp, triệu chứng ngứa trở nên nghiêm trọng khiến người mẹ gãi đến trầy xước cả da, mất ngủ và ăn mất ngon, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ và gián tiếp ảnh hưởng đến cả thai nhi.

Cách điều trị sẩn ngứa mề đay khi mang thai

Sẩn ngứa mề đay khi mang thai là bệnh lý lành tính. Tuy nhiên cảm giác ngứa ngáy mà nó đem lại thật không dễ chịu chút nào.

Trong quá trình mang thai, sử dụng bất cứ loại thuốc nào cũng nên cần hỏi qua ý kiến bác sĩ. Thế nên, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để có cách điều trị sẩn ngứa mề đay khi mang thai 1 cách an toàn.

Thông thường, bác sĩ sẽ kê toa thuốc bôi với liều lượng nhất định, để làm dịu đi cảm giác ngứa ngáy trên những vùng nổi mề đay. Mẹ bầu tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc uống, hoặc thuốc bôi khi chưa rõ thành phần, vì có thể trong thuốc chứa những thành phần không tốt cho thai nhi.

sẩn ngứa mề đay khi mang thaiBôi thuốc theo toa của bác sĩ có thể làm dịu đi tình trạng sẩn ngứa mề đay hiệu quả.

Ngoài việc điều trị theo đơn thuốc của bác sĩ, mẹ bầu cũng có thể áp dụng những phương pháp sau đây đề giảm thiểu sự ngứa ngáy, khó chịu:

    Giữ gìn vệ sinh cá nhân, tắm giặt mỗi ngày, sau khi tắm nên lau khô người bằng khăn bông mềm.

    Tránh tắm nước nóng, tránh dùng sữa tắm có chứa hóa chất, hoặc sữa tắm có hương thơm quá nồng vì sẽ gây khô da nhanh hơn.

    Mặc quần áo rộng, chất liệu vải mềm mại, thoáng mát.

    Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây để bổ sung vitamin, tăng đề kháng cho cơ thể. Đồng thời tránh các thức ăn cay nồng để tránh làm các cơn ngứa trở nên nghiêm trọng hơn.

sẩn ngứa mề đay khi mang thaiCác mẹ bầu có thể hái lá khế để tắm, đây là 1 cách trị sẩn ngứa hiệu quả mà lành tính trong dân gian.

Trên đây là những nguyên nhân, dấu hiệu cũng như là một số cách điều trị sẩn ngứa mề đay khi mang thai đơn giản nhưng rất hiệu quả. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp mẹ bầu giảm bớt những cảm giác khó chịu để có một thai kỳ thật khỏe mạnh.