Thực phẩm tốt cho bà bầu trong 3 tháng đầu mang thai: Ba tháng đầu mang thai, do thai nhi phát triển chậm (mỗi ngày tăng khoảng 1g), nên phụ nữ mang thai cần phải bổ sung dinh dưỡng đặc biệt. Nếu không có hiện tượng “nghén” thì mỗi ngày ăn 3 bữa, bổ sung thêm một chút thức ăn có giá trị dinh dưỡng là được. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải bổ sung các chất quan trọng trong thời gian mang thai…
Có thể bạn quan tâm:
Thực phẩm tốt cho bà bầu trong 3 tháng đầu mang thai: Ba tháng đầu mang thai, do thai nhi phát triển chậm (mỗi ngày tăng khoảng 1g), nên phụ nữ mang thai cần phải bổ sung dinh dưỡng đặc biệt. Nếu không có hiện tượng “nghén” thì mỗi ngày ăn 3 bữa, bổ sung thêm một chút thức ăn có giá trị dinh dưỡng là được. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải bổ sung các chất quan trọng trong thời gian mang thai như axit folic, chất sắt… và đừng quên bổ sung nước thường xuyên.
- Mang thai 3 tháng đầu nên và không nên ăn gì
- Bà bầu bị động thai nên ăn gì?
- Một số lưu ý khi chế biến thực phẩm cho bà bầu
- Bà bầu bị thiếu ối nên bổ sung như thế nào
Thực phẩm tốt cho bà bầu trong 3 tháng đầu mang thai
Trường hợp bị ốm nghén được chia thành nhiều mức độ khác nhau, trong đó thường có hai mức khác nhau: Nghén bình thường: Có cảm giác buồn nôn và nôn, nhưng những lúc khác vẫn ăn được. Khi ăn được thì bạn chú ý ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cần thiết. Nghén quá mức: Nôn ói liên tục mà không ăn, uống được dẫn đến tình trạng thiếu nước, thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng. Tình trạng nghén quá mức này còn gọi là “chết đói” do thai kỳ, đe dọa tính mạng của người mẹ và thai nhi. tham khảo thêm các kiến thức dinh dưỡng cho bà bầu.
Nếu hay bị buồn nôn vào sáng sớm thì khi thức giấc, bạn đừng vội trở dậy ngay mà hãy nằm yên trên giường và ăn nhẹ. Lúc này, nên ăn một ít bánh ngọt, đặc biệt là loại bánh có vị gừng. Sau khi ăn 10 phút mới rời khỏi giường. Một số loại thức ăn có tác dụng chống nôn ói là hoa hồi, cau, cà rốt, sơn trà, chanh… Có thể ăn vặt các loại quả khô như: đậu phộng, hạt dưa, trám, ô mai… Trong suốt thai kỳ, tránh các xung đột hay những tình huống gây ức chế thần kinh khác.
Thực phẩm dành cho bà bầu giúp thai nhi khỏe mạnh
6 thực phẩm sau đây được coi là có chứa nhiều omega3 nhất mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các mẹ bầu không thể bỏ qua để giúp con thông minh ngay từ trong bụng mẹ. Mong muốn con mình sau này thông minh, lanh lợi để có thể dễ dàng hơn trong học tập cũng như công việc là ước mơ của tất cả các bà mẹ khi mang thai. Chắc hẳn khi mang thai đứa con trong bụng, các bà mẹ luôn tìm cách học hỏi sao để cho con thông mình, lớn nhanh, khỏe mạnh sau này…
Các mẹ bầu có biết rằng, omega3 đóng rất nhiều vai trò khác nhau trong cơ thể. Trong đó, hai dạng omega3 quan trọng nhất là DHA và EPA. DHA là một thành phần quan trọng của tế bào và màng tế bào, cần thiết cho sự phát triển của bé, đặc biệt với não và mắt. EPA giúp chuyển tải hài hòa những tín hiệu giữa thần kinh và não, có chức năng điều chỉnh tâm trạng. Tham khảo thêm các loại thực phẩm giàu kẽm.
Omega3 giữ vai trò quan trọng, giúp phát triển trí não cho bào thai nên các mẹ bầu có thể bổ sung chất quan trọng này để giúp con thông minh ngay từ trong bụng.
Bí ngòi: Bí ngòi được các nhà dinh dưỡng học cho vào “sách đỏ” vì giá trị dinh dưỡng cao và mang nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bí ngòi chứa khoảng 150mg omega3 trong một bữa. Với bí ngòi, bạn có thể dùng để luộc, hấp, nấu canh, xào tôm hoặc làm xốt cho món mỳ Ý…
Hạt bí ngô (bí đỏ): Hạt bí ngô có thể là món ăn vặt bổ dưỡng lại ít kalo cho bà bầu. 30g hạt bí có xấp xỉ 100mg omega3, cùng nhiều chất quan trọng khác như kẽm và sắt.
Đậu phụ: Món tưởng chừng như đơn giản này lại có công dụng thật tuyệt vời đấy. Trong 100g đậu phụ có thể chứa tới 400mg omega3, đáp ứng một phần không nhỏ nhu cầu về chất béo đặc biệt này mỗi ngày. Với bà bầu và phụ nữ sau sinh, đậu phụ còn là nguồn protein và canxi tuyệt vời.
Cá tuyết: 100g cá tuyết có tới 300mg omega3, không những thế cá tuyết còn chứa hàm lượng thủy ngân rất thấp. Vì vậy mẹ bầu không thể bỏ qua thực phẩm này trong thực đơn của mình. Tuy nhiên, để an toàn phụ nữ mang thai và sau sinh chỉ nên ăn khoảng 100 – 120g cá tuyết mỗi tuần.
Súp lơ trắng: Một bữa ăn súp lơ trắng, bạn sẽ cung cấp cho mẹ bầu khoảng 200mg omega3. Ngoài ra, thành phần dinh dưỡng của súp lơ gồm có protein 3,5%; gluxit 4,9%; xenllulo 0,9%, và nhiều khoáng chất, vitamin như: Canxi (26mg%); photpho (51mg%); sắt (1,4mg%); natri (20mg%); kali (349mg%), Betacaroten (40mg%); vitamin B1 (0,11mg%), vitamin C (70mg%).
Bắp cải: Cải bắp tốt cho bà bầu và cả phụ nữ sau sinh vì giàu chất xơ, vitamin A, C, đặc biệt là omega 3. Bắp cải là thực phẩm phổ biến, dễ kiếm, dễ chế biến, vì vậy các mẹ đừng quên thêm bắp cải vào thực đơn hàng ngày. Ngoài 6 thực phẩm trên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các mẹ bầu nên ăn thêm các thực phẩm giàu chất sắt. Nhiều nghiên cứu kết luận, có mối liên quan giữa sự thiếu hụt chất sắt trong cơ thể người mẹ và suy giảm chức năng não ở bé.
Nhóm thực phẩm giàu chất sắt nhất là: Các loại rau: Rau ngót, rau muống, rau cải xoong, cải xanh… Thịt đỏ: Thịt bò, thịt lợn, thịt cừu (thịt càng sẫm màu càng giàu chất sắt; đối với thịt gia cầm thì thịt đùi có hàm lượng sắt cao hơn thịt lườn). Lòng đỏ trứng. Cá biển (các loại cá béo) và động vật thân mềm (sò, trai…). Các loại ngũ cốc, đặc biệt là lúa mạch và yến mạch. Đậu Hà Lan và các loại đậu đỗ. Một số loại hạt như hạt vừng, hạt hướng dương, hạt hạnh nhân, hạt bồ đào… Trong đó sắt trong thịt được hấp thu tốt hơn từ rau 2-3 lần. Sự có mặt của các thành phần sắt trong thịt cũng tăng cường sự hấp thu trong rau và ngược lại.
Lưu ý ăn uống khi mang thai: Thai phụ cũng cần chú ý: Thay đổi cách nấu nướng cho dễ ăn hơn, tránh ăn các loại thức ăn có mùi khó chịu. Đừng để quá đói hoặc ăn quá no. Ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi lần một ít. Khi ăn cơm, không nên ăn canh, hoặc chỉ dùng ở mức tối thiểu. Không ăn quá nhiều đồ mỡ hoặc gia vị. Tránh thực phẩm gây kích thích dạ dày và đường ruột.