Mang thai trứng là mang một khối u lành tính phát triển trong tử cung. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng thai trứng, phổ biến nhất là do trứng được thụ tinh và phát triển bất thường. Thai trứng gây ra những triệu chứng giống như khi mang thai bình thường, nhưng bản chất của thai trứng không phải là một bào thai. Tuy nhiên, nếu thai trứng không được điều trị có thể dẫn đến tử vong,…

Có thể bạn quan tâm:

Mang thai trứng là mang một khối u lành tính phát triển trong tử cung. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng thai trứng, phổ biến nhất là do trứng được thụ tinh và phát triển bất thường. Thai trứng gây ra những triệu chứng giống như khi mang thai bình thường, nhưng bản chất của thai trứng không phải là một bào thai. Tuy nhiên, nếu thai trứng không được điều trị có thể dẫn đến tử vong, nên phụ nữ vẫn nên theo dõi, kiểm tra và điều trị. Dưới đây là một số thông tin chung nhất về thai trứng cho bạn đọc tham khảo.

Nội Dung Chính

    Thai trứng là gì?

    Triệu chứng

    Nguy cơ mắc thai trứng

    Biến chứng

    Điều trị thai trứng như thế nào?

Thai trứng là gì?

Mang thai trứng – còn được gọi là chửa trứng – là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ, được tạo nên từ sự phát triển bất thường của thành ngoài túi phôi (trophoblasts) và các tế bào thường phát triển thành nhau thai.

thai trứngThai trứng.

Có hai loại mang thai trứng, mang thai trứng toàn phần và mang thai trứng một phần. Đối với trường hợp mang thai trứng toàn phần, thai trứng là do mô nhau thai bất thường, sưng lên và xuất hiện hình thành các u nang chứa đầy chất lỏng. Người mang thai trứng hoàn toàn không có sự hình thành bào thai.

Đối với trường hợp mang thai trứng một phần, thai trứng là sự kết hợp giữa mô nhau thai bình thường, cùng với mô nhau thai hình thành bất thường. Trong trường hợp này cũng có thể có sự hình thành của thai nhi, nhưng thai nhi không thể sống sót và thường bị sảy thai sớm trong thai kỳ.

Mang thai trứng có thể có các biến chứng nghiêm trọng – thậm chí có thể phát triển thành một dạng ung thư hiếm gặp – và cần được điều trị sớm.

Triệu chứng

Mang thai trứng cũng có những triệu chứng giống như một thai kỳ bình thường lúc đầu. Nhưng hầu hết các trường hợp mang thai trứng đều có các dấu hiệu và triệu chứng cụ thể, bao gồm:

    Chảy máu âm đạo, máu màu nâu sẫm đến đỏ tươi trong ba tháng đầu.

    Buồn nôn và nôn nặng.

    U nang đường âm đạo hoặc tử cung.

    Áp lực lên vùng chậu hoặc đau vùng chậu.

thai trứngChảy máu âm đạo, máu màu nâu sẫm đến đỏ tươi trong ba tháng đầu.

Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào sau đây. Hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ, hoặc những người có chuyên môn để có thể phát hiện các dấu hiệu khác của thai trứng một cách sớm nhất, chẳng hạn như:

    Tử cung phát triển nhanh – tử cung quá lớn so với giai đoạn mang thai.

    Huyết áp cao.

    Co giật tiền sản – gây tăng huyết áp và protein trong nước tiểu sau 20 tuần mang thai.

    U nang buồng trứng.

    Thiếu máu.

    Tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp).

thai trứngĐau co thắt vùng bụng là tình trạng thường gặp ở phụ nữ khi mang thai trứng.

Nguy cơ mắc thai trứng

Tỉ lệ các trường hợp mang thai trứng là 1:1000. Các nguyên nhân dẫn đến mang thai trứng bao gồm:

    Tuổi tác. Khi phụ nữ lớn hơn 35 tuổi hoặc nhỏ hơn 20 tuổi có khả năng mang thai trứng lớn hơn.

    Đã từng mang thai trứng. Nếu bạn đã từng mang thai trứng, bạn có nhiều khả năng lại có một thai trứng khác. Trung bình tỉ lệ mang thai trứng lặp lại là, trung bình cứ 100 phụ nữ thì có 1 người.

Biến chứng

Sau khi thai trứng đã được loại bỏ, mô của thai trứng cũng có thể vẫn còn và tiếp tục phát triển. Hiện tượng này được gọi là tân sinh nguyên bào nuôi thai kỳ (GTN- gestational trophoblastic neoplasia). Tỉ lệ GTN nằm trong khoảng 15 đến 20 % của thai trứng toàn phần và 5% của thai trứng một phần.

Dấu hiệu đặc trưng của GTN mãn tính là nồng độ cao của những hormon điều hoà tuyến sinh dục ở màng đệm ở người (hCG) – một loại hormone trong thời kỳ mang thai. Trong một số trường hợp, chửa trứng xâm lấn sâu vào lớp giữa của thành tử cung và gây chảy máu âm đạo.

GTN mãn tính có thể được điều trị hoàn toàn bằng hóa trị. Một lựa chọn điều trị khác là cắt bỏ tử cung.

Có một trường hợp hiếm gặp hơn, một dạng GTN gây ung thư được gọi là choriocarcinoma, có nguy cơ phát triển và lan sang các cơ quan khác. Choriocarcinoma có thể được điều trị khỏi hoàn toàn bằng nhiều loại thuốc ung thư. Thai trứng toàn phần có nhiều khả năng gặp phải biến chứng này hơn so với thai trứng một phần.

Điều trị thai trứng như thế nào?

Nếu bạn đã từng phát hiện mang thai trứng, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia trong ngành ngay trước khi tiếp tục mang thai. Bạn có thể sẽ được khuyên nên chờ đợi từ sáu tháng đến một năm trước khi cố gắng mang thai lần nữa. Nguy cơ tái phát sẽ thấp hơn, nhưng vẫn cao hơn so với những người không có tiền sử mang thai trứng.

Trong bất kỳ lần mang thai tiếp theo nào, bác sĩ hay chuyên gia chăm sóc sức khoẻ của bạn có thể thực hiện siêu âm sớm để theo dõi tình trạng của bạn, đảm bảo sự phát triển bình thường của thai nhi. Bác sĩ của bạn cũng có thể đề nghị bạn xét nghiệm di truyền trước khi sinh, để chẩn đoán được thai trứng sớm nhất có thể.