Bước sang tháng thứ 7 đồng nghĩa với việc các bà bầu đã ở trong giai đoạn cuối của thai kỳ. Đây cũng là giai đoạn nước rút, các bà mẹ tương lai cần đặc biệt chú ý bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, cân bằng việc nghỉ ngơi và vận động để đảm bảo thai nhi được khoẻ mạnh và phát triển tốt. Vậy các mẹ có biết thai nhi 7 tháng tuổi nặng bao nhiêu? Dài bao nhiêu? Hay các…

Có thể bạn quan tâm:

Bước sang tháng thứ 7 đồng nghĩa với việc các bà bầu đã ở trong giai đoạn cuối của thai kỳ. Đây cũng là giai đoạn nước rút, các bà mẹ tương lai cần đặc biệt chú ý bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, cân bằng việc nghỉ ngơi và vận động để đảm bảo thai nhi được khoẻ mạnh và phát triển tốt. Vậy các mẹ có biết thai nhi 7 tháng tuổi nặng bao nhiêu? Dài bao nhiêu? Hay các đặc điểm cơ thể, trí não đã hoàn thiện như thế nào? Cùng tìm hiểu dưới đây để có sự chuẩn bị tốt nhất cho sự chào đời của con mình.

Trong những tháng cuối của thai kỳ, thai nhi bắt đầu phát triển nhanh chóng và dễ nhận biết một cách rõ rệt hơn. Chính vì vậy có thể chia theo 4 giai đoạn phát triển của thai nhi 7 tháng tuổi.

Nội Dung Chính

    Sự phát triển của thai nhi 28 tuần

    Sự phát triển của thai nhi 29 tuần

    Sự phát triển của thai nhi 30 tuần

    Sự phát triển của thai nhi 31 tuần

Sự phát triển của thai nhi 28 tuần

Ở tuần đầu tiên trong sự phát triển của thai nhi 7 tháng tuổi, tức tuần thứ 28, bé có cân nặng 1 – 1,2kg, dài 35 – 37cm. Thời điểm này bé đã bắt đầu hoàn thiện dần, có xu hướng chủ động chuyển khuỷu tay và đầu gối do không gian tử cung dần trở nên chật chội. Đó chính là lý do vì sao các mẹ thường thấy thai nhi tháng thứ 7 đạp nhiều hơn.

Đặc biệt, ở tuần thứ 28 thì phổi của bé con gần như đã hoàn thiện đầy đủ, tuy nhiên vẫn cần phát triển thêm.

thai nhi 7 tháng tuổiThai nhi 7 tháng tuổi bắt đầu đạp nhiều hơn.

Sự phát triển của thai nhi 29 tuần

Bước sang tuần thứ 29, các bé có thể cao đến khoảng 43cm, nặng 1,3kg.  Trong giai đoạn tiếp theo trẻ có thể nặng đến gần gấp 3 trọng lượng hiện tại, trọng lượng đó đến từ các chất béo đang tích tụ dưới da bé ở thời điểm này.

Sự phát triển của thai nhi 30 tuần

Trong giai đoạn này bé tăng kích thước, trọng lượng không đáng kể so với tuần trước đó, tuy nhiên bộ não của bé đang phát triển lớn, hoàn thiện hơn và bắt đầu có thể nhận các nhiệm vụ mà trước đây chưa đủ khả năng, chẳng hạn như việc điều chỉnh nhiệt độ. Bộ não đảm nhận nhiệm vụ tăng nhiệt, và từ đó phần lông tơ phủ đầy cơ thể để giữ ấm cho các bé sẽ bắt đầu rụng.

Làn da của thai nhi 7 tháng tuổi trong giai đoạn này đã có sự thay đổi rõ rệt, da bớt nhăn nheo, và trở nên căng mịn hơn. Bé con của mẹ đã trở thành một em bé rất đáng yêu.

Sự phát triển của thai nhi 31 tuần

Ở cuối tháng thứ 7, thai nhi có khả năng tăng cân nặng ấn tượng, tối đa có thể tăng thêm gấp đôi trọng lượng. Chiều cao của thai nhi có thể ở nhiều kích cỡ khác nhau nhưng mức trung bình là gần 46cm, lúc này chiều cao và cân nặng của bé đã gần đạt đến mức tối đa khi bé được sinh ra.

Giai đoạn này cũng đánh dấu sự phát triển ấn tượng về não bộ mà chủ yếu tập trung vào sự kết nối trong não bộ của các bé. Lúc này, bé đã có thể sử dụng khá hiệu quả mạng lưới kết nối phức tạp trong bộ não, từ đó có khả năng thu nhận, xử lý thông tin từ các giác quan.

thai nhi 7 tháng tuổiCác bé đã có phản ứng với ánh sáng, âm thanh nhờ sự phát triển của não bộ

Bé đã có thể mở mắt và có phản ứng với ánh sáng trong tử cung, nhờ đó mà học được kỹ năng chớp mắt. Bên cạnh đó, hoạt động của tai cũng diễn ra hiệu quả hơn, bé bắt đầu biết nghe ngóng âm thanh từ bên ngoài. Chính vì vậy giai đoạn này bố mẹ nên dành thời gian nói chuyện với các bé, cho bé nghe nhạc bằng những giai điệu du dương, hay tập làm quen với các âm thanh từ cuộc sống.

Thai nhi 7 tháng tuổi rất dễ buồn ngủ và thường trong trạng thái ngủ nhiều hơn. Các mẹ có thể dễ dàng cảm nhận được “tình hình” của các bé con, thông qua hành động đá, cựa quậy khi thức và yên tĩnh khi ngủ.

thai nhi 7 tháng tuổiLúc này các mẹ đã có thể nhìn thấy chân dung rõ ràng của con nếu chụp siêu âm.

Khuôn mặt của các bé con trải qua 7 tháng đã gần như hoàn thiện, da căng hơn, lông mày, lông mi và tóc cũng mọc dài hơn. Nếu các mẹ chụp hình siêu âm thì đã có thể chân dung của con tương đối rõ ràng.

Bên cạnh niềm hạnh phúc vì cảm nhận được bé con đang lớn dần, khi mang thai tháng thứ 7, các bà bầu cũng sẽ gặp phải nhiều vấn đề cơ thể như tăng huyết áp, đau đầu, sưng bàn chân và mắt cá. Tốt nhất các thai phụ nên đi khám thai định kỳ 2 tuần/ lần để tiện theo dõi sự phát triển của thai nhi và được bác sĩ tư vấn. Ngoài ra, đây là giai đoạn người mẹ nên cân nhắc và chọn nơi sinh em bé để kịp thời chuẩn bị các thủ tục cũng như các vấn đề khác.