Từ khi bắt đầu mang thai cho đến khi hạ sinh thiên thần bé nhỏ là cả một hành trình đầy thú vị đối với các mẹ bầu, đặc biệt là những phụ nữ mang thai lần đầu. Trong suốt thời gian chuẩn bị chào đời, các em bé không ngừng chuyển động và thay đổi vị trí trong bụng mẹ. Thông thường, trẻ sẽ quay đầu theo hướng sinh và chờ ngày được ra ngoài ở tuần 36. Tuy nhiên, trong đó có…

Có thể bạn quan tâm:

Từ khi bắt đầu mang thai cho đến khi hạ sinh thiên thần bé nhỏ là cả một hành trình đầy thú vị đối với các mẹ bầu, đặc biệt là những phụ nữ mang thai lần đầu. Trong suốt thời gian chuẩn bị chào đời, các em bé không ngừng chuyển động và thay đổi vị trí trong bụng mẹ. Thông thường, trẻ sẽ quay đầu theo hướng sinh và chờ ngày được ra ngoài ở tuần 36. Tuy nhiên, trong đó có khoảng 4% trẻ được sinh ngôi mông. Vậy thai ngôi mông là gì? Có nguy hiểm không? Tất cả sẽ được giải đáp với bài viết sau đây.

Nội Dung Chính

    1. Thai ngôi mông là gì?

    2. Thai ngôi mông có nguy hiểm không?

    3. Giải pháp nào cho thai ngôi mông?

1. Thai ngôi mông là gì?

Biết được chính xác vị trí ngôi thai sẽ giúp các bác sĩ tìm ra phương án sinh nở “mẹ tròn con vuông”. Thông thường, đa số thai nhi sẽ về vị trí nằm dọc (ngôi đỉnh) trong cổ tử cung người mẹ để hành trình chào đời thuận lợi hơn. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa đối với tất cả. Trong đó vẫn có 3 – 4% trường hợp thai ngôi đỉnh không xảy ra dù đã sắp đến ngày sinh nở, và đây được gọi là thai ngôi mông.

Cụ thể, đây là trường hợp đầu thai nhi không nằm trong khung chậu của mẹ, thay vào đó là phần mông hoặc chân của bé.

thai ngôi môngXác định vị trí ngôi thai để lựa chọn phương án sinh nở phù hợp.

Hiện nay, y học vẫn chưa có lời giải thích thỏa đáng cho hiện tượng thai ngôi mông, nhưng một số yếu tố khiến ngôi thai bị ngược có thể kể đến như: mang đa thai, sinh non, thai nhi có vấn đề về nhau, hoặc nước ối trong tử cung cũng là một tác nhân.

Sinh ngôi mông được phân biệt thành 3 dạng như sau:

thai ngôi môngThai ngôi mông chia thành 3 dạng khác nhau.

    Dạng 1 (ngôi mông không hoàn toàn – kiểu chân): Trong khung chậu của mẹ bầu chứa một hoặc cả hai chân của bé và phần chân sẽ ra ngoài trước tiên.

    Dạng 2 (ngôi mông không hoàn toàn – kiểu mông): Đối với trường hợp này hai chân thai nhi giơ cao gần sát đầu, mông nằm trong khung chậu của mẹ và sẽ ra ngoài trước tiên.

    Dạng 3 (ngôi mông hoàn toàn): Toàn bộ mông thai nhi nằm trong khung chậu của mẹ, hai chân thai nhi gập sát mông.

2. Thai ngôi mông có nguy hiểm không?

Theo ý kiến của bác sĩ, sinh ngôi mông được cho là nguy hiểm, vì một số biến chứng có thể xảy ra. Trước tiên phải kể đến đó chính là việc đưa em bé ra khỏi bụng mẹ trở rất khó khăn. Xấu nhất là trường hợp thai nhi bị thiếu oxy do vỡ nước ối trước khi đau đẻ và cuống nhau sẽ theo nước ối ra ngoài.

thai ngôi môngThai ngôi mông tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm.

Ngoài ra, thai ngôi mông được chia thành 3 dạng phân biệt, trong đó mỗi dạng sẽ tiềm ẩn những nguy cơ riêng đáng lo ngại. Cụ thể:

    Đối với trường hợp ngôi mông không hoàn toàn – kiểu chân, sinh ngôi mông thai phụ dễ có nguy cơ bị sa dạ con, thai nhi có thể gây áp lực lên rốn, làm hạn chế lưu lượng máu đến bé. Thậm chí, nếu sinh thường thai nhi có nguy cơ dị tật ở chân rất cao.

    Đối với trường hợp ngôi mông không hoàn toàn – kiểu mông và ngôi mông hoàn toàn có nhiều khả năng có thể sinh thường một cách an toàn. Tuy nhiên, để hạn chế tối đa những biến chứng bạn cần sự trợ giúp từ các bác sĩ và nhân viên y tế có kỹ năng tốt.

3. Giải pháp nào cho thai ngôi mông?

Thai nhi ở giai đoạn 18-20 tuần tuổi, kết quả siêu âm có thể cho bạn biết vị trí ngôi mông của bé. Bác sĩ sẽ tiến hành can thiệp bằng cách xoay thai với hi vọng tạo điều kiện thuận lợi cho việc chào đời của bé sau này. Ngoài ra, một số biện pháp sau đây sẽ là gợi ý không tồi dành cho các mẹ bầu:

    Di chuyển tiến – lùi từ từ với tư thế chống hai tay và đầu gối xuống đất như đang bò. Với động tác này, xương chậu chuyển động có thể khuyến khích bé xoay đầu.

    Đi bơi là một giải pháp tuyệt với để cải thiện hiện tượng vị trí ngôi thai.

thai ngôi môngThay đổi vị trí ngôi đầu của thai nhi bằng âm nhạc.

    Khuyến khích bé thay đổi vị trí quay đầu bằng cách sử dụng âm thanh. Hãy đặt phía bụng dưới của bạn tai nghe có phát nhạc hoặc giọng nói để kích thích sự chuyển động của thai nhi theo mong muốn.

Tuy nhiên, trên đây chỉ là những giải pháp mang tính chất cải thiện, không phải lúc nào cũng hiệu quả hoàn toàn. Nếu thai nhi vẫn ở ngôi mông, thì sinh mổ chính là sự lựa chọn tốt nhất cho cả mẹ và bé.

Mặc dù chỉ chiếm phần trăm rất thấp, nhưng hiện tượng thai ngôi mông luôn là những trường hợp “hốc búa” đối với các bác sĩ. Với những thông tin về “Thai ngôi mông là gì? Có nguy hiểm không?”, chúng tôi hi vọng sẽ trang bị những hiểu biết nhất định cho các mẹ bầu để tránh những lo lắng không cần thiết. Đồng thời chủ động tham khảo ý kiến của bác sĩ để có những giải pháp sinh nở phù hợp và an toàn.