Tâm lý bà bầu khi mang thai 3 tháng cuối? Bạn sẽ dễ mệt mỏi hơn trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, sẽ cảm nhận được rõ ràng những ảnh hưởng của việc nuôi dưỡng em bé lớn lên ở bên trong cơ thể mình. Càng gần thời hạn sinh nở thì càng có nhiều lúc bạn cảm thấy kiệt sức hơn, và bắt đầu thấy chán ngán việc mang thai. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng và cảm…
Có thể bạn quan tâm:
Tâm lý bà bầu khi mang thai 3 tháng cuối? Bạn sẽ dễ mệt mỏi hơn trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, sẽ cảm nhận được rõ ràng những ảnh hưởng của việc nuôi dưỡng em bé lớn lên ở bên trong cơ thể mình. Càng gần thời hạn sinh nở thì càng có nhiều lúc bạn cảm thấy kiệt sức hơn, và bắt đầu thấy chán ngán việc mang thai. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng và cảm xúc chung của bạn. Đúng là ở 3 tháng cuối thai kỳ, thai phụ sẽ nặng nề hơn và dễ xuất hiện cảm giác mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu bạn đã cố gắng nghỉ ngơi mà vẫn không thấy bớt, lúc nào cũng có triệu chứng mệt mỏi đến mức không chịu nổi thì hãy cẩn thận. Mệt mỏi quá mức là một dấu hiệu của bệnh thiếu máu (dễ xảy ra ở 3 tháng cuối thai kỳ). Hãy chú trọng hơn đến chế độ dinh dưỡng của bạn. Nên ăn những món ăn giàu chất sắt như thịt nạc, cá, các loại rau có lá màu xanh, ngũ cốc, v.v.. Bạn cũng có thể kể cho bác sĩ nghe về những triệu chứng mệt mỏi bất thường này để bác sĩ theo dõi.
- Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ
- Bà bầu mang thai 3 tháng cuối nên và không nên ăn gì?
- Bà bầu bị đau lưng 3 tháng cuối cần làm gì cho đỡ đau?
- Hỏi về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu mang thai thai 3 tháng cuối
Tâm lý bà bầu khi mang thai 3 tháng cuối?
- Triệu chứng trầm cảm bắt đầu xuất hiện: Những triệu chứng trầm cảm, lo lắng thái quá có thể xuất hiện trong giai đoạn nhạy cảm này. Thực tế, việc ngày càng kề cận giờ khắc sinh con khiến không ít thai phụ trở nên hoảng sợ (dù họ vẫn hết lòng yêu con và mong ngóng gặp được thiên thần bé bỏng). Nào là sợ đau đẻ, sợ việc sinh nở có gì đó bất thường, lo lắng không biết con có khỏe mạnh bình thường hay không… Những nỗi lo này ám ảnh đến mức một số bà bầu nằm ngủ thường xuyên gặp ác mộng, dễ hốt hoảng và có thể cáu bẳn với chồng chỉ vì một câu nói lỡ lời tưởng chừng rất nhỏ nhặt. Bạn cần biết rằng tất cả những điều đó đều có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy, hãy sớm chia sẻ với anh xã để hợp tác với nhau thật nhuần nhuyễn trong giai đoạn này.
- Bạn sẽ cảm thấy lo lắng nhiều hơn: Bạn có thể sẽ quan tâm, lo lắng nhiều hơn về việc chuyển dạ và sinh nở. Mặc dù cũng hiểu rằng không nên quá lo lắng về những điều chưa biết mà hãy cứ để xem mọi thứ diễn ra thế nào, nhưng lúc này bạn sẽ chẳng thể làm được như vậy, đặc biệt nếu bạn vốn là một người muốn mọi thứ luôn được sắp xếp trước và được kiểm soát. Xem thêm các dấu hiệu chuyển dạ ở đây.
- Xuất hiện tình trạng bà bầu bị mất ngủ trong 3 tháng cuối thai kỳ: Việc mất ngủ nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả bà bầu lẫn em bé. Tuy nhiên, việc này gần như sẽ xảy ra với mọi bà bầu trong những tháng cuối thai kỳ. Giấc ngủ của bạn trở nên rất chập chờn, dễ bị bé “thúc” cho thức dậy ngay giữa đêm. Bạn cũng thường xuyên phải trở mình để đi vệ sinh vì bào thai ngày càng gây áp lực cho bàng quang, khiến bàng quang cứ kích thích bạn phải đi “giải quyết nhu cầu” liên tục. Theo Baophunuso.com, thường thì cứ khoảng 2 tiếng đồng hồ, bạn cảm thấy mắc tiểu một lần. Hãy hình dung giấc ngủ của bạn bị vụn ra như thế nào cứ theo cái nhịp 2 tiếng lại thức giấc như thế. Hãy chịu đựng điều này một cách bình tĩnh vì nếu bạn càng stress thì giấc ngủ của bạn càng khó đến mà thôi. Nên uống một ly sữa nóng trước khi ngủ. Có thể để một chiếc bô có nắp đậy ngay cạnh giường ngủ để tránh phải đi lại liên tục vào nhà vệ sinh, nhất là trong tình trạng mắt nhắm mắt mở. Hãy tận dụng đến những chiếc gối mềm xếp xung quanh để bạn luôn có được cảm giác êm ái nhất. Ngoài ra, nếu không ngủ được đủ giấc buổi tối, bạn nên xin nghỉ sinh sớm một chút, ở nhà dưỡng sức và để tranh thủ tạo cho mình những giấc ngủ vào buổi sáng hoặc trưa.
- Hãy dành thời gian và sức khỏe để lên kế hoạch sinh nở: Bạn có thể hết sức tin tưởng vào kế hoạch mình sẽ sinh theo phương pháp tự nhiên, không cần bất cứ sự can thiệp nào của thuốc. Tuy nhiên, hãy nghĩ thoáng hơn một chút, vì dù phần lớn các ca sinh nở đều diễn ra suôn sẻ, vẫn luôn có khả năng cần phải có sự can thiệp nào đó. Đừng quên chuẩn bị cho mình những kinh nghiệm đi đẻ cần thiết khác nhé! Nên tham khảo ý kiến của ông xã bạn và xem những gì anh ấy có thể hỗ trợ. Nếu bạn muốn ai đó có mặt khi bạn sinh thì hãy cho họ biết vợ chồng bạn nghĩ thế nào về vai trò tích cực của họ lúc này. Hãy nhớ rằng việc sinh nở luôn là không thể đoán trước được, cho dù bạn có kế hoạch kỹ lưỡng thế nào thì vẫn có những tình huống bất ngờ có thể xảy ra.
Bạn có thể bắt đầu tự hỏi rằng mình sẽ đối phó với việc chăm sóc một em bé như thế nào. Nếu bạn đang có con nhỏ cần dành nhiều thời gian và công sức, thì chỉ cần nghĩ đến việc phải lo thêm cho em bé mới sinh thôi cũng đủ làm bạn thấy choáng. Hãy nói chuyện với chồng bạn, và dàn xếp để có được sự hỗ trợ từ anh ấy cũng như những người thân khác trong gia đình và bạn bè. Tham khảo kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh ở đây.
Chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối như thế nào tốt?
Với những bí kíp chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối sau đây, những buổi khám thai, chế độ dinh dưỡng hay những triệu chứng khó chịu sẽ không còn là mối bận tâm lớn của mẹ bầu trong giai đoạn này. Tham khảo ngay nhé!
Chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối: Những xét nghiệm quan trọng: Với mục đích kiểm tra sức khỏe mẹ bầu và thai nhi, những xét nghiệm trong 3 tháng cuối thai kỳ chủ yếu tập trung vào một số bệnh thông thường như thiếu máu, tiểu đường thai kỳ, liên cầu khuẩn… Bên cạnh đó, trong những tháng cuối cùng này, các bác sĩ sẽ kiểm tra và “chốt” một lần cuối trước khi sinh những bất thường ở động mạch, tim và một số vùng ở cấu trúc não hay những bất thường về nhau thai, ngôi thai, nước ối… Khi có điều gì “không đúng” xảy ra, tuy không thể thay đổi tình hình, nhưng bầu có thể chọn cho mình cách ứng phó an toàn nhất như chọn nơi sinh, chọn cách sinh…
Bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng cuối: Không chỉ giúp thai nhi bổ sung dưỡng chất cho giai đoạn phát triển “thần tốc”, chế độ dinh dưỡng phù hợp trong 3 tháng cuối còn là tiền đề quan trọng để mẹ bầu vượt cạn một cách dễ dàng hơn. Vì vậy, trong giai đoạn này, ngoài việc tăng cường nhóm thực phẩm giàu đạm, sắt, can-xi, chất béo, bầu nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, thành phần quan trọng trong quá trình hình thành các mô liên kết ở da, xương và đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương. Đồng thời, vitamin C cũng giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn, ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt ở phần lớn các mẹ bầu trong 3 tháng cuối.
Thể dục cho bà bầu trong 3 tháng cuối: Cơ thể trở nên “ì ạch” và cảm giác lo lắng có thể gây hại cho thai nhi khiến nhiều mẹ bầu “chùn chân” khi nghĩ đến việc tập thể dục trong giai đoạn này. Thực tế, theo các chuyên gia dinh dưỡng và y tế, bà bầu tập thể dục trong 3 tháng cuối không chỉ giúp bé cưng phát triển tốt hơn mà còn có thể giúp “hành trình” vượt cạn diễn ra nhẹ nhàng, nhanh chóng hơn rất nhiều. Do đó, trừ khi có khuyến cáo đặc biệt từ bác sĩ chuyên khoa, nếu không, mẹ bầukhông nên lơ là những bài tập trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối: Cẩn thận với chứng phù nề: Lưu lượng máu gia tăng “dữ dội” trong tam cá nguyệt thứ 3 là nguyên nhân khiến nhiều mẹ bầu rơi vào tình trạng sưng, phù chân tay. Đây là một hiện tượng khá phổ biến trong thai kỳ. Tuy nhiên, nếu sưng phù chân đi kèm với cảm giác mí mắt nặng nề, chân nặng, da bóng, mất những nếp nhăn ở cổ tay, chân, bầu nên đi khám bác sĩ. Sưng phù chân trong một vài trường hợp có thể là dấu hiệu của nhiễm độc thai nghén, rất nguy hiểm.
Có thể bạn quan tâm: Sinh con năm 2021, sinh con năm 2022 tháng nào tốt? sinh con theo ý muốn năm 2021