Tác dụng của tinh dầu Tràm trong việc chăm sóc sức khoẻ trẻ em & phụ nữ mới sinh con: Nhắc đến dầu tràm thì không đâu bằng dầu tràm huế dầu tràm Huế có đặc điểm rất khác với các loại dầu gió khác đó là dầu tràm không mang tính nóng, được chiết xuất từ cây tràm gió, được sử dụng bằng phương pháp thủ công truyền thống, dầu xoa nóng nhưng không bỏng rát nên sử dụng rất…

Có thể bạn quan tâm:

Tác dụng của tinh dầu Tràm trong việc chăm sóc sức khoẻ trẻ em & phụ nữ mới sinh con: Nhắc đến dầu tràm thì không đâu bằng dầu tràm huế dầu tràm Huế có đặc điểm rất khác với các loại dầu gió khác đó là dầu tràm không mang tính nóng, được chiết xuất từ cây tràm gió, được sử dụng bằng phương pháp thủ công truyền thống, dầu xoa nóng nhưng không bỏng rát nên sử dụng rất tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ và đặc biệt là không có tác dụng phụ. Trong bài viết này, mecuBen.com sẽ chia sẻ với bạn những tác dụng tuyệt vời của tinh dầu tràm cũng như hướng dẫn sử dụng tinh dầu tràm đúng cách.

1, Tinh dầu Tràm là gì?

  • Tinh dầu tràm là một loại dầu gió được chiết xuất theo hơi nước từ lá, thân, cành cây của cây tràm lá dài, tên khoa học gọi là Melaleuca leucadendra, (cũng có thể chiết xuất từ các cây khác thuộc chi Tràm như Tràm Trà).
  • Thành phần chính trong tinh dầu tràm là gì? Thành phần chính trong tinh dầu tràm là cineol 1,8 (hay còn gọi eucalyptol) và α-Terpineol. Cineol 1,8 chiếm 42 – 60% có tác dụng long đờm, trị ho, giữ ấm còn α-Terpineol ( 5- 12%) giúp kháng khuẩn tốt mà các dược phẩm có sử dụng hoạt chất tự nhiên từ dầu tràm có khả năng ức chế virus cúm H5N1 tốt.
  • Tinh dầu tràm có bao nhiêu loại? Tinh dầu tràm có nhiều loại bởi giống cây trồng nhưng trên thị trường Việt Nam chủ yếu có hai loại cơ bản: Tràm gió và Tràm Trà. Do sự khác nhau về tỉ lệ của các hoạt chất trong tinh dầu tràm mà mục đích sử dụng của chúng cũng khác nhau. Tràm gió thiên về ngành dược, trị ho, long đờm, giữ ấm cơ thể bởi tỉ lệ Cineol 1,8 chiếm 42 – 60%  trong khi đó ở Tràm trà chỉ chiếm hơn 1% và thành phần chủ đạo của tràm trà lại là terpinen-4-ol chiếm hơn 40% giúp giảm nhờn, sát khuẩn, trị mụn hiệu quả hơn.
  • Tinh dầu tràm khác gì với dầu tràm? Dầu tràm gió tại huế được chiết xuất bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước từ những thân cành, lá tràm. Xét về phương pháp thì thành phẩm được gọi là tinh dầu nhưng người dân địa phương họ gọi tắt là dầu tràm vì thế dầu tràm hay tinh dầu tràm đều là một.
  • Dầu tràm có đặc điểm rất khác với các loại dầu gió khác đó là dầu tràm không mang tính nóng, được chiết xuất từ cây tràm gió, được sử dụng bằng phương pháp thủ công truyền thống, dầu xoa nóng nhưng không bỏng rát nên sử dụng rất tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ và đặc biệt là không có tác dụng phụ.

2, Tinh dầu tràm có tác dụng gì? – Tác dụng của tinh dầu Tràm:

Tác dụng của tinh dầu tràm trong việc chăm sóc sức khoẻ trẻ em

Dầu tràm có rất nhiều tác dụng hữu ích. Tác dụng nổi bật của dầu tràm dùng để chống cảm lạnh, tránh gió và tránh ho, Kháng khuẩn, Chống và trị muỗi, xua đuổi kiến… Dầu tràm sử dụng rất tốt trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và tất nhiên người lớn sử dụng cũng rất tốt. Dầu tràm cũng là loại dầu được ứng dụng nhiều trong cuộc sống từ xoa bóp giảm đau nhức, mỏi xương khớp cho người già đến phòng ngừa cảm lạnh, giảm ho, trị tiêu đờm cho trẻ và cho cả phụ nữ sau sinh. Từ năm 2008 tinh dầu tràm cũng được Bộ Y tế cho vào danh mục thuốc thiết yếu dành cho y tế cơ sở để kiểm soát bệnh địa phương. Dưới đây là những tác dụng của dầu tràm các mẹ nên biết:

Dầu tràm có tác dụng kháng khuẩn:

Một trong những đặc tính ưu việt của dầu tràm là tính kháng khuẩn. Cho vài giọt dầu tràm trong chén nước nóng, hoặc thấm dầu tràm trong miếng bông gòn để ở các góc nhà sẽ giúp bầu không khí trong sạch hơn, chưa kể hương tràm thoang thoảng cũng tạo cảm giác dễ chịu. Dầu tràm còn có tác dụng ức chế virus, nên dùng dầu tràm là một cách hiệu quả đề phòng cúm.

Chống và trị muỗi bằng dầu tràm:

Thoa dầu tràm (pha loãng trong nước ấm) lên da của bé sẽ giúp tránh được muỗi cắn – cách đơn giản hơn là cho bé tắm với nước có tinh dầu tràm. Nếu chẳng may bé lỡ bị muỗi cắn rồi thì thoa dầu tràm lên vết cắn cũng làm giảm sưng và đau ngứa rất nhanh.

Làm giảm ngạt mũi ở trẻ nhỏ:

Điều mà mình thích nhất ở cái dầu tràm này ở chỗ là nó không nóng tí nào, không có tác dụng phụ. Buổi đêm trẻ nhỏ trằn trọc khó ngủ vì nghẹt mũi, chỉ cần bôi dầu vào ngón tay của mình rồi đưa qua đưa lại mũi của bé, bé sẽ đỡ ngạt mũi hơn rất nhiều. Theo tìm hiểu của MecuBen.com thì các mẹ không nên cho dầu trực tiếp lên mũi bé mà  chỉ cần cho vài giọt dầu vào cái khăn quấn ở cổ bé, hoặc gối bé nằm, hoặc khu vực gần bé nằm nhất, hương thơm của dầu bé sẽ ngửi được. Cách này vừa trị  ngạt mũi cho bé vừa làm cho bé thư giãn vì hương của dầu tràm rất nhẹ và dịu, không nồng nên tạo cảm giác thư thái.

Dầu tràm có thể chống cảm lạnh,tránh gió và tránh ho:

Khi thời tiết chuyển lạnh, hãy cho vài giọt tinh dầu tràm vào nước tắm của bé. Nhớ rửa mặt riêng để tránh dầu vào mắt bé. Bé tắm nước có tinh dầu tràm sẽ giữ được cơ thể ấm áp, chống cảm, chống ho đồng thời chống cả muỗi nữa (muỗi rất sợ dầu tràm). Có thể dùng dầu tràm thoa trực tiếp lên người bé (lòng bàn chân, thái dương…) sau khi tắm hoặc trước khi ra ngoài trời lạnh. Đối với bé sơ sinh, tốt nhất nên pha loãng tinh dầu tràm trong nước ấm rồi mới thoa, nếu kết hợp với massage càng tốt. Biện pháp này chỉ để đề phòng một số bé có da nhạy cảm, chứ dầu tràm được xem là lành tính, nhiều công hiệu mà không có tác dụng phụ, làm ấm người nhưng không nóng, an toàn cho sức khỏe của em bé cũng như người mẹ trước và sau khi sinh.

Dầu tràm có tác dụng giảm mệt mỏi và đau nhức xương khớp cho các mẹ mới sinh:

Đối với các mẹ vừa sinh em bé, cơ thể rất mệt mỏi, các khớp xương thường rất cứng, chỉ cần thoa dầu vào các khớp xương,bắp chân, lòng bàn chân, không xoa vào vùng ngực, sẽ làm giảm mệt mỏi, đau nhức. Theo y học cổ truyền, dầu tràm có tính ấm, hoạt huyết khu phong, giảm đau an thần, Thoa dầu tràm kết hợp với xoa bóp sẽ giúp lưu thông khí huyết, giảm các cơn đau. Còn xét về thành phần cấu tạo, trong dầu tràm có chứa Cineol. Hàm lượng Cineol trong dầu tràm có tác dụng giảm đau. Khi thoa dầu tràm lên da, cineol sẽ làm nóng và kích thích giảm đau dưới da. Đây chính là cơ chế giải thích vì sao dầu tràm giúp giảm đau, đặc biệt là chứng đau xương khớp, mỏi cơ.
Thoa dầu tràm lên vùng xương, cơ bị đau. Massage nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ, từ trên xuống dưới, từ trái sang phải để dầu tràm thấm sâu vào da. Massage đến khi nào thấy vùng thoa dầu nóng lên là được. Lúc này dầu tràm đã thấm vào da, làm nóng và giảm đau dưới da. Đối với người cao tuổi có thể thoa dầu tràm và massage khắp cơ thể. Việc này giúp giảm chứng nhức mỏi xương khớp và giúp ngủ ngon và sâu hơn. Ngoài ra có thể thoa lên lòng bàn tay và bàn chân giúp làm ấm chân tay, giảm cảm giác buốt nhức khi thời tiết trở lạnh.

3, Hướng dẫn sử dụng tinh dầu tràm đúng cách:

  • Dầu Tràm Phòng lạnh cho trẻ nhỏ: Cho vài giọt dầu vào chậu nước tắm của bé, khi tắm nước này cho bé, cần chú ý chỉ ngâm người bé từ ngực trở xuống, tránh việc nước này vào mắt bé, vì dù là dầu tràm làm từ thiên nhiên nhưng vẫn có độ nóng. Khi tắm cho bé sẽ thấy da của bé có độ nhờn, đó là do dầu tràm bám vào, chỉ cần ngâm cho bé ít phút rồi lau sơ cho bé là được, bé đã được ấm người. Nếu không muốn hòa dầu tràm vào nước tắm cho bé thì sau khi tắm cho bé xong, cho ít dầu tràm vào lòng bàn tay, xoa hai bàn tay vào nhau một lúc rồi massage lên người bé, cách này vừa làm ấm người bé, vừa làm bé được thư giãn, thoải mái.
  • Dầu Tràm phòng ho: Thoa dầu vào lưng cho bé, lưu ý không thoa nhiều một lần mà  chia nhỏ các lần,  mỗi lần 1 vài giọt, thoa toàn lưng cho bé, và thoa 1 chút dầu ở cổ cho bé. Phòng chống gió máy, mạo cảm cho bé: Khi cho bé đi ra ngoài, thoa ít dầu tràm lên người bé, chủ yếu là ở cổ và phần lưng.
  • Ăn không tiêu: Nhỏ 1 vài giọt dầu vào lòng bàn tay, thoa vào bụng theo chiều  ngược với chiều kim đồng hồ.
  • Muỗi và côn trùng đốt: Thoa 1 vài giọt dầu vào chỗ bị đốt, sẽ hết bị ngứa và hết bị sưng. Lưu ý, không thoa dầu vào khu vực mặt và thái dương cho bé, như đã nói ở trên, dầu cũng có độ nóng nhất định nên sẽ làm cay mắt bé.
  • Trị ngạt mũi cho bé: Không nên cho dầu trực tiếp lên mũi bé mà  chỉ cần cho vài giọt dầu vào cái khăn quấn ở cổ bé, hoặc gối bé nằm, hoặc khu vực gần bé nằm nhất, hương thơm của dầu bé sẽ ngửi được. Cách này vừa trị  ngạt mũi cho bé vừa làm cho bé thư giãn vì hương của dầu tràm rất nhẹ và dịu, không nồng nên tạo cảm giác thư thái.
  • Đối với các mẹ vừa sinh em bé: cơ thể rất mệt mỏi, các khớp xương thường rất cứng, chỉ cần thoa dầu vào các khớp xương,bắp chân, lòng bàn chân, không xoa vào vùng ngực, sẽ làm giảm mệt mỏi, đau nhức.
  • Xông hơi thư giãn: Cho dầu tràm  vào chậu nước ấm, đưa mặt mình lên chậu nước, rồi nhắm mắt, tận hưởng cảm giác sảng khoái nhờ vào mùi thơm dễ chịu và hơi nóng làm giãn các lỗ chân lông, khí độc thoát ra.
  • Nhức mỏi, trật gân, sưng tấy: Thoa dầu tràm vào vết đau, sưng, nhức, nhiều lần trong ngày. Dầu Tràm an toàn cho trẻ sơ sinh, người già, người bệnh.  Đặc biệt, để càng lâu thì dược tính càng tăng.
  • Điều trị mụn và da nhờn: Để trị mụn và chăm sóc da nhờn, bạn chỉ cần dùng miếng vải cotton nhúng vào dầu Tràm và thoa trực tiếp lên đầu mụn. Ngay cả mụn đầu đen và đầu trắng cũng bị dầu tràm trà loại bỏ dễ dàng. Ban nên thoa dầu tràm 2 lần/ngày, trước lúc đi ngủ và sau khi thức dậy vào buổi sáng. Bạn cũng có thể sử dụng vài giọt tinh dầu tràm trộn vào sữa rửa mặt để sử dụng hàng ngày. Cách sử dụng tinh dầu tràm này giúp cân bằng lượng dầu nhờn trên da hiệu quả.
  • Làm sạch cơ thể và giữ ấm: Bạn nhỏ 10-12 giọt tinh dầu tràm vào bồn nước và ngâm mình. Thực hiện khoảng 30 phút/2 lần/tuần. Ngoài việc làm sạch, tinh dầu tự nhiên này sẽ giúp cơ thể bạn thư giãn sau khi làm việc hoặc chơi thể thao.
  • Ngăn ngừa viêm nhiễm mũi họng mùa lạnh: Đối với bé (và cả người lớn), những hôm trời lạnh nên massage lòng bàn chân với một ít dầu tràm rồi đeo vớ đi ngủ, dầu tràm sẽ giúp cả gia đình miễn nhiễm các bệnh đường mũi họng suốt cả mùa đông lạnh. Cách sử dụng tinh dầu tràm này rất đơn giản và không mất thời gian của bạn, nhưng hiệu quả lại ưu việt.
  • Chống hôi miệng, viêm lợi: Bạn nhỏ 3 giọt tinh dầu tràm vào cốc nước ấm. Dùng dung dịch này súc miệng từ 2-3 lần/ ngày, cũng có thể nhỏ tinh dầu vào kem đánh răng, nhưng tuyệt đối không được uống.
  • Khử độc không khí, ức chế virus lây bệnh: Cho vài giọt dầu tràm trong chén nước nóng, hoặc thấm dầu tràm trong miếng bông gòn để ở các góc nhà sẽ giúp bầu không khí trong sạch hơn, chưa kể hương tràm thoang thoảng cũng tạo cảm giác dễ chịu. Bạn cũng có thể sử dụng đèn xông tinh dầu để mùi hương lan tỏa dễ chịu hơn.
  • Trị gàu: Nhỏ 1 – 2 giọt tinh dầu tràm vào dầu gội và sử dụng bình thường. Mỗi tuần gội từ 3 – 4 lần, nấm mốc và gàu sẽ giảm đáng kể, tóc cũng suôn mượt óng ả hơn. Với trẻ em có chấy, cách làm này có thể loại bỏ chấy hiệu quả.
  • Chống nấm bàn chân: Bạn hãy thoa dầu tràm vào những vùng da bị nấm để vi khuẩn không lan ra những vùng xung quanh.
  • Giảm đau: Khi bị nhức mỏi xương khớp, sử dụng tinh dầu tràm xoa bóp cũng có tác dụng cải thiện đáng kể tình hình.
  • Dưỡng da: Nhỏ khoảng 10 giọt tinh dầu tràm nguyên chất vào mỹ phẩm dưỡng da toàn thân hoặc kem giữ ẩm và sử dụng hàng ngày trước khi đi ngủ. Cách này sẽ giúp bạn có một làn da mềm mại, mịn màng.

Tác dụng của dầu tràm tốt cho sức khỏe của bé và cả gia đình. Dầu tràm được giới y khoa khuyến khích sử dụng vì nó lành tính (khác với dầu gió bị chống chỉ định trong nhiều trường hợp). Do vậy, mỗi gia đình nên có sẵn chai tinh dầu tràm nguyên chất trong nhà- vừa để thanh lọc không khí vừa bảo vệ sức khỏe cả nhà.