Hiệp hội tiểu đường Mỹ cho biết ăn sung có thể giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát đường huyết. Lá sung có tác dụng giảm lượng insulin cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường mà phải thường xuyên điều trị bằng thuốc hoặc tiêm insulin. Sung rất giàu kali, giúp điều chỉnh lượng đường được hấp thụ vào cơ thể sau bữa ăn, ngăn ngừa tình trạng tăng hoặc giảm đường huyết đột…
Có thể bạn quan tâm:
Hiệp hội tiểu đường Mỹ cho biết ăn sung có thể giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát đường huyết. Lá sung có tác dụng giảm lượng insulin cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường mà phải thường xuyên điều trị bằng thuốc hoặc tiêm insulin. Sung rất giàu kali, giúp điều chỉnh lượng đường được hấp thụ vào cơ thể sau bữa ăn, ngăn ngừa tình trạng tăng hoặc giảm đường huyết đột ngột. Để kiểm soát đường huyết, dùng lá sung nấu lên, lấy nước uống hàng ngày thay trà.
9 tác dụng chữa bệnh tuyệt vời từ quả sung:
Bạn còn nhớ ngày bé, mẹ thường giấu hũ sung chín khỏi tầm nhìn của bạn không? Sung chín có vị ngon, ngọt, và rất dễ ăn. Tuy nhiên, bất kỳ món ăn nào, việc ăn quá nhiều đều gây phản tác dụng. Sung chín có chứa nhiều chất dinh dưỡng, rất tốt cho da, tóc và sức khỏe. Vì vậy, bạn nên cân nhắc ăn vừa đủ để tránh những tác dụng phụ. Dưới đây là 9 tác dụng chính và 9 tác dụng phụ của quả sung mà bạn cần chú ý trước khi sử dụng.
Ngăn ngừa và điều trị táo bón
Mỗi quả sung chứa 5g chất xơ. Hàm lượng chất xơ cao có tác dụng tăng nhu động ruột, ngăn ngừa và điều trị táo bón hiệu quả. Ngoài ra, nó còn giúp điều trị tiêu chảy và đi tiêu không lành mạnh hay không đều. Nếu bị táo bón, hãy lấy 10 quả sung tươi rửa sạch bổ đôi, lòng già lợn làm sạch thái nhỏ đem hầm nhừ, thêm gia vị và ăn trong ngày.
Bệnh hoa liễu
Sung đã được sử dụng trong các tiểu lục địa Ấn Độ và một vài khu vực khác của thế giới như là một loại thuốc mỡ làm dịu cho bệnh hoa liễu. Ăn sung tươi hoặc hoặc giã nhỏ bôi lên vùng da bị tổn thương để giảm triệu chứng bệnh.
Giảm cholesterol, phòng ngừa ung thư ruột kết, dạ dày
Sung chứa Pectin, một chất xơ hòa tan có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, loại bỏ cholesterol dư thừa ra khỏi cơ thể. Đồng thời, nó có tác dụng nhuận tràng, kích thích loại bỏ các gốc tự do có hại, ngăn ngừa một số loại ung thư như dạ dày, ung thư ruột kết. Hàng ngày, sau mỗi bữa ăn, hãy ăn 5 quả sung tươi; hoặc dùng 20g quả khô, sắc nước uống.
Giúp xương chắc khỏe, điều trị viêm khớp
Sung rất giàu canxi, đó là một trong những thành phần quan trọng nhất trong việc tăng cường xương và giảm nguy cơ loãng xương. Chúng rất giàu phốt pho, hỗ trợ sự hình thành xương và thúc đẩy tái sinh nếu có bất kỳ thiệt hại hay thoái hóa xương. Bệnh viêm khớp và những cơn đau do viêm khớp cũng sẽ được điều trị hiệu quả bằng cách ăn sung hầm thịt lợn. Để làm món ăn này, lấy 500g quả sung tươi, thịt lợn nạc 100g, hầm trong 30 phút, ăn cả cái và uống nước canh. Hoặc lấy sung tươi 2-3 quả rửa sạch thái vụn rồi tráng với trứng gà ăn hàng ngày.
Ngăn ngừa ung thư vú sau mãn kinh
Sau khi mãn kinh, cân bằng nội tiết tố ở phụ nữ có thể thường xuyên biến động. Các hệ thống trong cơ thể liên kết chặt chẽ với nhau, các kích thích tố ảnh hưởng tới hệ miễn dịch có thể có ảnh hưởng tới khả năng chống lại các gốc tự do của các chất chống oxy hóa. Đây chính là nguyên nhân phát triển bệnh ung thư, bởi vậy sung cung cấp hàm lượng lớn chất xơ, bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các gốc tự do. Ăn sung hàng ngày hoặc nấu, hầm với thịt, cá để tận thu lợi ích này từ chúng.
Kiểm soát đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường
Hiệp hội tiểu đường Mỹcho biết ăn sung có thể giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát đường huyết. Lá sung có tác dụng giảm lượng insulin cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường mà phải thường xuyên điều trị bằng thuốc hoặc tiêm insulin. Sung rất giàu kali, giúp điều chỉnh lượng đường được hấp thụ vào cơ thể sau bữa ăn, ngăn ngừa tình trạng tăng hoặc giảm đường huyết đột ngột. Để kiểm soát đường huyết, dùng lá sung nấu lên, lấy nước uống hàng ngày thay trà.
Phòng chống tăng huyết áp
Mọi người thường tiêu thụ nhiều natri ở dạng muối, khi tiêu thụ hàm lượng kali thấp và mức độ natri cao có thể dẫn đến tăng huyết áp. Sung chứa nhiều chất kali và ít natri, vì vậy chúng là một thực phẩm hoàn hảo chống lại sự xuất hiện và tác động của bệnh tăng huyết áp, giúp dây thần kinh được thư giãn và mang lại sự bình tĩnh cho bạn. Ăn quả sung tươi mỗi ngày hoặc thêm sung vào các món kho, nấu, xào để ngăn ngừa tăng huyết áp.
Trị viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn
Các chất hóa học tự nhiên trong lá sung trở thành một thành phần lý tưởng cho những tách trà. Sắc lá sung tươi để uống hàng ngày giúp giảm bớt triệu chứng của viêm phế quản, hen suyễn. Để điều trị viêm họng, lấy sung tươi gọt vỏ, thái phiến, sắc kỹ lấy nước, cho thêm đường phèn rồi cô nhỏ lửa thành dạng cao, ngậm hàng ngày.
Trị mụn nhọt, lở loét
Không chỉ có tác dụng chữa bệnh từ bên trong, nhựa, lá và quả sung được sử dụng ngoài ra cũng giúp điều trị một số bệnh như mụn nhọt, lở loét, sưng, ghẻ lở… Sung chín sao khô, tán bột rồi rắc lên vùng da đang bị tổn thương. Để đạt hiệu quả cao, trước đó có thể ngâm rửa vùng da đó bằng nước sắc quả hay lá sung tươi, sau đó lau khô rồi rắc bột thuốc và băng lại. Hoặc rửa sạch mụn nhọt, lau khô, lấy nhựa sung bôi trực tiếp vào chỗ sưng (để hở đầu mụn). Cũng có thể trộn nhựa sung với lá đắp lên chỗ đau. Nếu có nhiều mụn mọc trên mặt, người lấy khoảng 500g lá sung nấu nước xông hoặc tắm, ngày một lần.
9 tác dụng phụ của quả sung nhưng ít người biết:
1. Đầy bụng: Ăn quá nhiều sung có thể gây đầy bụng hoặc đau bụng. Trong khi sung có tác dụng chữa táo bón thì đối với một số người, nó lại có tác dụng ngược lại. Vì vậy, uống một cốc nước lạnh sau khi ăn sung có thể giúp giảm nhẹ những vấn đề về tiêu hóa.
2. Phồng rộp: Ngoài việc gây đau bụng, sung còn gây phồng rộp. Một cốc nước hạt hồi có thể giúp giải quyết vấn đề trên.
3. Nhạy cảm với ánh nắng: Mặc dù sung rất tốt trong việc chữa các bệnh ngoài da hoặc hỗ trợ chữa ung thư da, nhưng lại làm da trở nên nhạy cảm dưới ánh nắng mặt trời. Tia UV làm tổn thương, dẫn đến một loại những triệu chứng như lão hóa, hắc tố dưới da, hoặc ung thư da. Ngoài ra, còn gây phát ban. Tránh phơi nắng quá lâu nếu bạn ăn sung thường xuyên để tránh các vấn đề về da.
4. Có hại cho gan và ruột: Sung có thể gây hại cho gan, hạt sung có thể làm tắc ruột. Mặc dù không có dấu hiệu lúc ăn nhưng hạt sung lại gây khó tiêu.
5. Ảnh hưởng đến việc hấp thụ canxi: Quả sung có chứa nhiều oxalate, gây ức chế quá trình hấp thụ canxi của cơ thể dẫn đến thiếu canxi, gây loãng xương và một số bệnh khác liên quan đến thiếu canxi.
6. Xuất huyết: Sung chín có tính nóng, có thể gây xuất huyết. Ăn nhiều sung có thể gây xuất huyết võng mạc, trực tràng hoặc chảy máu nhẹ ở âm đạo. Ngoài ra còn gây thiếu máu. Trong trường hợp bị xuất huyết trực tràng hoặc âm đạo, nên dừng ăn sung cho đến khi ngừng chảy máu. Nếu hiện tượng này không ngừng lại, nên đến bác sĩ.
7. Tụt đường huyết: Ăn sung giúp giảm lượng đường trong máu, có lợi cho bệnh nhân bị tiểu đường; tuy nhiên với những người có lượng đường huyết thấp thì ăn nhiều sung rất có hại. Nếu đường huyết trong cơ thể bạn thấp, nên tránh ăn sung.
8. Gây dị ứng: Nếu bạn bị dị ứng với sung, có thể bị viêm màng kết, viêm mũi hoặc shock phản vệ; thậm chí hen suyễn. Trước khi ăn, bạn nên kiểm tra xem có bị dị ứng với sung hay không.
9. Oxalate có hại: Oxalate có rất nhiều trong sung, có thể gây hại cho những người bị thận hoặc túi mật. Nếu ăn nhiều sung có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh. Sung cũng có thể ảnh hưởng đến lá lách – bộ phận trong cơ thể phụ trách sản xuất tế bào bạch cầu.
Trên đây là những tác dụng phụ của việc tiêu thụ quá nhiều sung. Bạn nên tránh ăn quá nhiều nếu chỉ để thỏa mãn vị giác. Nếu có bất kỳ dấu hiệu dị ứng hoặc hạ đường huyết, nên tránh ăn sung và đến bệnh viện.