Sữa non là ranh giới đầu tiên bảo vệ cho con của bạn, và đến với các bé một cách tự nhiên. Nếu bạn tiếp tục cho con bú sau khi sữa non hết đi, bạn nên biết vẫn còn có những lợi ích tuyệt vời khác! Sau tuần đầu tiên, sữa non sẽ biến thành sữa trưởng thành. Sau đó, nồng độ kháng thể tìm thấy trong sữa sẽ giảm, nhưng khối lượng của sữa được nâng lên. Nếu em bé của bạn…

Có thể bạn quan tâm:

Sữa non là ranh giới đầu tiên bảo vệ cho con của bạn, và đến với các bé một cách tự nhiên. Nếu bạn tiếp tục cho con bú sau khi sữa non hết đi, bạn nên biết vẫn còn có những lợi ích tuyệt vời khác! Sau tuần đầu tiên, sữa non sẽ biến thành sữa trưởng thành. Sau đó, nồng độ kháng thể tìm thấy trong sữa sẽ giảm, nhưng khối lượng của sữa được nâng lên. Nếu em bé của bạn được bú sữa mẹ, cơ thể của bé có thể vẫn tiếp tục đấu tranh chống lại virus, vi trùng và vi khuẩn, ngay cả trong trường hợp không có sữa non.

Làm sao để nhanh về sữa sau khi sinh con?

Vậy sữa non là gì ?

Khi mới sinh ra, trẻ sơ sinh không còn được bảo vệ như lúc ở trong bụng mẹ, trong khi đó tất cả các hệ thống trong cơ thể của trẻ còn rất yếu, hệ miễn dịch cũng còn quá non nớt. Vì vậy, nguy cơ mắc các chứng bệnh về đường hô hấp, bệnh viêm nhiễm, truyền nhiễm, ỉa chảy,…là rất cao. Trong tình huống đó, sữa non (Colostrum) của mẹ là nguồn sữa vô cùng quý giá đối với trẻ, tạo điều kiện củng cố một cách nhanh chóng hệ miễn dịch riêng, là lá chắn bảo vệ duy nhất và không thể thay thế đối với cơ thể rất dễ bị tổn thương của trẻ.

Sữa non là sữa của cơ thể mẹ được tiết ra trong 48 tiếng đầu sau khi sinh. Ngoài việc truyền cho bé các chất sinh trưởng, sữa non còn cung cấp 1 lượng lớn kháng thể tự nhiên. Đặc biệt các chất kháng thể IgG, IgA, IgF,,…làm tăng hệ miễn dịch của trẻ cũng như bảo vệ đường tiêu hóa và phá hủy các tác nhân gây bệnh. Giúp trẻ tăng cường thể lực, phát triển khỏe mạnh.

Sữa non là gì? Công dụng của sữa non đối với mẹ và bé?

Sữa non hay còn gọi tên thông dụng là sữa đầu hay còn được gọi là thức ăn đầu tiên của sự sống (tên khoa học gọi là Colostrum) là một loại sữa mẹ đặc biệt, một dạng vật chất có màu vàng, đặc dính, xuất hiện vào cuối thời kỳ mang thai và lưu thông qua tuyến vú của người mẹ trong vòng 72 giờ đầu sau khi sinh con và xuất hiện ở hai ngày đầu sau khi sinh con,sữa non có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cân đối, các kháng thể diệt vi khuẩn, vi rút độc hại và các chất điều hòa miễn dịch giúp cho một cơ thể trẻ sơ sinh chống lại bệnh tật, phát triển và khỏe mạnh. Sữa non của bò có thành phần rất toàn diện đã được sử dụng rộng rãi ở các nước Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á,…trong những thực phẩm để nuôi sống con người thì sữa non được ví như một thực phẩm vàng cho trẻ mới sinh.

Đặc điểm của sữa non:

  • Sữa non hoặc sữa đầu tiên còn được tạo ra trong giai đoạn cuối của thai kỳ, thường là khoảng tháng thứ sáu đến tháng thứ bảy. Sữa non vẫn còn tồn tại trong một vài ngày sau khi sinh. Nó là một loại sữa đặc biệt đặc, dính và có màu từ gam vàng đến cam. Nó là loại thực phẩm hoàn hảo đầu tiên của trẻ nhỏ vì nó được sản sinh ra phục vụ cho nhu cầu của trẻ sơ sinh.
  • Mặc dù khối lượng ít, nhưng sữa có nồng độ dinh dưỡng cao, sữa non đặc sánh, màu vàng nhạt, rất giàu chất đạm, kháng thể, vitamin A và bạch cầu. Lượng đạm trong sữa non nhiều gấp 10 lần trong sữa trưởng thành và nhiều thành phần quan trọng khác như immunoglobulin, các yếu tố tăng trưởng, kháng thể, vitamin, khoáng chất, enzyme, axit amin…. Đó là minh chứng cho việc nuôi con bằng sữa mẹ là một biện pháp tự nhiên an toàn, lành mạnh.
  • Khoảng tháng thứ 7, thai phụ bắt đầu có dấu hiệu tiết sữa non. Một số người mẹ thấy ngực mình chảy sữa ở giai đoạn sớm hơn, tháng thứ 5 hoặc thứ 6. Một số người mẹ khác không có dấu hiệu tiết sữa non mặc dù tuyến sữa vẫn hoạt động khá tốt. Ban đầu, người mẹ sẽ thấy đầu núm vú có những gợn trắng, trông giống như mụn. Đó là dấu hiệu cảnh báo bạn chuẩn bị tiết sữa non. Khoảng một vài ngày sau đó (có khi kéo dài đến hàng tuần), mới xuất hiện dấu hiệu tiết sữa thật sự.

Công dụng của sữa non đối với người mẹ và trẻ sơ sinh :

Người ta thường nói rằng không có gì giống như mối liên hệ giữa một bà mẹ và trẻ sơ sinh. Sau khi mang thai chín tháng, bạn trở nên vô cùng gắn bó, và tất nhiên luôn muốn điều tốt nhất cho con của mình. Bất cứ điều gì bạn làm là để đảm bảo rằng con bạn là khỏe mạnh nhất có phải vậy không? Và một trong những điều đơn giản nhất bạn có thể làm để bảo vệ bé sơ sinh của bạn là để cho con bú.

Sữa non là ranh giới đầu tiên bảo vệ cho con của bạn, và đến với các bé một cách tự nhiên. Nếu bạn tiếp tục cho con bú sau khi sữa non hết đi, bạn nên biết vẫn còn có những lợi ích tuyệt vời khác!

Nuôi con bằng sữa mẹ là đặc biệt hữu ích nếu em bé của bạn có một dạ dày nhạy cảm. Không chỉ là sữa của bạn được đặc biệt và tự nhiên hình thành để cung cấp cho bé nguồn dinh dưỡng chính xác các bé cần, mà các em bé bú sữa mẹ thường ít gặp vấn đề về thở và tiêu hóa.

Nuôi con bằng sữa mẹ còn giúp cơ hàm và cơ mặt của các bé phát triển, vì không dễ dàng gì để mút sữa từ bình. Dù vậy, những lợi ích với các bé chưa dừng ở đó! Bà mẹ cho con bú phục hồi nhanh hơn (bao gồm cả việc giảm trọng lượng dư thừa trong thời kì mang thai), và thường ít nghỉ làm hơn do con của họ khỏe mạnh.

Cho con bú cũng giúp bảo vệ bạn khỏi ung thư vú và ung thư buồng trứng, cũng như bệnh loãng xương. Và các prolactin tiết ra trong hệ thống của bạn trong thời gian cho bú tự nhiên cân bằng, điều này có thể rất quan trọng trong giai đoạn chuyển tiếp khi mới sinh con!

Sau tuần đầu tiên, sữa non sẽ biến thành sữa trưởng thành. Sau đó, nồng độ kháng thể tìm thấy trong sữa sẽ giảm, nhưng khối lượng của sữa được nâng lên. Nếu em bé của bạn được bú sữa mẹ, cơ thể của bé có thể vẫn tiếp tục đấu tranh chống lại virus, vi trùng và vi khuẩn, ngay cả trong trường hợp không có sữa non.

Có lẽ một trong những lợi ích lớn nhất cho cả các bà mẹ và trẻ sơ sinh trong quá trình bú sữa mẹ là mối liên hệ được tạo ra. Nuôi con bằng sữa mẹ là một cơ hội giúp bạn gần gũi với em bé của bạn, cả về thể chất và tình cảm, và nó là điều mà bạn chia sẻ với em bé của bạn mà không ai khác trên thế giới có thể làm được. Điều đó giúp tạo ra một mối quan hệ vững chắc duy nhất giữa mẹ và con và được bồi đắp trong suốt cả cuộc đời con bạn.

Lợi ích của sữa non:

  • Sữa non có hàm lượng cao các protein bao gồm cả các yếu tố tăng trưởng có lợi (IgF), axit béo chuỗi dài không bão hòa đa, carbohydrates, Vitamin A, Vitamin K và các kháng thể.
  • Bên cạnh đó nó có hàm lượng chất béo thấp, do đó trẻ có thể dễ dàng hấp thụ nó. Sữa non cung cấp hàm lượng chất dinh dưỡng cao trong một thể tích dung dịch thấp rất có ích với trẻ sơ sinh có hệ thống tiêu hóa vẫn đang trong quá trình hình thành. Sữa non có tác dụng nhuận tràng, mặc dù nhẹ, vẫn giúp hỗ trợ cho các em bé dễ thải hết phân su.
  • Nhờ sữa non, bilirubin dư thừa bị xóa bỏ. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa bệnh vàng da.
  • Sữa non ngăn không cho đường ruột của trẻ sơ sinh bị thấm, vì nó giúp niêm kín các lỗ. Nó tạo ra rào cản với đường tiêu hóa chống lại các chất lạ và nhạy cảm bên ngoài được người mẹ hấp thụ.
  • Sữa non cũng tốt cho người lớn. Sữa non có thể làm tăng nhanh việc chữa lành các vết bầm tím và thương tích, làm giảm các triệu chứng dị ứng, có thể làm tăng trí nhớ và sự tập trung, thúc đẩy quá trình mọc tóc và có thể làm cho tuyến tiền liệt của bạn hoạt động tốt hơn.
  • Sữa non có tất cả năm loại kháng thể immunoglobin IgA, IgD, IgE, IgG, và IgM. Sữa non giúp chống lại việc bị nhiễm trùng. Nó cũng giúp chủng ngừa khỏi các bệnh mãn tính do sự hiện diện của các phân tử được gọi là các yếu tố chuyển giao. Sự hiện diện của acid phytic, chất chống oxy hoá giúp chống lại căn bệnh ung thư. Sữa non có bạch cầu, một loại tế bào trắng với khối lượng lớn giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh, vi rút và vi khuẩn.
  • Sữa non có tác dụng như thuốc kháng sinh nhưng lại không có tác dụng phụ. Sữa non có thể được coi là một loại vắc xin tự nhiên tuyệt đối an toàn.
  • Sữa non giúp chữa lành các bệnh như đau nhức và mệt mỏi mãn tính, hen suyễn, thiếu máu, tiểu đường, cúm, bệnh trĩ, viêm nướu, lupus và bệnh gút. Nó cũng hữu ích trong việc làm lành chấn thương thần kinh, đau sau phẫu thuật, đau khớp, bệnh đa xơ cứng, rối loạn tuyến giáp, đột quỵ, và căng thẳng, loét, viêm gân, bệnh zona và hay nổi nóng.
  • Sữa non của bò và có thể được sử dụng như là một chất dinh dướng bổ sung tăng cường sức mạnh thể chất và khả năng miễn dịch nói chung. Sữa non của bò có lactoferrin, glycoprotein và proline- rich polypeptide (PRP). Chúng giúp con người chống lại triệu chứng suy giảm hệ miễn dịch. Nó cũng bảo vệ bệnh nhân khỏi căn bệnh tiêu chảy do khuẩn trùng cầu crypto gây ra.

Như vậy, có thể thấy rằng, Sữa non kết hợp trong mình các đặc tính của vắc-xin đa năng, kích thích tố sinh học và thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ hấp thụ nhất, rất cần thiết và có ích không chỉ đối với trẻ mà còn đối với người lớn.

Một số câu hỏi thường gặp về sữa non:

  • Tại sao lại xuất hiện sữa non ở mẹ mang thai? Sữa non là những giọt sữa đầu tiên đã có sẵn trong bầu vú và chỉ được tiết ra trong vòng vài ngày đầu sau khi sinh. Còn khi mang thai mà thấy xuất hiện chảy sữa là hormone prolactin chi phối sự tiết sữa. Bình thường khi cho con bú, tuyến yên – một tuyến nhỏ nằm ở sàn não – bài tiết ra prolactin kích thích vú sản xuất ra sữa và ức chế rụng trứng. Những mẹ khi mang thai có chỉ số prolactin cao, sẽ gây nên hiện tượng tiết sữa. Ngược lại, mẹ bầu nào có ít hormone này sẽ không có hiện tượng chảy sữa sớm.
  • Hiện tượng này thường xảy ra vào giai đoạn nào của thai kỳ? Hiện tượng tiết sữa non từ tháng thứ 6 trở đi là bình thường ở thai phụ. Nếu thấy dấu hiệu này trong quý I hoặc nửa đầu quý II, bạn nên đi khám, vì đây có thể là dấu hiệu thay đổi nội tiết trong cơ thể.
  • Sữa non trong gia đoạn này có đặc điểm gì? Lúc đầu, sữa có màu vàng và hơi dính. Về sau, sữa sẽ trắng hơn và trông giống như sữa thông thường. Sữa non có thể ra ít hoặc nhiều tùy từng lúc khác nhau. Có thể, bạn sẽ thấy nhiều hơn khi tắm dưới vòi nước nóng. Nếu không có thì cũng không có gì lo lắng, bởi sữa non sẽ về ngay sau sinh và khi cho con bú.
  • Phải chăng khi mang thai có sữa non thì sau sinh mới nhiều sữa và ngược lại? Quan điểm này hoàn toàn sai. Hiện tượng tiết sữa khi mang thai là do hormone prolactin, nên chẳng có sự liên quan nào giữa việc tiết sữa trong thai kỳ với lượng sữa được “sản xuất” khi bé chào đời. Trong giai đoạn cho con bú, sữa được sản xuất dựa trên hoạt động của tuyến sữa, dinh dưỡng, sức khỏe của người mẹ và nhu cầu bú của bé. Vì vậy, việc có sữa nhiều tuỳ thuộc vào những yếu tố này. Đặc biệt, ảnh hưởng rất nhiều từ việc cho con bú đúng cách và ý định nuôi con bú bằng sữa mẹ của chị em. Sữa sẽ tiết nhiều hơn nếu bạn cho bé bú sớm và thường xuyên.
  • Bầu vú to hay nhỏ có ảnh hưởng tới số lượng sữa không? Kích thước của vú không phải là yếu tố quyết định sữa nhiều hay ít. Vú bà mẹ to hay nhỏ khác nhau là do thành phần mô mỡ và mô liên kết nhiều hay ít, còn mô tuyến tạo và tiết sữa thì hầu như tương đương nhau. Mẹ có nhiều sữa hay không phù thuộc vào dinh dưỡng, tâm lý, cách cho con bú, chứ không phải do bầu vú to hay nhỏ.
  • Một số bà bầu còn thấy trong sữa non có lẫn một chút máu. Điều đó có bình thường không? Nếu có một chút ít thì không sao, hiện tượng này là do sự phát triển quá nhanh về số lượng các mạch máu, tập trung quanh vùng ngực, nên khi căng tức thường chảy ra cùng sữa. Tuy nhiên, nếu sữa non có lẫn nhiều máu, đầu ngực bị sưng đỏ, căng đau, thì bạn nên đi khám vì đó có thể là biểu hiện bất thường.