Sữa bột cho bé và những nguy cơ tiềm ẩn không phải mẹ nào cũng biết!  Sữa công thức cho trẻ không phải là một sản phẩm vô trùng và phải được sử dụng cũng như bảo quản cẩn thận. Theo Dawn Walker, cựu giám đốc của Viện Sức khoẻ trẻ em Canada, một trong nhưng câu hỏi bà thường gặp nhất là “Liệu tôi có thể hâm nóng lại sữa công thức không?”. “Câu trả lời là không. Một khi sữa…

Có thể bạn quan tâm:

Sữa bột cho bé và những nguy cơ tiềm ẩn không phải mẹ nào cũng biết!  Sữa công thức cho trẻ không phải là một sản phẩm vô trùng và phải được sử dụng cũng như bảo quản cẩn thận. Theo Dawn Walker, cựu giám đốc của Viện Sức khoẻ trẻ em Canada, một trong nhưng câu hỏi bà thường gặp nhất là “Liệu tôi có thể hâm nóng lại sữa công thức không?”. “Câu trả lời là không. Một khi sữa công thức đã được pha nước ấm để sử dụng, nếu bạn tái hâm nóng, vi khuẩn sẽ sinh sôi một cách nhanh chóng. Điều này rất nguy hiểm”…

  • Tư vấn cách chọn sữa nước uống liền phù hợp cho trẻ
  • Cách phân loại sữa bột công thức cho trẻ sơ sinh
  • Sữa cho trẻ 0 đến 6 tháng tuổi
  • Lượng sữa tiêu chuẩn cho trẻ sơ sinh đến 1 tuổi

Sữa bột cho bé và những nguy cơ tiềm ẩn không phải mẹ nào cũng biết!

Do là sản phẩm nhân tạo, nên bất kỳ loại sữa bột công thức nào cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đi kèm với chúng. Pha chế không đúng cách Sữa công thức cần phải được pha chính xác theo hướng dẫn. Một số phụ huynh có thể cho quá nhiều nước, làm loãng sữa và điều này có thể dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng.

Ngược lại, số khác có xu hướng pha quá ít nước, thường nhằm tăng lượng chất dinh dưỡng cho mỗi cữ sữa của trẻ, nhưng vô tình có thể dẫn đến hậu quả là trẻ bị thiếu nước, táo bón và hại thận. Nhiễm độc Các hãng sản xuất sữa công thức tuyên bố, quy trình quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm của họ thuộc dạng khắt khe nhất trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.

Tuy nhiên, bất kì thực phẩm nhân tạo nào đều chứa đựng nguy cơ về nhiễm bẩn hoặc nhiễm độc. Nhắc đến scandal sữa bột cho trẻ em thì vụ bê bối sữa Trung Quốc nhiễm melamine năm 2008 là lớn nhất trong lịch sử. Khi đó, melamine – một loại hóa chất chỉ được dùng trong ngành công nghiệp, đã bị những kẻ hám lợi đưa trái phép vào sữa bột nhằm giả tạo hàm lượng đạm cao, khiến hơn 300.000 trẻ bị ốm và 6 trẻ tử vong do suy thận hoặc sỏi thận.

Sữa bột cho bé và những nguy cơ tiềm ẩn không phải mẹ nào cũng biết!
Sữa bột cho bé và những nguy cơ tiềm ẩn không phải mẹ nào cũng biết!

Vụ bê bối đã ảnh hưởng đến nhiều nước có nhập sản phẩm sữa nhiễm melamine từ Trung Quốc, đồng thời làm giảm sút niềm tin của người tiêu dùng trên khắp thế giới đối với sản phẩm “made in China”.

Trong những năm gần đây cũng đã có vài vụ bê bối sữa bột nhiễm bẩn nhỏ, lẻ bị phanh phui. Chẳng hạn như tháng 11/2012, hãng sữa nổi tiếng thế giới Nestle phải thu hồi hơn 200.000 hộp sữa hương sô-cô-la Nesquik trên toàn nước Mỹ. Động thái này diễn ra ngay sau khi Omaya Inc, nhà cung cấp thành phần sữa bột cho hãng Nestle, thu hồi một số sản phẩm nguyên liệu có chứa cacbonat canxi vì lo ngại nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella.

Gần đây nhất, ngày 4/8 vừa qua, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết đã nhận được tin từ Đại sứ quán New Zealand tại Việt Nam thông báo, Bộ Công nghiệp cơ bản New Zealand vừa phát hiện các sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ nhỏ có chứa whey protein concentration (Công ty Fonterra New Zealand sản xuất) bị nhiễm Clostridium Botulinum (vi khuẩn này có thể gây liệt cơ, đường hô hấp, ngộ độc) xuất khẩu sang Việt Nam, Trung Quốc, Úc và Ả rập Xêút … Nhà chức trách nước ta đã nhanh chóng yêu cầu thu hồi các lô sữa của Dumex, Karicare và Abbott có chứa whey protein concentrate nghi có nhiễm khuẩn.

Sữa công thức cho trẻ không phải là một sản phẩm vô trùng và phải được sử dụng cũng như bảo quản cẩn thận. Theo Dawn Walker, cựu giám đốc của Viện Sức khoẻ trẻ em Canada, một trong nhưng câu hỏi bà thường gặp nhất là “Liệu tôi có thể hâm nóng lại sữa công thức không?”. “Câu trả lời là không. Một khi sữa công thức đã được pha nước ấm để sử dụng, nếu bạn tái hâm nóng, vi khuẩn sẽ sinh sôi một cách nhanh chóng. Điều này rất nguy hiểm”, Walker nhấn mạnh. Lời khuyên của các chuyên gia là, để an toàn, bạn không nên để trẻ uống phần sữa thừa còn lại từ lần pha trước.

Nguy cơ bệnh tật:

Thống kê cho thấy, trẻ ăn sữa công thức thường dễ bị mắc các bệnh như cảm lạnh, viêm tai giữa, dị ứng đạm sữa, tiêu chảy, viêm đường tiết niệu và viêm phổi do vi khuẩn. Một nghiên cứu lớn đối với các bé từ 2 – 7 tháng tuổi phát hiện, nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa tỉ lệ thuận với lượng sữa công thức trong chế độ ăn của trẻ. Đặc biệt, ở những đứa trẻ được nuôi bằng sữa công thức, nguy cơ cao gấp đôi so với các bạn cùng trang lứa chỉ bú mẹ.

Trẻ ăn sữa bột cũng đối mặt với nguy cơ bị béo phì cao hơn. Chúng phát triển cũng như tăng cân nhanh chóng hơn, và tính trung bình, cũng thường mập mạp hơn trẻ bú mẹ. Do bố/mẹ là người quyết định lượng sữa pha bao nhiêu sữa pha và thời điểm uống sữa nên các bé ăn sữa bột có thể không học được cách đọc tín hiệu của cơ thể tốt như trẻ bú mẹ theo nhu cầu.

Một mối quan ngại khác là, trẻ ăn sữa công thức có thể đối mặt với nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 1 cao hơn. Theo một số nghiên cứu, tỉ lệ mắc bệnh này ở trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa bột hoặc trẻ chỉ được bú mẹ dưới 3 tháng cao hơn hẳn những bạn đồng trang lứa được bú mẹ hoàn toàn hoặc trên 3 tháng. Các nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng, uống sữa bò sớm làm tăng khả năng phát triển một loại kháng thể thường được tìm thấy ở những trẻ bị bệnh tiểu đường.

Bị “móc túi”

Các nhà kinh doanh nhạy bén nắm bắt được chính là tâm lý sính mua đồ đắt tiền của người dân hiện nay. Những gia đình có điều kiện thường cho rằng, cứ sữa đắt tiền hẳn phải là sữa tốt. “Nắm được tâm lý này, một số hãng đã tăng giá bán như muốn khẳng định sản phẩm của mình là tốt nhất, tuyệt vời nhất” như lời của một chuyên gia trong ngành.

Thống kê cho thấy, chỉ trong 8 tháng đầu năm nay, giá sữa đã tăng tới 5 lần, mức tăng thêm từ 8 – 9% tùy loại, có loại tăng giá 15%. Trong khi tình hình quản lý giá sữa bị buông lỏng, cộng thêm xu hướng chuộng sữa bột đắt tiền hiện nay, các bậc phụ huynh đang vô tình bị “móc túi” mà không hay biết.

Điều các bậc cha mẹ cần lưu ý khi chọn sữa bột cho con là phải chọn loại phù hợp với khả năng hấp thụ cũng như điều kiện kinh tế của gia đình. Loại sữa đó cũng nên có nhãn mác, xuất xứ rõ ràng và đã qua kiểm định chất lượng cũng như được phép lưu hành tại Việt Nam. Việc pha dùng sữa bột cũng cần tuân thủ hướng dẫn in trên bao bì sản phẩm cũng như của các nhà chuyên môn. Chúc các mẹ sẽ chọn được loại sữa tốt và an toàn cho bé!