Nếu chỉ nghe tên, nhiều người vẫn nghĩ mình sẽ được ăn một món ăn mô phỏng hình dáng viên sỏi. Thực chất, sỏi mầm ở đây chỉ được dùng trong quá trình chế biến chứ không phải thành phần món ăn.Khi gọi sỏi mầm, thực khách sẽ được thưởng thức món thịt lợn rừng chế biến theo một cách đặc biệt. Mỗi suất ăn bao gồm 3-4 viên sỏi được nung thật nóng, dùng để nướng chín…
Có thể bạn quan tâm:
Nếu chỉ nghe tên, nhiều người vẫn nghĩ mình sẽ được ăn một món ăn mô phỏng hình dáng viên sỏi. Thực chất, sỏi mầm ở đây chỉ được dùng trong quá trình chế biến chứ không phải thành phần món ăn.
Khi gọi sỏi mầm, thực khách sẽ được thưởng thức món thịt lợn rừng chế biến theo một cách đặc biệt. Mỗi suất ăn bao gồm 3-4 viên sỏi được nung thật nóng, dùng để nướng chín thịt heo rừng. Bởi thế, cũng có người gọi sỏi mầm là món lợn rừng nướng sỏi.
Khi gọi sỏi mầm, thực khách sẽ được thưởng thức món thịt lợn rừng chế biến theo một cách đặc biệt. Ảnh: Internet.
Người dân vùng Hậu Giang cho rằng, thiếu đi sỏi mầm, món ăn sẽ mất đi hồn cốt của nó, vì vậy họ đã lấy nguyên liệu độc đáo này dùng để gọi tên cho món ăn. Không phải món ăn cầu kỳ, nhưng muốn thưởng thức sỏi mầm ngon thì phải có nguyên liệu chuẩn và sự khéo léo của đầu bếp khi tẩm ướp thịt. Thịt phải là thịt lợn rừng được người dân tộc nuôi thả trên đồi núi. Vì phải tự kiếm ăn trong môi trường tự nhiên, vận động nhiều nên thịt lợn rừng săn chắc, thơm ngon, ít mỡ, rất thích hợp để làm món sỏi mầm.
Lợn rừng sau khi được giết mổ và sơ chế cần treo lên để ráo nước. Theo kinh nghiệm của người Hậu Giang, muốn cho thịt còn nguyên vị, tươi ngon thì không nên rửa bằng nước vì như thế thịt sẽ bị nhão, không còn săn chắc.
Thịt lợn rừng được nướng với sỏi mầm. Ảnh: Internet.
Sau khi thịt được thấm khô bằng khăn sạch, với đôi bàn tay khéo léo, người đầu bếp thái thịt cho thật đều với độ mỏng vừa phải rồi ướp chung với các gia vị như tiêu, hành, tỏi, ớt, ngò gai (mùi tàu), bột ngọt… trong khoảng 15 phút để thấm đều. Vậy là khâu sơ chế đã được hoàn thành. Phần nấu nướng sẽ do thực khách hoàn toàn tự tay đảm nhiệm.
Món sỏi mầm không chỉ lạ ở cái tên mà cách thưởng thức cũng thật đặc biệt. Món ăn bày ra ban đầu chỉ là một cái đĩa to, xung quanh có những loại rau như xà lách, cải bắp xắt mỏng, điểm tô một ít rau thơm và những miếng ớt chín đỏ. Ở giữa đĩa đặt chiếc lá sung và trên đó có những hòn sỏi đã được nung thật nóng. Cuối cùng, đầu bếp mới mang lên đĩa thịt heo rừng đã ngấm gia vị.
Thịt nướng chín được cuốn trong rau xà lách cùng các loại rau thơm chấm mắm tỏi ớt vô cùng đượm vị. Ảnh: Internet.
Nhanh tay gắp những miếng thịt cho lên sỏi, sức nóng từ viên sỏi sẽ nướng và giúp làm chín thịt. Tiếng xèo xèo ngay lập tức vang lên khiến bữa ăn của bạn thêm rộn ràng và được mong chờ hơn bao giờ hết. Điều thú vị là thực khách sẽ được tự tay nướng thịt mà không cần dùng lửa, không sợ khói ám vào người. Tùy theo khẩu vị mà bạn điều chỉnh thời gian để lật mặt thịt, nướng xém vàng hay vừa chín tới.
Sỏi mầm còn được dùng chế biến nhiều món ngon khác. Ảnh: Dân Việt.
Thính giác được nghe tiếng xèo xèo vui nhộn, còn khứu giác thì tha hồ vấn vương với những làn khói nhè nhẹ quyện theo vị thơm của lợn rừng nướng. Thực khách sẽ được mãn nhãn hơn với những miếng thịt thấm đầy gia vị vàng ươm xếp bên cạnh màu xanh, sắc đỏ của rau và ớt. Tất cả hòa quyện với nhau khiến bạn không thể chối từ.
Thịt nướng chín được cuốn trong rau xà lách cùng các loại rau thơm, chấm cùng nước mắm chua cay ngọt.
Cắn một miếng thịt cuốn, thực khách sẽ cảm nhận được hương vị ngọt thơm đặc trưng của thịt lợn rừng quyện với hương thơm thanh mát, ngọt giòn, cay cay của rau thơm, xen lẫn với đó là vị chua dịu đượm đà của mắm ớt.
Thảo Nguyên (TH)