Bánh chưng Tranh Khúc, cam Canh, bưởi Diễn, đào Nhật Tân… không biết tự lúc nào đã trở thành một trong những tiêu chí của người iêu dùng sắm Tết cổ truyền.Những cành đào xuân khoe sắc thắmDẻo thơm bánh chưng Tranh KhúcNhững chiếc bánh chưng xanh mướt ngoài hương vị thơm ngon, béo dẻo của nếp mới, đậu xanh và thịt mỡ, còn mang ý nghĩa vô cùng quan trọng trong ngày Tết cổ truyền dân…
Có thể bạn quan tâm:
Bánh chưng Tranh Khúc, cam Canh, bưởi Diễn, đào Nhật Tân… không biết tự lúc nào đã trở thành một trong những tiêu chí của người iêu dùng sắm Tết cổ truyền.
Những cành đào xuân khoe sắc thắm
Dẻo thơm bánh chưng Tranh Khúc
Những chiếc bánh chưng xanh mướt ngoài hương vị thơm ngon, béo dẻo của nếp mới, đậu xanh và thịt mỡ, còn mang ý nghĩa vô cùng quan trọng trong ngày Tết cổ truyền dân tộc. Tượng trưng cho đất mẹ bao la, gói gọn một nền văn minh lúa nước, thể hiện lòng hiếu thuận của con cái, là hình ảnh của sự sinh sôi nảy nở, mang đến sự tốt lành cho năm mới, bánh chưng xanh từ lâu đã trở thành linh hồn của Tết Việt.
Những chiếc bánh chưng Tranh Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) hầu hết được gói bằng tay, nhưng chiếc nào chiếc nấy vuông vức và đều tăm tắp. Người dân trong làng cũng ít khi bán lẻ mà thường làm theo đơn đặt hàng của khách, từ hàng chục đến hàng trăm chiếc. Tùy theo cỡ mà mỗi chiếc bánh có giá khác nhau, từ 25.000 đến 50.000 đồng, thậm chí, 70.000 đến 100.000 đồng nếu khách có nhu cầu.
Muôn sắc làng Nhật Tân
Gần Tết Nguyên Đán, làng hoa Nhật Tân trở nên rộn ràng hơn bao giờ hết. Những cành hoa đào xuân bung nở khoe sắc thắm thu hút không chỉ người đến mua hoa mà còn cả khách du lịch đến thăm thú, chụp ảnh. Đắt khách vẫn nhất là đào bích, bông to, dày cánh, đậm màu – loại đào nổi tiếng Nhật Tân.
Những vườn quất cảnh ở đây cũng rất hút khách nhờ quả to, chĩu chịt, màu vàng đều, đẹp mắt. Những ngày này, Nhật Tân luôn nhộn nhịp khách từ các nơi đến chọn và đặt mua đào, quất chơi dịp Tết. Giá cũng tùy cây, từ vài trăm đến cả chục triệu đồng. Bạn không mua cũng có thể đến chụp ảnh tại các nhà vườn để ghi lại khoảnh khắc giao mùa tuyệt đẹp.
Hoa đào xuống phố. Ảnh: MH
Vàng óng miến dong Cự Đà
Cách trung tâm Thủ đô khoảng 20km, làng Cự Đà, Thanh Oai, Hà Nội không chỉ là nơi lưu giữ nhiều ngôi nhà cổ vẹn nguyên lối kiến trúc Việt ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ, mà còn được biết đến là một làng nghề sản xuất miến lớn nhất tại miền Bắc.
Miến dong là thành phần không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết, nên dịp này, người dân Cự Đà đã phải chạy đua cùng thời gian để làm miến đáp ứng nhu cầu của thị trường. Làng Cự Đà ấn tượng bởi màu vàng óng ả của sợi miến xen lẫn cùng màu trầm nâu cổ kính của những ngôi nhà cổ. Ngoài miến vàng, miến dong màu trắng đục cổ truyền của làng Cự Đà cũng rất được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt trong dịp Tết. Miến ở đây nổi tiếng dai nhưng vẫn rất mềm, không bị nát, thơm và ngọt khi nấu.
Vàng óng sắc miến Cự Đà
Ngát thơm bưởi Diễn
Trong mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Bắc không thể thiếu màu vàng của bưởi và loại bưởi được ưa dùng nhất ở Hà Nội chính là bưởi Diễn ở Phú Diễn, Minh Khai (Bắc Từ Liêm).
Bưởi diễn ngon là những quả to vừa phải, căng tròn, vỏ vàng, không sần sùi và cầm chắc tay. Bưởi Diễn có thể để được cả năm và muốn bảo quản được lâu nên bôi vôi vào cuống bưởi, để ở những khu vực khô ráo, thoáng mát. Sau khoảng 1 – 2 tuần, lật bưởi úp xuống để cho bưởi xuống nước sẽ có vị ngọt đậm đà hơn.
Ngày nay, bưởi Diễn vẫn được nhiều người ưa thích, nổi tiếng là thức quả ngon. Cây bưởi Diễn được chăm sóc theo một kỹ thuật riêng, đã vượt bưởi gốc Đoan Hùng ngày trước, quả trở nên tròn quả và đẹp mã. Ruột tôm giòn, ăn vào ngọt mát, dư vị thơm mãi nên ai cũng ưa chuộng.
Không chỉ đẹp mắt, cách thưởng thức của loại quả đặc biệt này càng khiến nó trở nên khác biệt và giá trị. Khi bưởi được hái xuống, không nên bổ ăn ngay. Bưởi sau khi ngắt xuống nên để bưởi xuống nước, ăn sẽ ngọt đậm vị hơn và múi bưởi căng mọng đầy hấp dẫn.
Bưởi để lâu, vỏ bưởi bị khô quắt lại nhưng múi bưởi bên trong vẫn vàng ươm, ngọt lịm, mùi thơm ngây ngất lòng người.
Thiên Trường