Chúng ta đều biết về tầm quan trọng của việc khám sức khoẻ trước khi mang thai, trong việc đảm bảo sức khỏe của bà bầu và em bé. Bạn sẽ tự hỏi: “Tại sao bắt đầu lo lắng trước khi mình mang thai?”. Tuy nhiên, các bác sĩ có thể tiến hàng các xét nghiệm, để đảm bảo rằng bạn và chồng của bạn không có bất kỳ căn bệnh tiềm ẩn nào, có thể ảnh hưởng đến việc mang thai hoặc…

Có thể bạn quan tâm:

Chúng ta đều biết về tầm quan trọng của việc khám sức khoẻ trước khi mang thai, trong việc đảm bảo sức khỏe của bà bầu và em bé. Bạn sẽ tự hỏi: “Tại sao bắt đầu lo lắng trước khi mình mang thai?”. Tuy nhiên, các bác sĩ có thể tiến hàng các xét nghiệm, để đảm bảo rằng bạn và chồng của bạn không có bất kỳ căn bệnh tiềm ẩn nào, có thể ảnh hưởng đến việc mang thai hoặc cơ hội mang thai. Bác sĩ cũng có thể cho bạn lời khuyên về thói quen ăn uống, chế độ vận động, lối sống,… mang lại nhiều lợi ích cho quá trình mang thai của bạn sau này. Một số nghiên cứu cho rằng, khám sức khoẻ trước khi mang thai có thể làm tăng khả năng mang thai và giảm nguy cơ sảy thai hoặc dị tật bẩm sinh.

Nội Dung Chính

    Bạn có thể mong đợi gì từ việc khám sức khoẻ trước khi mang thai?

    Tầm soát một số bệnh lý trong thời kỳ tiền mang thai

    Những lưu ý khác trước khi mang thai

Bạn có thể mong đợi gì từ việc khám sức khoẻ trước khi mang thai?

Bác sĩ của bạn sẽ yêu cầu làm một số kiểm tra trước khi mang thai, bắt đầu bằng việc nghiên cứu bệnh sử đầy đủ từ cả bạn và chồng của bạn. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm như, xét nghiệm máu hay phết tế bào cổ tử cung, để đảm bảo rằng cả hai bạn đều không có căn bệnh lây truyền nào có thể ảnh hưởng đến việc mang thai, hoặc cơ hội thụ thai của bạn. Bên cạnh đó, bác sĩ của bạn cũng có thể kiểm tra và phát hiện các bệnh như:

    Rubella hay sởi.

    Thuỷ đậu.

    HIV.

    Viêm gan B.

    Mụn rộp.

    Các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác (như chlamydia, giang mai và lậu).

    Vấn đề về tuyến giáp (với xét nghiệm TSH).

    Các bệnh lý khác, chẳng hạn như toxoplasmosis và parvovirus B19 (còn gọi là bệnh thứ năm).

khám sức khoẻ trước khi mang thaiKiểm tra tiền sản giúp phát hiện những bệnh về di truyền.

Cuối cùng, tùy thuộc vào đặc điểm di truyền  của bạn, bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện các xét nghiệm di truyền để phát hiện các bệnh lý:

    Thiếu máu hồng cầu hình liềm.

    Bệnh thalassemia (một dạng thiếu máu di truyền).

    Một số bệnh lý về di truyền khác.

Nếu đã đến lúc bạn cần tiêm bổ sung vắc-xin, bác sĩ sẽ đề nghị bạn tiêm bổ sung và điều này tốt hơn khi bạn chưa có thai. Bởi vì một vài loại vắc-xin cụ thể, chẳng hạn như MMR (sởi-quai bị-rubella), varicella (vi rút gây bệnh thủy đậu) hoặc vắc-xin viêm gan A làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Các chuyên gia khuyên rằng, bạn nên đợi ít nhất 28 ngày sau khi tiêm một trong số những loại vắc-xin này rồi mới cố gắng mang thai.

Tầm soát một số bệnh lý trong thời kỳ tiền mang thai

khám sức khoẻ trước khi mang thaiViệc sử dụng thuốc cần được lưu ý khi mang thai.

Nếu bạn có tiền sử bệnh lý, chẳng hạn như bệnh động kinh, huyết áp cao, hen suyễn, tiểu đường hoặc rối loạn tuyến giáp, thì việc tìm đến một cơ sở y tế hoặc một bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn là hết sức quan trọng.

Không chỉ là quan trọng để kiểm soát các bệnh này trong suốt thai kỳ, mà còn vì lợi ích của bạn và em bé. Một số loại thuốc phổ biến được sử dụng để điều trị các bệnh lý này – chẳng hạn như huyết áp cao và thuốc chống động kinh – có thể có tác dụng phụ ảnh hưởng đến em bé của bạn.

Đặc biệt là nếu một trong đó là loại thuốc mà bạn hiện đang sử dụng, bác sĩ có thể đề nghị ngưng sử dụng hoặc thay thế. Trước khi thụ thai, bạn và bác sĩ của bạn sẽ cần thảo luận về tất cả các loại thuốc bạn đang dùng, bao gồm cả các loại thuốc không kê đơn.

Những lưu ý khác trước khi mang thai

Bác sĩ của bạn có thể sẽ đưa ra một số lời khuyên cho bạn nếu bạn đang cố gắng thụ thai như:

    Uống 0,4 mg axit folic mỗi ngày. Axit folic tự nhiên xuất hiện trong các loại rau lá xanh và nhân tạo trong các sản phẩm bột và gạo tăng cường. Được các chuyên gia khuyên rằng giúp làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh nhất định. Nếu bạn đã có thai trước đó, và thai nhi của bạn bị dị tật bẩm sinh về não hoặc tủy sống, bác sĩ có thể sẽ khuyên dùng liều cao hơn, khoảng 4 mg axit folic mỗi ngày.

    Tránh dùng thuốc và rượu. Không chỉ nên dừng sử dụng bất kỳ loại thuốc không rõ cách sử dụng, mà bạn còn nên tham khảo bác sĩ về tất cả các loại thuốc và thuốc bổ mà bạn đang sử dụng.

    Bỏ thuốc lá. Hút thuốc có thể làm cho việc mang thai khó khăn hơn và nó gây ra rủi ro mắc dị tật bẩm sinh cho thai nhi.

khám sức khoẻ trước khi mang thaiDuy trì chế độ vận động lành mạnh để thai nhi khoẻ mạnh.

    Ăn uống tốt và tập thể dục. Thừa cân hoặc thiếu cân có thể làm tăng rủi ro khi mang thai. Phát triển thói quen tập thể dục thường xuyên. Bác sĩ cũng có thể khuyên bạn nên tránh một số loại cá, chẳng hạn như cá kiếm, cá thu vua và cá mập, vì chúng có thể chứa thủy ngân có thể gây ra vấn đề trong thai kỳ.

    Đến nha sĩ kiểm tra. Có nghiên cứu cho thấy bệnh nướu răng – nhiễm trùng nướu do mảng bám – có thể làm tăng nguy cơ sinh non hoặc nhẹ cân. Điều quan trọng đối với phụ nữ là cố gắng thụ thai để điều trị bệnh nướu răng nếu họ mắc bệnh và nếu không, hãy thực hành vệ sinh răng miệng tốt để ngăn ngừa bệnh phát triển.

Hãy nghĩ về những thay đổi mà việc sinh con sẽ mang lại trước khi bạn mang thai. Việc sinh con sẽ ảnh hưởng đến mọi thứ trong cuộc sống của bạn – sự nghiệp, tài chính và mối quan hệ của bạn với vợ lẫn chồng. Chín tháng có thể là một thời gian khá ngắn để tìm hiểu tất cả những vấn đề đó, vì vậy bác sĩ của bạn có thể đưa ra một số lời khuyên sẽ giúp bạn sẵn sàng.