Thương hiệu lâu đờiTheo các cụ cao niên ở xã Cầu Lộc, từ thời phong kiến đến thời Pháp thuộc, xã Cầu Lộc được biết đến với nghề truyền thống sản xuất đặc sản rượu quê thơm, ngon, tinh khiết, chuyên cung cấp cho các tầng lớp quan lại trong triều đình và các “quan Tây”. Thời hưng thịnh, toàn xã có tới 90 đến 95% hộ gia đình sinh sống bằng nghề nấu rượu để kiếm sống,…
Có thể bạn quan tâm:
Thương hiệu lâu đời
Theo các cụ cao niên ở xã Cầu Lộc, từ thời phong kiến đến thời Pháp thuộc, xã Cầu Lộc được biết đến với nghề truyền thống sản xuất đặc sản rượu quê thơm, ngon, tinh khiết, chuyên cung cấp cho các tầng lớp quan lại trong triều đình và các “quan Tây”. Thời hưng thịnh, toàn xã có tới 90 đến 95% hộ gia đình sinh sống bằng nghề nấu rượu để kiếm sống, đồng thời tận dụng nguồn bã rượu để chăn nuôi lợn thịt. Thu nhập từ nghề đã góp phần không nhỏ vào việc ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân địa phương.
Thương hiệu rượu Cầu Lộc đã có mặt trên cả nước
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước diễn ra ác liệt, cả nước cùng nhau thực hiện khẩu hiệu “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, nhân dân huyện Hậu Lộc tích cực huy động sức người, sức của cho chiến trường miền Nam. Trên phạm vi toàn miền Bắc nói chung và Cầu Lộc nói riêng, nghề nấu rượu bị cấm sản xuất để tiết kiệm lúa, gạo. Từ đó, thương hiệu rượu Cầu Lộc bị mai một dần, trong xã chỉ còn một số hộ nấu rượu “chui” phục vụ cho sinh hoạt trong gia đình. Sau ngày hòa bình, một số hộ dân quay trở lại sinh sống bằng nghề, nhưng nhu cầu của thị trường không còn, dân xã Cầu Lộc muốn giữ nghề phải bươn chải, đem hàng đi bán rong, bán cất cho các hàng quán trong huyện và các địa phương lân cận.
Hôm nay, khi nghề nấu rượu được khôi phục, chất men say như quyện cả tập tục truyền thống văn hóa lâu đời trong mỗi gia đình, mỗi dòng tộc… làm nên một sự khác biệt, một nét quê ấm áp, nồng nàn. Theo đó, đặc sản rượu quê đã và đang giúp người dân xã Cầu Lộc ổn định và ngày càng nâng cao cuộc sống. Cả xã có 1.712 hộ thì có tới 70% số hộ làm nghề nấu rượu, thực tế nhiều hộ đã giàu lên từ nghề này. Điển hình như gia đình chị Nguyễn Thị Hạnh ở làng Cầu Thôn, mỗi ngày bình quân cung cấp cho thị trường 40 đến 50 lít rượu. Đây chính là nơi cung cấp nguồn rượu Chi Nê chủ yếu cho Công ty Cổ phần thương mại Hậu Lộc. Gia đình còn tận dụng bã rượu chăn nuôi lợn, gia cầm, thu nhập bình quân mỗi năm lên tới hàng trăm triệu đồng.
Rượu Cậu Lộc đã được xây dựng thành thương hiệu rượu Chi Nê, sản phẩm có mặt trên thị trường trong và ngoài tỉnh
“phương thuốc” cho làng…
Ở làng rượu Cầu Lộc danh tiếng, người có khả năng nhận biết thuốc bắc, chia và pha trộn như thế nào cho hợp với nhiệt độ thời tiết theo mùa, để cho ra đúng “tinh hoa” của rượu Cầu Lộc giờ chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Theo hướng dẫn của anh Nguyễn Bá Tĩnh, Giám đốc HTX rượu Cầu Lộc, chúng tôi đến thăm gia đình ông Nguyễn Trọng Long, người đang nắm giữ bí quyết cắt thuốc bắc, làm men rượu, tạo nên chất men riêng của rượu Cầu Lộc. Ông chia sẻ, sinh ra ở làng rượu Cầu Lộc trong một gia đình nhiều đời theo nghề nấu rượu và làm men rượu nên ngay từ nhỏ, ông Long đã “bén hơi rượu”. Khi còn là một thiếu niên, ông đã nhiều lần theo ông và cha mình đi bán rượu đến các vùng trong tỉnh để học hỏi và mang những con giống hiệu quả kinh tế cao về chăn nuôi để tận dụng bã rượu, phát triển kinh tế gia đình. Những năm 70, việc nấu rượu bị cấm, ông luôn trăn trở phải làm một điều gì đó cho “rượu Cầu” quê hương. Năm 1992, ông bắt tay vào xây dựng cơ sở sản xuất rượu, làm men và làm thuốc Bắc. Giờ đây, khi tuổi đã xế chiều, ông thu hẹp dần xưởng sản xuất, việc chủ yếu là phát huy phương thuốc gia truyền, làm nên thứ men riêng từ 36 vị thuốc bắc để phục vụ cho bà con trong làng. Ông Long cũng mạnh dạn tìm ra những hương vị mới mà theo ông: rượu Cầu Lộc sẽ phù hợp được với tất cả người uống, sẽ chinh phục được cả “những tay uống rượu khó tính nhất”.
Ông Long và Tĩnh kiểm tra chất lượng men trước khi ủ rượu
Theo ông Long, nghề nấu rượu cũng công phu lắm. Để có được một mẻ rượu ngon, trước hết người làm nghề phải có cái tâm, thực hiện nghiêm ngặt các quy trình nấu rượu. Từ nguồn nước quý giá đến cách chọn gạo, kết hợp với thứ men rượu được bào chế từ 36 vị thuốc bắc và những bí quyết gia truyền, rượu Cầu Lộc chỉ ngon khi được người Cầu Lộc nấu trên chính đất quê hương. Đây chính là món quà mà thiên nhiên đã ban tặng người dân nơi đây. Vì thế, suốt bao đời nay, người dân Cầu Lộc đã kiên trì gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề riêng độc đáo của cha ông mình với niềm tự hào, kiêu hãnh. Hiện nay, rượu Cầu Lộc đã vượt ra khỏi lũy tre làng, đi đến khắp mọi nơi trong nước và quốc tế. Mỗi năm, Cầu Lộc cung cấp cho thị trường gần 6 triệu lít rượu và thu về trên 1 tỷ đồng từ nghề nấu rượu.
HOÀNG MINH