Cô Phạm Thị Hải Nguyệt tiến hành công đoạn ủ mắmTết “ấm” hơn nhờ… nước mắmÔng Trần Ngọc Vinh – Chủ tịch làng nghề nước mắm Nam Ô, Phó Giám đốc HTX Đông Hải đã hơn 70 tuổi, nhưng ông vẫn còn gắn bó sống chết với nghề làm nước mắm truyền thống ông cha truyền lại. Ông cho biết, nước mắm Nam Ô được bà con sản xuất quanh năm, nhưng dịp Tết sản lượng nước mắm tiêu…
Có thể bạn quan tâm:
Cô Phạm Thị Hải Nguyệt tiến hành công đoạn ủ mắm
Tết “ấm” hơn nhờ… nước mắm
Ông Trần Ngọc Vinh – Chủ tịch làng nghề nước mắm Nam Ô, Phó Giám đốc HTX Đông Hải đã hơn 70 tuổi, nhưng ông vẫn còn gắn bó sống chết với nghề làm nước mắm truyền thống ông cha truyền lại. Ông cho biết, nước mắm Nam Ô được bà con sản xuất quanh năm, nhưng dịp Tết sản lượng nước mắm tiêu thụ tăng gấp đôi, gấp ba ngày thường.
“Nước mắm Nam Ô với hương vị mặn mòi đặc trưng không lẫn vào đâu được đã trở thành thương hiệu uy tín được người dân khắp cả nước biết đến và tin tưởng đón nhận. Hădng năm cứ khoảng ngày 15 – 20 tháng Chạp là khách gần xa đã đặt mua hàng gần hết để làm quà tết cho bạn bè, người thân, để dự trữ cho gia đình. Các cơ quan nhà nước cũng đặt hàng nhiều lắm, họ biếu cho cán bộ, công nhân để làm quà tết, ai cũng nói đây là món quà ý nghĩa mà thiết thực. Tết này hơn 4.000 lít nước mắm gia đình tôi sản xuất đã được khách đặt mua gần hết, hiện tôi đang muối 4 tấn cá dự trù cho năm 2020 – 2021”, ông Vinh cho biết.
Nghề làm nước mắm cũng lắm công phu, theo bà con làm mắm, để có những mẻ nước mắm ngon, đảm bảo chất lượng, từ tháng 3 âm lịch người dân đã phải mua cá để chuẩn bị, nguyên liệu làm mắm chỉ có cá cơm than tươi được đánh bắt trực tiếp tại biển Nam Ô và muối sạch để ủ cùng, đặc biệt không dùng cá tạp sẽ ảnh hưởng đến màu và mùi vị của nước mắm, đặc biệt màu nước mắm từ cá cơm than cho ra màu vàng óng, sóng sánh, làm từ cá nục nhiều máu thì nước mắm sẽ bị bầm đen, nước mắm từ cá giò sẽ kém mùi vị…
Nước mắm Nam Ô chỉ ngon khi được làm từ loài cá cơm than
Cô Phạm Thị Hải Nguyệt (55 tuổi, tổ 48 P HH Nam, Q. Liên Chiểu), chủ cơ sở nước mắm Hiệp Hải cho biết, nghề làm nước mắm của gia đình cô truyền từ đời ông bà, bố mẹ, làm hoàn toàn bằng nguyên liệu cá và muối. Hàng năm gia đình cô nhận đơn đặt hàng từ đầu tháng 11 âm lịch, ngoài ra còn làm “gối đầu” để bán quanh năm. Tết 2020 – 2021, gia đình cô Nguyệt sản xuất khoảng 1.5000 lít nước mắm, bán ra các tỉnh thành như TP Hồ Chí Minh, Gia Lai, Hà Nội và hợp đồng với các cơ quan doanh nghiệp trên địa bàn thành phố cũng nhiều. “Họ mua để biếu cho người lao động, họ hàng, và giữ để dùng dần, vì nước mắm truyền thống bà con Nam Ô làm ra giữ được mấy năm không bị hỏng. Ngày trước thì chỉ bà con địa phương mua, nhưng giờ khách du lịch tìm trên mạng rồi gọi điện đặt hàng cũng nhiều, hoặc họ du lịch đến Đà Nẵng, gọi điện rồi mình giao hàng tại khách sạn cho họ. Vợ chồng cô là giáo viên, vài tháng nữa là nghỉ hưu, có cái nghề làm nước mắm là yên tâm rồi, không lo đói”, cô Nguyệt cười vui.
Nước mắm Nam Ô được bày bán
Tuổi đã cao, nhưng cô Lê Nguyễn Hoàng Tâm, 70 tuổi (55 tuổi, tổ 48 P. Hòa Hiệp Nam, Q. Liên Chiểu) vẫn trung thành với nghề làm nước mắm, cô cho biết đây là nghề truyền thống từ đời bà nội truyền lại, mỗi năm gia đình cô bán ra thị trường gần 2.000 lít nước mắm. “Nước mắm ở đây luôn nguyên chất loại 1, hoàn toàn không có chất bảo quản hay chất hóa học. Mỗi công đoạn tôi đều bảo quản rất kỹ lưỡng, tránh gió, mưa và nhiệt độ làm ảnh hưởng tới chất lượng của mắm, sản phẩm chất lượng thì mới tiêu thụ được nhiều, bán được nhiều nước mắm, bà con trong làng cũng đón tết vui hơn, ấm êm hơn”, cô Tâm chia sẻ.
Giữ làng nghề, phát triển thương hiệu
Ông Vinh trầm ngâm kể lại: Làng Nam Ô, khi xưa ông cha làng biển đánh bắt cá gọi là làng chài, lúc đó cá thì nhiều nhưng người lại ít nên chúng tôi mới đi học cách làm nước mắm truyền thống. Thời điểm đó nước mắm Nam Ô làm ra tuy chất lượng cao nhưng tiêu thụ ít vì bà con chưa biết cách quảng bá sản phẩm. Người dân làng làm pháo và đi nước ngoài nhiều, cho đến khi giải phóng, nhà nước đã cấm làm pháo và hướng cho bà con chuyển đổi ngành nghề làm nước mắm lại. Từ năm 2006, chính quyền đã đưa ra các chính sách hỗ trợ khôi phục làng nghề và vay vốn.
Dự án khôi phục làng nghề nước mắm truyền thống của TP Đà Nẵng kết hợp với UBND Q. Liên Chiểu đã đầu tư 50% nguồn vốn cho bà con, bà con bỏ ra 50% để làm. Ban đầu có 35 hộ, tập hợp thành “Làng nghề truyền thống Nam Ô”, năm 2020 – 2021 là được 120 hộ làm nước mắm, tuy nhiên một thời gian sau đó một phần làng nghề nằm trong diện giải tỏa đền bù, bà con phải chấp hành chủ trương, theo đó 60 hộ phải rời khỏi vị trí chỉ còn 43 hộ.
Sản phẩm nước mắm Nam Ô đã sẵn sàng ra thị trường “đón Tết”
Sợ nghề nước mắt truyền thống bị mai một theo thời gian, những người già trong làng đã vận động thế hệ con cháu mình kế nghiệp theo nghề, do vậy “kéo” được 53 hộ theo nghề, vẫn đảm bảo sản lượng cao: Năm 2020 – 2021 bà con muối 120 tấn cá, quy 60 ngàn lít nước mắm, tiêu thụ trong năm là 100%; Năm 2020 – 2021 muối 170 tấn cá, ra 85 ngàn lít nước mắm, tiêu thụ 100%; Năm 2020 – 2021 muối 200 tấn cá, cho ra 100.000 lít, bán 70.000 lít; Năm 2020 – 2021 là 30.000 lít…, ông Vinh tự hào kể vanh vách mà không cần nhìn sổ sách.
“Chúng tôi luôn nhắc nhở bà con phải làm nước mắm từ cái tâm, giữ gìn chất lượng, đừng bỏ chất bảo quản, chất hóa học vào, vừa hư nghề vừa hỏng nước mắm. Nhưng sản phẩm của nhà nào để nhà ấy nên chúng tôi không giám sát được. Chúng tôi mong chính quyền bố trí cho một mặt bằng đủ rộng, bà con sản xuất tập trung để chúng tôi kiểm soát chất lượng mắm”, ông Vinh nói.
Trong khi nhiều nơi sử dụng công nghệ hiện đại để làm nước mắm thì làng Nam Ô vẫn quyết giữ cách làm truyền thống từ bao đời nay. Đặc biệt trong thời buổi cạnh tranh,việc người tiêu dùng thông minh có xu hướng lựa chọn nước mắm sạch không hóa chất là một tín hiệu vui đối với bà con làng nghề, do vậy chính quyền cần có những chính sách hỗ trợ hiệu quả, tạo điều kiện cho bà con nơi đây yên tâm sản xuất.
NGỌC HÀ