Triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm gan virus chủ yếu gồm sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, da và củng mạc mắt vàng. Với các trường hợp nhiễm virus mạn tính, các triệu chứng thường không điển hình. Rất nhiều bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng và thường phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn như xơ gan nặng và ung thư tế bào gan.
Bệnh thường gặp: Sốt xuất huyết, Sốt siêu vi,…
Có thể bạn quan tâm:
Triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm gan virus chủ yếu gồm sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, da và củng mạc mắt vàng. Với các trường hợp nhiễm virus mạn tính, các triệu chứng thường không điển hình. Rất nhiều bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng và thường phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn như xơ gan nặng và ung thư tế bào gan.
Bệnh thường gặp: Sốt xuất huyết, Sốt siêu vi, bệnh sởi
Những dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm gan B bạn không nên bỏ qua
Bác sĩ Nguyễn Quang Tuấn, Trưởng khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, Việt Nam có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B cao, ở mức 10-20% dân số; 5% dân bị viêm gan C. Nhiều người này có thể chưa biểu hiện bệnh nhưng nếu không có cách dự phòng có thể diễn biến nặng hơn.
Theo bác sĩ, triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm gan virus chủ yếu gồm sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, da và củng mạc mắt vàng. Với các trường hợp nhiễm virus mạn tính, các triệu chứng thường không điển hình. Rất nhiều bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng và thường phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn như xơ gan nặng và ung thư tế bào gan.
“Chi phí kiểm tra để phát hiện viêm gan B và C không cao, nhưng khi đã bệnh thì điều trị rất đắt. Người nhiễm virus viêm gan B, tốt nhất nên uống thuốc suốt đời. Lý do vì virus nằm trong tế bào gan, không tìm thấy ở máu, nhưng chỉ cần dừng thuốc nó lại phát triển“, bác sĩ Tuấn nói.
Tại Việt Nam, hiện nay rất nhiều bệnh nhân phát hiện tình trạng nhiễm virus viêm gan B và C khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Do đó, để phát hiện sớm tình trạng nhiễm virus viêm gan, đặc biệt là virus viêm gan B và C, người bệnh cần được thăm khám và xét nghiệm.
Ví dụ nam giới khi biết nhiễm virus viêm gan thì cần có lối sống lành mạnh, đặc biệt là không uống rượu. Khi biết mình nhiễm virus thì chồng (vợ), con cũng nên đi xét nghiệm. Người chưa mang virus thì nên đi tiêm phòng ngay (viêm gan B đã có văcxin phòng).
Những người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh gan cao gồm:
– Người trong gia đình (bố mẹ, anh chị em ruột, vợ chồng, con cái) hoặc sống cùng người bị nhiễm virus viêm gan B, C.
– Những người có tiền sử chích ma túy, quan hệ tình dục không an toàn, chạy thận nhân tạo chu kỳ.
– Nhân viên y tế, những người trực tiếp chăm sóc người bệnh.
Điều trị: Các loại virus viêm gan A và E hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên chủ yếu là điều trị triệu chứng và nghỉ ngơi. Với virus viêm gan B và C mạn tính có thể sử dụng thuốc kháng virus nhằm ức chế sự nhân lên của virus, hạn chế các biến chứng của bệnh.
Cách phòng bệnh Viêm Gan:
- Trong 5 loại virus viêm gan thì viêm gan A và E lây theo đường tiêu hóa; viêm gan B, C và D lây theo đường máu, từ mẹ truyền sang con và quan hệ tình dục.
- Biện pháp phòng bệnh tốt nhất với virus viêm gan B là tiêm phòng văcxin cho trẻ theo chương trình Tiêm chủng mở rộng và cho tất cả mọi người chưa bị nhiễm virus. Bên cạnh đó cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh chung như sàng lọc máu, các chế phẩm của máu, sử dụng bơm kim tiêm một lần, quan hệ tình dục an toàn…
- Đối với phụ nữ nhiễm virus viêm gan B khi mang thai, người mẹ cần được làm xét nghiệm đánh giá tình trạng nhiễm virus viêm gan B để có biện pháp dự phòng lây truyền từ mẹ sang con. Chẳng hạn, mẹ uống thuốc kháng virus trong 3 tháng cuối thai kỳ khi tải lượng virus của mẹ cao và tiêm kháng huyết thanh cùng văcxin phòng bệnh cho trẻ ngay sau khi sinh.
- Virus viêm gan C chưa có văcxin phòng bệnh nên chủ yếu là các biện pháp chung như quan hệ tình dục an toàn, sàng lọc máu, các chế phẩm của máu, sử dụng bơm kim tiêm một lần…
Người lớn có nên tiêm văcxin viêm gan B?
Hỏi: Tôi 26 tuổi, nghe nhiều thông tin về nhiễm viêm gan B nên rất sợ. Tôi chưa từng chích ngừa, có nên chích bây giờ không? (Hoàng).
Đáp: Chào bạn, Viêm gan B là một bệnh nhiễm trùng do virus tấn công gan, có thể gây viêm gan cấp tính và mãn tính. Bệnh lây truyền qua tiếp xúc với máu hoặc các chất dịch khác của cơ thể người bị nhiễm bệnh. Việt Nam là nước có tỷ lệ hiện mắc viêm gan B cao, ước tính khoảng 8,6 triệu người nhiễm virus này. Tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B mạn tính được ước tính khoảng 8,8% ở phụ nữ và 12,3% ở nam giới. Đây là bệnh có thể dự phòng được bằng văcxin an toàn và hiệu quả. Hiệu quả của văcxin viêm gan B đạt 95% trong ngăn ngừa lây nhiễm và các hậu quả mãn tính của nó. Bạn có thể làm xét nghiệm tầm soát viêm gan B. Nếu chưa nhiễm bệnh và chưa có kháng thể chống virus này thì nên tiêm ngừa 3 liều văcxin phòng viêm gan siêu vi B.
Viêm gan có phải uống thuốc suốt đời?
Hỏi: Em bị viêm gan B đã điều trị từ tháng 7/2011 đến nay, ban đầu kết quả định lượng là 2.86X10^8. Bác sĩ cho uống thuốc hường xuyên và tái khám nhiều lần, kết quả định lượng gần đây là 84X10^0. Xin bác sĩ cho biết em có phải uống thuốc này suốt đời không? Vì điều kiện xa xôi em không đi tái khám hàng tháng được mà 3 hoặc 6 tháng mới đi một lần, vẫn uống thuốc đều đặn và xét nghiệm men gan ở bệnh viện địa phương. Con trai em khi sinh đã tiêm chủng viêm gan B rồi nhưng xét nghiệm lại không có kháng thể, dương tính, men gan của bé bình thường. Năm nay bé 8 tuổi, xin hỏi có phải uống thuốc điều trị gì không? Cảm ơn bác sĩ. (Linh)
Đáp: Kết quả xét nghiệm định lượng HBV DNA sau khoảng thời gian bạn điều trị viêm gan B mạn với Tenofovir hoặc Fudteno cho thấy có đáp ứng virus và bạn có thể tiếp tục điều trị với thuốc này. Do thuốc chỉ có tác động ức chế sự nhân lên của siêu vi chứ không tiêu diệt được chúng nên khi dừng thuốc, có khả năng siêu vi bùng phát trở lại. Vì thế rất nhiều trường hợp phải dùng thuốc lâu dài, thậm chí cả đời.
Có những trường hợp điều trị hiệu quả, có thể xem xét ngưng thuốc nhưng vẫn phải được theo dõi chặt chẽ vì tái phát cao. Bạn nên trao đổi với bác sĩ điều trị để được tư vấn cụ thể. Khi đáp ứng điều trị ổn định, bạn có thể được kê toa dùng thuốc liên tục và tái khám mỗi 3 tháng. Ngoài xét nghiệm men gan, bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm thêm một số xét nghiệm khác để đánh giá chức năng thận (có thể ảnh hưởng do thuốc), chức năng gan, tầm soát biến chứng xơ hóa gan, ung thư gan…
Trẻ em được sinh ra từ mẹ nhiễm siêu vi B, dù được chủng ngừa sau sinh vẫn có một tỷ lệ nhỏ bị nhiễm siêu vi này. Đa số các bé bị lây siêu vi B từ mẹ khi sinh sẽ không phát bệnh, men gan bình thường cho đến lúc trưởng thành và không điều trị thuốc kháng siêu vi trong giai đoạn này vì không cấp thiết và không hiệu quả. Bạn nên cho bé theo dõi định kỳ mỗi 3-6 tháng tại chuyên khoa để cháu có thể được điều trị thuốc kháng siêu vi kịp thời khi có chỉ định.
Theo: Tiến sĩ Lê Mạnh Hùng – Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM