Những câu hỏi thường gặp ở phụ nữ khi mang thai lần đầu: Em bé đạp, Đau lưng, Táo bón, Viêm bàng quang, Chóng mặt, Ợ nóng, Sẩy thai, Ốm ghén, Bệnh trĩ trong thời kỳ mang thai, Tiền sản giật, Đau bầu ngực, Xuất huyết, chảy máu và ra huyết trắng khi mang thai, Đau bụng trong thời kỳ mang thai, Rạn da, Sưng phù trong thời kỳ mang thai, Nấm Candida, Cảm giác mệt mỏi trong thời kỳ mang thai

17…

Có thể bạn quan tâm:

Những câu hỏi thường gặp ở phụ nữ khi mang thai lần đầu: Em bé đạp, Đau lưng, Táo bón, Viêm bàng quang, Chóng mặt, Ợ nóng, Sẩy thai, Ốm ghén, Bệnh trĩ trong thời kỳ mang thai, Tiền sản giật, Đau bầu ngực, Xuất huyết, chảy máu và ra huyết trắng khi mang thai, Đau bụng trong thời kỳ mang thai, Rạn da, Sưng phù trong thời kỳ mang thai, Nấm Candida, Cảm giác mệt mỏi trong thời kỳ mang thai

17 câu hỏi mà phụ nữ thường thắc mắc khi lần đầu mang thai

  1. Em bé đạp
  2. Đau lưng
  3. Táo bón
  4. Viêm bàng quang
  5. Chóng mặt
  6. Ợ nóng
  7. Sẩy thai
  8. Ốm ghén
  9. Bệnh trĩ trong thời kỳ mang thai
  10. Tiền sản giật
  11. Đau bầu ngực
  12. Xuất huyết, chảy máu và ra huyết trắng khi mang thai
  13. Đau bụng trong thời kỳ mang thai
  14. Rạn da
  15. Sưng phù trong thời kỳ mang thai
  16. Nấm Candida
  17. Cảm giác mệt mỏi trong thời kỳ mang thai
Những câu hỏi thường gặp ở phụ nữ khi mang thai lần đầu

Những câu hỏi thường gặp ở phụ nữ khi mang thai lần đầu

1. Em bé đạp:

Bs. Kiều Thu, Chuyên Khoa I –  Y Học Gia Đình Bạn sẽ thấy bé đạp lần đầu vào khoảng từ tuần 16 đến tuần 20. Nếu bé là con so, rất có thể bạn sẽ nhận thấy bé đạp vào tuần thứ 20. Một số bà mẹ tương lai lo lắng khi họ chẳng cảm thấy gì cả, trong khi những người khác lại cảm thấy bị đạp thật mạnh và tới tấp vào thành bụng. Nếu bạn có chút lo lắng gì, hãy tham vấn bác sĩ của bạn, hoặc trò chuyện với chúng tôi để yên tâm hơn! Bài đọc thêm: Những dấu hiệu cho thấy bạn đã mang thai

Bạn nóng lòng muốn thấy bé đạp? Khi nghĩ về những chuyển động của bé, hầu hết mọi người đều tưởng tượng có một bàn chân bé nhỏ thúc vào thành bụng mẹ hoặc mường tượng ra hình ảnh em bé đang đạp. Nhưng thật ra trong thời gian đầu, bé vẫn còn rất nhỏ và có nhiều khoảng trống để di chuyển mà không phải chạm mạnh vào thành bụng của bạn. Trên thực tế, bạn thậm chí còn không cảm nhận được sự chuyển động của bé ở giai đoạn đầu của thai kỳ!

Những rung động đầu tiên: Khi lần đầu tiên bạn cảm nhận được chuyển động của bé, thường vào khoảng từ tuần thứ 16 đến tuần thứ 20, bạn sẽ thấy vô cùng phấn khích – đây là bằng chứng cho thấy bé thực sự đang nằm trong bụng bạn và phát triển khỏe mạnh. Dĩ nhiên, mỗi trường hợp mang thai lại một khác, nên sự phát triển thai nhi của bạn sẽ không hoàn toàn theo đúng một lịch trình chính xác, nhưng bạn sẽ có thể cảm nhận được chu kỳ chuyển động của bé vào những khoảng thời gian nhất định.

Những chuyển động của bé ở những tuần sau

  • Từ tuần 24 – 28: Sẽ không có gì bất thường nếu bạn cảm thấy bé nấc cục và mặc dù tiếng động lớn bên ngoài không gây hại cho bé nhưng có thể làm bé “giật nảy” lên!
  • Khoảng tuần thứ 29: Tử cung của bạn bắt đầu trở nên chật chội hơn nên bé sẽ chuyển động ít hơn nhưng bạn sẽ cảm nhận được những chuyển động đó rõ hơn.
  • Khoảng tuần thứ 32: Bé thậm chí sẽ cử động nhiều hơn trước khi thu mình vào vị trí cuối cùng (hy vọng là ngôi đầu) vào khoảng tuần thứ 36. Vì không gian chật chội hơn và bé đã khỏe hơn, những chuyển động của bé có thể làm bạn thấy không được thoải mái – đặc biệt là khi bé thúc vào mạng sườn bạn!
  • Từ tuần 36 – 40: Thông thường bé đạp ít hơn vào cuối thai kỳ nên bạn đừng lo lắng khi thấy bé cử động ít đi. Nhưng hãy đảm bảo chắc chắn rằng bạn vẫn thấy bé đạp – khoảng 10 lần đạp trong vòng 24 giờ được coi là bình thường.

Bạn vẫn lo lắng về việc bé đạp? Nếu bạn lo lắng bé yêu không đạp hoặc đạp quá nhiều, đừng ngần ngại đề nghị bác sĩ của bạn khám thai nhé!

2. Đau lưng khi mang thai:

Bs. Nhật Khanh, Bác sĩ tư vấn: Không có gì là bất thường nếu bạn thấy đau lưng đôi chút trong thời kỳ mang thai, rốt cuộc thì bạn đã phải mang bầu trong suốt 9 tháng trời! Nhưng có nhiều thứ bạn có thể làm để phòng và chữa căn bệnh này, như là thay đổi dáng đi đứng, thay đổi tư thế ngủ hoặc dùng đến liệu pháp mát-xa. Nếu cơn đau quá nặng, hãy tham vấn bác sĩ của bạn hoặc liên hệ với các chuyên viên tư vấn của chúng tôi!

Nguyên nhân đau lưng khi mang thai: Rất nhiều phụ nữ bị đau lưng khi mang thai, đặc biệt là ở vào ba tháng cuối của thai kỳ. Thông thường, nguyên nhân là do sức nặng của bụng bầu kéo dãn các cơ ở phần thắt lưng ra phía trước. Cũng có thể là do cơ thể bạn đang chuẩn bị cho ngày lâm bồn, nên các dây chằng trở nên mềm hơn bình thường, khiến bạn thấy đau ở phần khung xương chậu, hoặc đau ở phần xương cụt.

Ngăn ngừa đau lưng khi mang thai

  • Tư thế: Tư thế của bạn rất quan trọng và có thể làm nên sự khác biệt. Khi đứng bạn hãy tưởng tượng có sợi dây buộc phía trên đầu bạn và kéo bạn thẳng người lên, cố gắng giữ cho bụng và mông thẳng.
  • Ngồi: Tư thế ngồi và nằm cũng rất quan trọng; cố gắng đừng khom người xuống khi ngồi. Kê một tấm nệm sau lưng sẽ giúp bạn dễ chịu hơn.
  • Ngủ: Khi ngủ đêm hãy nằm nghiêng và kê một chiếc gối vào giữa hai đầu gối để giữ người ở đúng vị trí. Ngoài ra, hãy đặt hai tay ra phía trước để nâng người lên và đỡ cho bụng bầu, thao tác này sẽ thuyên giảm sự căng cứng ở lưng bạn và giúp chứng đau lưng đỡ đi.
  • Giày dép: Giày dép thoải mái cũng đóng vai trò quan trọng. Một số phụ nữ thích đi giày bệt trong khi các phụ nữ khác lại muốn đi giày có đế cao một chút. Hãy chọn loại giày mà bạn thấy thoải mái nhất.
  • Luyện tập nhẹ nhàng vừa giúp bạn giữ cho cơ thể cân đối vừa giúp giảm nhẹ chứng đau lưng lúc mang thai. Hãy thu xếp tham gia các lớp tập thể dục tiền sản gần nơi bạn ở, chẳng hạn như lớp tập bơi hoặc tập Yoga tiền sản. Thậm chí cả việc bơi lội nhẹ nhàng thông thường và hoạt động đi bộ cũng giúp ích cho bạn.
  • Tránh nâng các vật nặng: Bạn đang phải mang một em bé lớn lên từng ngày trong bụng. Do đó, việc mang vác thêm bất cứ vật gì nặng cũng khiến cơ thể bạn phải gồng lên. Nếu như bạn nhất thiết phải nâng vật gì lên, hãy luôn nhớ bạn phải chùng đầu gối xuống chứ không được cúi gập lưng, và phải dùng lực của hai đùi để đẩy người đứng lên.

Chữa trị đau lưng khi mang thai

  • Nâng đỡ bụng: Giảm bớt áp lực lên vùng lưng bằng cách nằm ngủ nghiêng về một bên và chèn một chiếc gối hình nêm phía dưới bụng. Nếu bạn bị đau nặng, hãy thử đeo dây lưng hỗ trợ đặc biệt trong suốt cả ngày và tham vấn bác sĩ của bạn.
  • Thư giãn bằng nước nóng hoặc nước lạnh: Tắm nước ấm hoặc chườm bằng chai nước nóng cũng có thể giúp làm dịu cơn đau lưng, mặc dù một số phụ nữ thích biện pháp thư giãn bằng cách chườm túi nước đá (hoặc túi đậu đông lạnh).
  • Mát-xa: Nhẹ nhàng mát-xa có thể làm nên điều kỳ diệu, giúp xoa dịu các cơ bị đau, nhưng những loại dầu mát-xa thông thường có thể không thích hợp cho thai phụ. Vì vậy, trước khi dùng dầu mát-xa, hãy tham vấn chuyên gia mát-xa hoặc bác sĩ của bạn trước.

3. Táo bón

Bs. Kiều Thu, Chuyên Khoa I –  Y Học Gia Đình: Khi các bà mẹ Dumex chia sẻ về việc mang thai của mình, họ thường đề cập đến chứng táo bón. Rất nhiều bà mẹ mà chúng tôi tiếp chuyện gặp phải hiện tượng này, nhưng không phải tất cả đều mắc phải. Có thể bạn đã biết tin vui này ở đâu đó, rằng bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa chứng bệnh này, hãy tiếp tục đọc phần bên dưới để có thêm thông tin. Và đừng quên liên hệ với chúng tôi nếu bạn muốn nhận được những lời khuyên hữu ích về vấn đề sức khỏe của bạn trong thời kỳ mang thai!

Vì sao bạn bị táo bón? Khi mang thai, táo bón không nhất thiết liên quan đến chế độ ăn uống của bạn mà có thể do hóc-môn gây ra. Cơ thể của bạn sản sinh thêm hóc-môn Progesterone giúp các cơ của bạn giãn ra để bé có thể lớn lên trong cơ thể bạn. Tuy nhiên, hóc-môn này cũng tác động đến đường ruột của bạn, khiến thức ăn di chuyển và tiêu hóa chậm hơn. Chứng táo bón trong thời kỳ mang thai cũng có thể là hậu quả của việc dạ con lớn hơn chèn lên ruột và trực tràng và làm giảm nhu động ruột.

4. Viêm bàng quang

Bs. Kiều Thu, Chuyên Khoa I –  Y Học Gia Đình Việc bị nhiễm trùng bàng quang, chẳng hạn như viêm bàng quang là một chứng bệnh thường gặp khác ở thai phụ. Còn được gọi là chứng nhiễm trùng đường tiểu (Urinary Tract Infection- UTI), viêm bàng quang có thể gây đau cho bạn và bạn cần điều trị dứt bệnh trước khi sinh. Việc thực hiện các biện pháp đơn giản như mặc đồ lót bằng cotton, giữ gìn cơ thể thật sạch sẽ cũng có thể giúp ngăn ngừa chứng bệnh này. Nếu bạn có bất kỳ lo lắng gì về vấn đề sức khỏe khi mang thai, đừng ngần ngại liên hệ với các chuyên viên tư vấn của chúng tôi!

Chứng viêm bàng quang là gì? Viêm bàng quang là sự nhiễm trùng bàng quang, gây cảm giác bỏng rát khi đi tiểu. Thông thường nước tiểu tự nhiên đã được vô trùng, nhưng trong thời gian mang thai đường tiểu của bạn trở nên mềm hơn và giãn nở hơn, làm tăng nguy cơ bị vi trùng xâm nhập, có nghĩa là bạn dễ bị mắc chứng viêm bàng quang hơn.

Triệu chứng viêm bàng quang: Đau, rát hoặc buốt khi đi tiểu, Muốn đi tiểu thường xuyên và thấy rất buồn tiểu nhưng lại chỉ đi tiểu rắt (đái rắt)

Còn tiếp ….