Những cách phòng tránh táo bón cho bà bầu hiệu quả: Khi mang thai, bà bầu nào cũng được khuyên bổ sung nhiều sắt để phòng chống dị tật bẩm sinh cho thai nhi và cung cấp đủ chất nuôi dưỡng cho con. Tuy nhiên, chất sắt có quá nhiều trong cơ thể người mẹ cũng là nguyên nhân gây ra táo bón. Theo các nhà khoa học, cam là một trong những loại trái cây có chứa nhiều vitamin C, vitamin A, canxi và chất…
Có thể bạn quan tâm:
Những cách phòng tránh táo bón cho bà bầu hiệu quả: Khi mang thai, bà bầu nào cũng được khuyên bổ sung nhiều sắt để phòng chống dị tật bẩm sinh cho thai nhi và cung cấp đủ chất nuôi dưỡng cho con. Tuy nhiên, chất sắt có quá nhiều trong cơ thể người mẹ cũng là nguyên nhân gây ra táo bón. Theo các nhà khoa học, cam là một trong những loại trái cây có chứa nhiều vitamin C, vitamin A, canxi và chất xơ… rất bổ dưỡng cho cơ thể phụ nữ mang thai.
- Bí quyết để bà bầu uống nước dừa tốt cho mẹ và bé
- Những loại trái cây mẹ bầu nên ăn hàng ngày để tốt cho thai nhi
- Bà bầu bị táo bón khi mang thai phải làm sao?
- Nguyên nhân và cách phòng tránh động thai ở 3 tháng đầu
Nguyên nhân gây táo bón ở bà bầu
Nhiều người trước khi mang thai không hề bị táo bón nhưng sau đó, bị triệu chứng này trong suốt thai kỳ. Có thể nguyên nhân là do thai nhi chèn ép vào cơ quan tiêu hóa, ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa. Tuy nhiên, có một nguyên nhân khác dẫn đến việc bà bầu bị táo bón là do thói quen ăn uống của các bà bầu, khiến tình trạng này càng trở nên nặng hơn.
Trong quá trình mang thai, nội tiết tố của bà bầu thay đổi rất nhiều, gây ra ảnh hưởng nhiều đến đường ruột và hệ tiêu hóa. Lượng hormone bà bầu tiết ra giúp nới lỏng các cơ trong cơ thể người mẹ và giúp thai nhi phát triển. Ngược lại, các cơ nới lỏng cũng đẩy áp lực lên hệ tiêu hóa, dẫn đến việc đào thải chất thừa ra ngoài gặp khó khăn.
Khi mang thai, bà bầu nào cũng được khuyên bổ sung nhiều sắt để phòng chống dị tật bẩm sinh cho thai nhi và cung cấp đủ chất nuôi dưỡng cho con. Tuy nhiên, chất sắt có quá nhiều trong cơ thể người mẹ cũng là nguyên nhân gây ra táo bón.
Tuy nhiên, bổ sung quá nhiều chất xơ trong khẩu phần ăn cũng có những mặt hạn chế vì nó ảnh hưởng tới việc hấp thu các khoáng chất như kẽm, magiê, sắt và sinh tố nhóm B cũng như làm giảm hiệu quả của việc chuyển hóa tiền sinh tố A thành sinh tố nhóm A. Vì vậy mẹ bầu nên cân đối lượng chất xơ trong thực đơn nhé.
Thực đơn cho bà bầu giúp phòng ngừa táo bón
Ăn chuối giúp ngừa táo bón cho mẹ bầu: Chuối là loại quả cung cấp kali và axit folic tuyệt vời. Bên cạnh đó, chuối còn giàu vitamin B6, đảm bảo cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Một quả chuối cỡ vừa có 3g chất xơ. Chuối còn chứa pectin – một loại chất xơ được chứng minh giúp thức ăn co bóp tốt trong đường tiêu hóa (lê và táo cũng có chất xơ này).
Cách phòng tránh táo bón cho bà bầu bằng Quả cam: Theo các nhà khoa học, cam là một trong những loại trái cây có chứa nhiều vitamin C, vitamin A, canxi và chất xơ… rất bổ dưỡng cho cơ thể phụ nữ mang thai. Một quả cam cỡ trung bình có 3g chất xơ (trong khi nước cam ép thì ít xơ hơn). Ăn cam làm giảm gia tăng lượng đường trong máu, tốt cho người mẹ bị chứng tiểu đường thai kỳ.
Cách trị táo bón cho bà bầu bằng Quả táo: Táo và vỏ quả táo có nhiều chất xơ hơn các loại hoa quả khác như đào, nho, bưởi. Lượng chất xơ hòa tan trong táo còn giúp điều chỉnh lượng cholesterol cho những người có lượng cholesterol cao.
Lưu ý cho mẹ bầu một điều là khi ăn táo hãy ăn cả vỏ để không bỏ phí lượng chất xơ nhé.
Dưa bắp cải giúp ngừa táo bón: Món ăn truyền thống được lên men như dưa bắp cải có đến 3 gam chất xơ trong một bát nhỏ. Dưa bắp cải cũng cung cấp thêm vitamin C và sắt cho mẹ bầu. Dưới tác dụng của men vi sinh vật, gluxit, đạm biến đổi thành các axitcamin dễ hấp thu. Các chất xơ trong rau quả cũng được thuỷ phân, thành dạng dễ tiêu hoá hơn.
Để đảm bảo vệ sinh cũng như giữ gìn sức khỏe, tốt nhất bà bầu nên ăn dưa bắp cải đã được nấu chín như món dưa xào hay canh dưa bắp cải. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên ăn dưa chua quá thường xuyên và tránh ăn các loại dưa đã quá chua, nổi váng đen, trắng hoặc có hiện tượng nhầy nhớt vì đây là giai đoạn bắt đầu xuất hiện nấm mốc.
Súp lơ xanh tốt cho phụ nữ mang thai: Ngoài vitamin C, folate, sắt, canxi, beta-caroten, súp lơ xanh còn dồi dào chất xơ. Một phần súp lơ nấu canh, luộc hoặc xào với thịt gà rất ngon miệng, lại bổ dưỡng. Ngoài ra, súp lơ xanh còn rất giàu chất chống oxy hóa, tốt cho hệ tiêu hóa của phụ nữ mang thai.
Quả lê cung cấp nhiều chất xơ giúp bà bầu ngừa táo bón: Một quả lê nhỏ có 4,3g chất xơ, sánh ngang lượng chất xơ có trong mận khô. Lê còn bổ sung folate, kali, vitamin C cho chế độ ăn uống của người mẹ. Mang theo một quả lê nhỏ tới công sở như một bữa ăn phụ dễ dàng. Ngoài ra, trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu thường bị phù nề mặt và tay chân, xuất hiện triệu chứng huyết áp cao, ăn lê thường xuyên sẽ khắc phục tình trạng này.
Atiso là thực phẩm giải nhiệt rất tốt cho bà bầu: Một bông Atiso có chứa 10 gam chất xơ nhưng lại chỉ có 120 gam calo nên giúp mẹ bầu không bị tăng cân quá nhiều trong thời kỳ mang thai.
Trị táo bón cho bà bầu: Bí ngô: Ngoài chất xơ, bí ngô còn chứa nhiều dinh dưỡng quan trọng khác như beta-caroten, vitamin E, vitamin B6, folate, sắt, magiê. Bí ngô đem hầm nhừ hoặc nấu canh đều rất tốt. Không những thế bí ngô còn được chứng minh chứa chất chống stress, giúp bà bầu có tinh thần phấn chấn.
Các loại đỗ: Các loại đỗ luôn đứng đầu trong danh sách các thực phẩm giàu chất xơ. Một nửa bát đỗ nhỏ nấu chín cung cấp 9,5g chất xơ mỗi ngày. Đỗ giàu chất xơ hòa tan tự nhiên (một loại chất xơ giúp ngăn chặn tăng nhanh lượng đường trong máu sau bữa cơm, rất tốt cho người mẹ bị đái tháo đường).
Khoai lang: Khoai lang chứa rất ít chất béo lại không có cholesterol. Vì thành phần có nhiều chất xơ nên cả củ và rau khoai lang đều có thể chế biến thành nhiều món ăn có tác dụng giúp nhuận tràng cho các bà bầu, phòng ngừa bệnh táo bón.
Ăn khoai lang ở mức độ vừa phải (100g/ngày) rất có lợi cho hệ tiêu hóa vì thành phần vitamin C và các acid amin giúp kích thích nhu động ruột, làm quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên dễ dàng hơn. Nhưng các Bà bầu cũng cần lưu ý,ăn quá nhiều khoai lang cũng có thể gây thừa cân béo phì hoặc đầy bụng khó tiêu do thừa đường.