Theo nhiều người làng Lâm Thành cho biết, ở Thanh Hóa nói riêng và các tỉnh miền Trung nói chung, mật mía được xem là món khoái khẩu để thưởng thức cùng bánh chưng và dưa hành trong ngày tết.Làng mật mía Lâm Thành, xã Thành Kim, huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) những ngày này luôn hoạt động hết công xuất . Ảnh: Quách Du Xuất phát từ nhu cầu trên, nghề mật mía đã được dân làng làm từ xa xưa,…

Có thể bạn quan tâm:

Theo nhiều người làng Lâm Thành cho biết, ở Thanh Hóa nói riêng và các tỉnh miền Trung nói chung, mật mía được xem là món khoái khẩu để thưởng thức cùng bánh chưng và dưa hành trong ngày tết.

Làng mật mía Lâm Thành, xã Thành Kim, huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) những ngày này luôn hoạt động hết công xuất . Ảnh: Quách Du

Xuất phát từ nhu cầu trên, nghề mật mía đã được dân làng làm từ xa xưa, đến nay, nghề này vẫn được duy trì, thậm chí, được đầu tư máy móc và mở rộng quy mô.

Anh Đỗ Văn Dương (41 tuổi, trú xã Thành Kim, huyện Thạch Thành) cho biết, đây là nghề truyền thống của gia đình, từ ông cha truyền lại. Làm nghề này tuy vất vả, nhưng đổi lại thu nhập cũng ổn, nhiều gia đình đã trở nên khấm khá hơn nhờ mật mía.

“Hàng năm, cứ vào độ tháng 11 âm lịch, cả làng lại thu gom mía về rồi nổi lò nấu mật. Để cho ra lò những giọt mật ngon, chúng tôi phải thức dậy từ sáng sớm để ép mía và đun mật. Các công đoạn đều hết sức công phu, đặc biệt, nếu lơ đễnh phút nào nồi mật có thể hỏng như chơi”. – anh Dương chia sẻ.

Anh Đỗ Văn Dương (chủ lò mật mía tại thôn Lâm Thành) cho biết, nghề làm mật đã có từ rất lâu và được truyền từ đời này qua đời khác. Ảnh Quách Du

Anh Dương cho biết thêm, mỗi ngày gia đình làm ra từ 5 đến 6 tạ mật để cung ứng mật cho khắp các tỉnh. Hiện, giá mật tại lò khoảng 10 nghìn đồng/1kg. “Trừ các chi phí nguyên liệu, công nhân, mỗi ngày gia đình cũng thu về vài triệu đồng” – anh Dương chia sẻ.

Chị Nguyễn Thị Hoa (43 tuổi, một chủ lò mật mía tại thôn Lâm Thành) cho hay, năm nay gia đình ép khoảng 400-500 tấn mía nguyên liệu để nấu mật, phục vụ bà con ăn tết. Mặc dù năm nay lượng mật làm ra nhiều so với các năm, tuy nhiên, hiện tại lượng mật không đủ để bán ra thị trường.

“Làm tuy vất vả, thế nhưng, thành quả cũng được. Sau nhiều năm làm mật mía, gia đình tôi cũng cất xây được ngôi nhà 2 tầng khang trang. Nếu không có nghề mật mía mà chỉ trông chờ vào mấy sào lúa thì ăn còn thiếu, huống gì xây nhà, lo cho con cái” – chị Hoa phấn khởi nói.

Được biết, hiện, cả làng Lâm Thành có 20 lò nấu mật mía. Tất cả các lò đều đang hoạt động hết công suất.

Một số hình ảnh về các công đoạn làm ra những giọt mật mía:

Cây mía được ép ra để lấy nước…

..và cho vào nồi đun trong khoảng 5 giờ đồng hồ thì chín. Ảnh: Quách Du

Bã mía ép sau khi ép, được tận dụng làm chất đốt để nấu mật. Ảnh: Quách Du

Để có mật ngon, một khâu khá quan trong là lọc bọt va cặn của mật. Ảnh: Quách Du

Sau khi mật để nguội, sánh đặc thì được bỏ vào can hoặc bao tải để xuất bán. Ảnh: Quách Du

Tại làng mật Lâm Thành, những ngày này luôn tấp nập những thương lái đến mua mật. Ảnh: Quách Du

Nhờ mật mía, nhiều hộ dân đã thoát nghèo và làm giàu trên chính quê hương. Ảnh: Quách Du

Những can mật đã sẵn sàng để phục vụ người dân ăn tết. Ảnh: Quách Du

https://laodong.vn/kinh-te/lang-mat-mia-xu-thanh-chay-hang-trong-nhung-ngay-can-tet-653824.ldo

Theo Quách Du (Lao Động)