Bổ sung socola hằng ngày giúp giảm các triệu chứng của bệnh Parkinson: Theo các nhà nghiên cứu, bệnh Parkinson là bệnh suy giảm tế bào thần kinh sinh dopamine gây ra các triệu chứng run rẩy ở người bệnh. Kết quả nghiên cứu lâm sàng cho thấy chất ca cao trong socola có chứa phenylethylamine giúp tăng cường phóng thích dopamine, tốt cho các triệu chứng của bệnh nhân Parkinson.
Bổ sung socola hằng ngày…
Có thể bạn quan tâm:
Bổ sung socola hằng ngày giúp giảm các triệu chứng của bệnh Parkinson: Theo các nhà nghiên cứu, bệnh Parkinson là bệnh suy giảm tế bào thần kinh sinh dopamine gây ra các triệu chứng run rẩy ở người bệnh. Kết quả nghiên cứu lâm sàng cho thấy chất ca cao trong socola có chứa phenylethylamine giúp tăng cường phóng thích dopamine, tốt cho các triệu chứng của bệnh nhân Parkinson.
Bổ sung socola hằng ngày giúp giảm các triệu chứng của bệnh Parkinson
Trang Daily Mail ngày 10.8 dẫn cuộc thử nghiệm trên với khoảng 30 bệnh nhân Parkinson được ăn 50 g socola trắng không chứa ca cao hoặc socola đen theo chế độ hai lần/ngày trong một tuần. Sau đó, những người tham gia nghiên cứu dùng socola loại khác trong tuần thứ hai.
Bệnh Parkinson là gì?
- Bệnh Parkinson là tình trạng hệ thống thần kinh bị trục trặc theo tuổi tác gây ảnh hưởng đến tình trạng cử động, thăng bằng và kiểm soát cơ của bệnh nhân. Parkinson là một trong những bệnh liên quan đến cử động của cơ thể phổ biến nhất, gặp trong khoảng 1% người trên 60 tuổi, nam bị nhiều hơn nữ gấp 1,5 lần, và càng ngày càng xuất hiện nhiều ở thời đại của chúng ta.
- Bệnh Parkinson thuộc nhóm các bệnh rối loạn vận động. Nó có đặc điểm cứng cơ, run, tư thế và dáng đi bất thường, chuyển động chậm chạp và trong trường hợp bệnh nặng người bệnh có thể mất đi một số chức năng vận động vật lý. Các triệu chứng chính xuất hiện tương ứng với sự giảm các kích thích ở vùng vỏ não thuộc phạm vi điều khiển của hạch nền. Thông thường điều này liên quan đến sự giảm hình thành và sản xuất dopamine trong tế bào thần kinh dopaminergic của não giữa (cụ thể là substantia nigra). Các triệu chứng phụ như có thể xuất hiện rối loạn chức năng nhận thức cấp cao và các vấn đề về ngôn ngữ tinh tế. PD là bệnh mãn tính tự phát, hoặc trong trường hợp thứ cấp, nguyên nhân gây bệnh có thể là do độc tính của một số loại thuốc, chấn thương đầu, hay các rối loạn y tế khác. Căn bệnh này được đặt theo tên tiếng Anh dược sư James Parkinson, ông đã mô tả chi tiết của bệnh trong bài tiểu luận: “An Essay on the Shaking Palsy” (1817).
Độ tuổi khởi bệnh trung bình vào khoảng 60 tuổi.
Dấu hiệu nhận biết và triệu chứng của bệnh Parkinson
Bệnh Parkinson thường có các dấu hiệu về giảm thiểu chức năng vận động cơ học, ngoài ra còn có một số triệu chứng khác như rối loạn chức năng tự trị, có vấn đề về nhận thức, mất ngủ..
Triệu chứng về vận động: Bệnh thường xuất hiện bốn triệu chứng về vận động: run, cứng, chậm chạp (Bradykinesia), và tư thế bất ổn định. Mặc dù khoảng 30% bệnh nhân không xuất hiện run trong thời gian đầu, nhưng đặc điểm này sau đó cũng sẽ bộc phát khi bệnh tiến triển. Triệu chứng cứng người là do cơ bắp và xương bị cứng dần, có thể kèm theo đau khớp. Di chuyển chậm chạp là đặc tính lâm sàng đặc trưng nhất của bệnh Parkinson. Trong giai đoạn cuối, bệnh sẽ xuất hiện các chứng bất ổn định về tư thế dẫn đến mất cân bằng và té ngã.
Triệu chứng về thần kinh: Bệnh Parkinson gây ra một số rối loạn trung khu thần kinh, trong đó bao gồm chủ yếu là nhận thức, tâm trạng và các vấn đề hành vi. Rối loạn nhận thức trong một số trường hợp có thể xảy ra ngay cả trong giai đoạn đầu của bệnh. Một tỷ lệ rất cao người bệnh sẽ có suy giảm nhận thức nhẹ.
Các triệu chứng khác: Ngoài các triệu chứng về nhận thức và vận động, PD có thể làm giảm nhiều chức năng cơ thể khác. Bệnh có thể có các biểu hiện như buồn ngủ ban ngày, rối loạn trong giấc ngủ hoặc mất ngủ. Ngoài ra người bệnh có thể có các triệu chứng như hạ huyết áp, da nhờn và viêm da tiết bã, đổ mồ hôi quá nhiều, tiểu không tự chủ và chức năng tình dục thay đổi, táo bón. PD cũng gây ra các bất thường về mắt như tỷ lệ nháy mắt giảm, dẫn đến kích thích bề mặt mắt, những bất thường trong việc nhìn theo một vật hoặc chuyển mục tiêu nhìn đột ngột và hạn chế trong việc nhìn lên. Thay đổi trong cảm quan bao gồm giảm các cảm giác về mùi, cảm giác đau, dị cảm.
Nguyên nhân của bệnh Parkinson là gì?
Người ta vẫn chưa biết được căn nguyên chính xác của bệnh Parkinson. Hiện tại, hầu hết các chuyên gia vẫn tin rằng Parkinson là do tương tác giữa các yếu tố của môi trường bên ngoài với tính mẫn cảm di truyền của cơ thể. Người ta đã phát hiện ra được rất nhiều các khiếm khuyết về gen gây ra bệnh Parkinson, điều này giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về bệnh Parkinson; Tuy nhiên, đại đa số các trường hợp bị Parkinson vẫn chỉ là xảy ra lác đác, không có tính di truyền. Nhưng đối với những bệnh nhân bị thể bệnh Parkinson xuất hiện kiểu ngẫu nhiên như vậy, thì những người bà con trực tiếp của bệnh nhâncũng sẽ có nguy cơ cũng bị bệnh tương đối cao hơn so vớingười ở gia đình bình thường.
Bệnh Parkinson được chẩn đoán như thế nào ?
Chẩn đoán bệnh Parkinson do bác sỹ thực hiện, dựa vào lời kể của bệnh nhân và dựa vào việc khám bệnh. Cho tới nay vẫn chưa có một xét nghiệm nào có thể dùng để chẩn đoán khẳng định bệnh Parkinson. Một bác sỹ thần kinh chuyên sâu về bệnh Parkinson cũng có khi phải theo dõi bệnh của bạn một thời gian, rồi mới chắc chắn được về các triệu chứng của bệnh.
Điều trị bệnh Parkinson như thế nào ?
Điều trị bệnh Parkinson căn bản là dựa vào thuốc và luyện tập phục hồi. Cũng có thể phải phẫu thuật não cho một vài trường hợp đã được chọn lọc. Khi bệnh nặng dần, thì phải điều chỉnh lại số lượng thuốc và số lần uống thuốc. Các thuốc cũng có thể có các tác dụng phụ. Sau đây là những thuốc thường được dùng nhất cho điều trị bệnh Parkinson.
- Levdopa/carbidopa hay là Sinemet® và Levodopa/benserazide hoặc Prolopa®
- Entacapone hay là Comtan® (chỉ dùng ở dạng phối hợp với levodopa).
- Levdopa/carbidopa/entacapone hay là Stalevo®
- Các thuốc đồng vận Dopamine – Pramipexole loại viên giải phóng thuốc tức thì (Mirapex®) hoặc loại viên giải phóng thuốc kéo dài (Sifrol ER), Ropinirole (Requip®), Rotigotine (Neupro®-có sẵn ở dạng dán trên da), và Apomorphine (Apokyn®)
- Các thuốc ức chế MAOB – Rasagiline hay là Azilect® và Selegiline hay là Eldepryl®
- Amantadine hay là Symmetrel
- Các thuốc kháng cholinergic – Trihexyphenidyl hay là Artane® và Benztropine hay là Cogentin®
Các phương pháp điều trị phục hồi chức năng, bao gồm cả vật lý trị liệu, sẽ giúp tăng khả năng vận động và giảm các rối loạn thăng bằng. Phương pháp trị liệu ngôn ngữ sẽ giúp giảm các rối loạn về nói và nuốt. Điều trị bằng lao động sẽ làm nhẹ bớt các khó khăn trong hoạt động hàng ngày. Các bài tập kiểu như yoga hay thái cực quyền cũng có thể rất có ích.