Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ: Bệnh tay, chân, miệng rất nguy hiểm nếu không biết cách phát hiện sớm, phòng tránh và điều trị kịp thời. Vậy nguyên nhân bệnh tay, chân, miệng là do đâu? Bệnh tay, chân, miệng là một bệnh nhiễm trùng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, đau miệng, loét miệng với vết loét đỏ…

Có thể bạn quan tâm:

Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ: Bệnh tay, chân, miệng rất nguy hiểm nếu không biết cách phát hiện sớm, phòng tránh và điều trị kịp thời. Vậy nguyên nhân bệnh tay, chân, miệng là do đâu? Bệnh tay, chân, miệng là một bệnh nhiễm trùng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, đau miệng, loét miệng với vết loét đỏ hay phỏng nước ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi; phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông….

Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ

Nguyên nhân gây bệnh tay, chân, miệng - ảnh 1

Tay, chân, miệng là bệnh nhiễm trùng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

– Do vi-rút Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71) gây nên. Các loại vi-rút này lây lan rất nhanh, qua đường miệng, qua các chất tiết mũi miệng, phân hay bọt nước từ trẻ bệnh sang trẻ lành. Vi-rút xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết và từ đó sẽ phát triễn rất nhanh, gây ra các tổn thương ở da và niêm mạc.

– Do trẻ lành tiếp xúc trực tiếp với trẻ bệnh, bị nhiễm bệnh do nuốt phải nước bọt của trẻ bị bệnh văng ra trong lúc ho, hắt hơi.

– Do trẻ lành cầm nắm đồ chơi, sờ chạm vào sàn nhà bị dính nước bọt, chất tiết mũi họng của trẻ bệnh.

– Do bàn tay của người chăm sóc trẻ không đảm bảo vệ sinh cũng là một trong những nguyên nhân bệnh tay, chân, miệng phổ biến ở trẻ em hiện nay.

Cơ chế lây bệnh: Vi-rút xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết và từ đó sẽ phát triển rất nhanh và gây ra các tổn thương ở da và niêm mạc.

Trẻ bị tay chân miệng có nguy hiểm không? Trẻ mắc tay chân miệng mấy ngày thì khỏi?

Hội chứng chân tay miệng được mô tả đầu tiên vào năm 1956, xuất hiện rải rác khắp nơi trên thế giới. Nhưng nó chỉ được quan tâm trong khoảng 10 năm gần đây, từ khi có một số vụ dịch lớn xảy ra. Tại các quốc gia và vùng lãnh thổ như Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản, bệnh được đặc biệt quan tâm vì dễ gây thành dịch với tỷ lệ biến chứng não cao. Bệnh thường xảy ra vào mùa hè thu và gần như quanh năm ở các nước nhiệt đới; có thể gặp ở mọi lứa tuổi, phổ biến ở trẻ dưới 4 tuổi. Hội chứng này mới được chú ý ở Việt Nam trong vài năm gần đây. Hiện các xét nghiệm khẳng định bệnh vẫn còn phức tạp và đắt tiền, không phải cơ sở y tế nào cũng thực hiện được.

Trẻ mắc hội chứng chân tay miệng thường khỏi trong vòng 1 tuần lễ nếu được điều trị đúng cách, không có biến chứng. Những bóng nước mới đầu có dịch trong (lúc bội nhiễm sẽ gây đục), sau đó sẽ lành không để lại sẹo. Nếu không được điều trị đúng cách hoặc diễn tiến nặng, bệnh sẽ gây những biến chứng rất nặng như nhiễm trùng huyết, viêm màng não, viêm não, viêm cơ tim. Biến chứng não rất dễ dẫn tới tử vong.

Hiện chưa có thuốc đặc trị hội chứng chân tay miệng. Vì vậy, để giảm nguy cơ bội nhiễm, cần chú ý vệ sinh thân thể: cho trẻ súc miệng mỗi ngày, chăm sóc da bằng cách tắm nước ấm, lau rửa nhẹ nhàng, tránh làm vỡ bóng nước hay trầy sướt da, thay quần áo sạch hằng ngày. Nên cắt móng tay để giảm tổn thương da do gãi ngứa. Cho trẻ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, uống nhiều nước như nước đun sôi để nguội, nước trái cây, nước canh, nước cháo… Không cần kiêng gió và ánh sáng.

Cần theo dõi diễn biến các tổn thương da và tình trạng chung của trẻ. Khi trẻ có những dấu hiệu như sốt cao, nhức đầu, nôn ói nhiều, lơ mơ, co giật, mệt nhiều, cần đưa đến bệnh viện ngay để được điều trị các biến chứng. Mặc dù đã xác định được nguyên nhân gây bệnh nhưng hiện nay vẫn chưa có thuốc tiêm phòng hội chứng chân tay miệng. Cách phòng bệnh chủ yếu là bảo đảm vệ sinh môi trường và cá nhân.