Mực tuy là món ngon nhưng lại đại kỵ trong dịp đầu năm – Ảnh: InternetCháoNgười xưa cho rằng chỉ có những gia đình nghèo khổ mới phải ăn cháo, do đó ngày mùng 1 Tết nên nấu cơm để ăn.Bên cạnh đó, sáng ngày đầu năm, muôn thần sẽ tề tựu, việc ăn cơm nóng cũng thể hiện sự tôn kính với tổ tiên và các vị thần linh.MựcTrong quan niệm của người dân Việt Nam, từ lâu mực đã là loại…
Có thể bạn quan tâm:
Mực tuy là món ngon nhưng lại đại kỵ trong dịp đầu năm – Ảnh: Internet
Cháo
Người xưa cho rằng chỉ có những gia đình nghèo khổ mới phải ăn cháo, do đó ngày mùng 1 Tết nên nấu cơm để ăn.
Bên cạnh đó, sáng ngày đầu năm, muôn thần sẽ tề tựu, việc ăn cơm nóng cũng thể hiện sự tôn kính với tổ tiên và các vị thần linh.
Mực
Trong quan niệm của người dân Việt Nam, từ lâu mực đã là loại thực phẩm được liệt vào danh sách “đại kỵ” nếu không muốn gặp những điều xui xẻo, “đen như mực”. Bởi vậy, các món mực dù tươi ngon, hấp dẫn cũng không xuất hiện trên mâm cơm ngày đầu năm mới.
Trứng vịt lộn
Thêm một món khác là trứng vịt lộn. Dù món ăn ngon và nhiều dinh dưỡng, nhưng trứng vịt lộn không phải là lựa chọn để thưởng thức trong những ngày đầu năm của người dân miền Trung.
Cá mè
Đối với người miền Bắc và người miền Trung, cá mè thường có nghĩa là “mè nheo”. Loại cá này còn khá tanh và nhiều xương nên người ta cho rằng ăn cá mè đầu năm thì cả năm sẽ bị “hãm tài”, đen đủi.
Thịt vịt
Những ngày đầu năm mới, người dân miền Bắc và miền Trung cũng kiêng ăn thịt vịt vì cho rằng, vịt là loài biểu trưng cho sự “tan đàn, xẻ nghé”. Do đó, thay vì nấu các món vịt, người ta thường dùng thịt gà với mong muốn mọi việc đều tốt đẹp, cát tường.
Chuối
Tuy chuối là thức quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả của người miền Bắc nhưng với người miền Nam, người ta kiêng không ăn chuối dịp đầu năm. Chữ “chuối” nói lái đi sẽ thành “chúi” theo giọng miền Nam nghĩa là không thể ngẩng lên được nên ăn chuối ngày Tết sẽ ảnh hưởng tới sự thăng tiến trong công việc.
Cam, lê
Cùng với chuối, cam và lê là món ăn kiêng kỵ đối với người miền Nam vào dịp Tết. “Quýt làm, cam chịu” hay “lê lết” là những quan niệm dân gian mang ý nghĩa xui rủi nên người Nam thường không bày biện các loại quả này trên mâm ngũ quả.
Tôm
Trong khi người miền Bắc vẫn thường ăn các món tôm vào ngày Tết thì ở miền Nam, người ta lại rất ít sử dụng món này. Người miền Nam quan niệm con tôm có đầu to, dáng đi giật lùi, nếu đầu năm ăn tôm sẽ khó mà “đầu xuôi, đuôi lọt”.
Sầu riêng
Người miền Nam cũng coi trọng các nguyên tắc liên tưởng theo ngữ nghĩa của tên gọi, vì thế người ta cũng tránh những loại quả có tên “xui xẻo” trong ngày Tết. Ví dụ điển hình là sầu riêng, loại quả bổ dưỡng và món tủ của nhiều người nhưng lại rất kỵ để ăn vào ngày đầu năm. Vì họ sợ ăn sầu riêng sẽ gặp nhiều chuyện buồn khiến cả năm u sầu, phiền não.
Quỳnh Anh (t/h)