1. Trung QuốcMúa lân đón năm mới ở Trung QuốcTết Nguyên đán ở Trung Quốc là lễ hội quan trọng nhất trong năm của người dân nước này. Đây là dịp họ dành nhiều thời gian cho gia đình và bạn bè. Bữa ăn đêm giao thừa rất được người Trung Quốc coi trọng.Hàng triệu người lao động xa nhà cố gắng về quê trước bữa ăn giao thừa khiến lưu lượng giao thông tăng vọt, đây được gọi là…

Có thể bạn quan tâm:

1. Trung Quốc

Múa lân đón năm mới ở Trung Quốc

Tết Nguyên đán ở Trung Quốc là lễ hội quan trọng nhất trong năm của người dân nước này. Đây là dịp họ dành nhiều thời gian cho gia đình và bạn bè. Bữa ăn đêm giao thừa rất được người Trung Quốc coi trọng.

Hàng triệu người lao động xa nhà cố gắng về quê trước bữa ăn giao thừa khiến lưu lượng giao thông tăng vọt, đây được gọi là “cuộc di dân lớn nhất lịch sử loài người”. Các món ăn đóng vai trò thiết yếu trong việc kết nối mọi người sau một năm làm việc chăm chỉ. Trong năm mới, người Trung Quốc thường ăn các món như: cá, chả giò, sủi cảo, bánh gạo, mỳ, quýt.

Giống với Việt Nam, người Trung Quốc cũng có tục lệ mừng tuổi bằng lì xì vào đầu năm mới. Kỳ nghỉ lễ kéo dài đến 15/1 âm lịch.

2. Hàn Quốc

Người Hàn Quốc thường dành thời gian cho gia đình trong dịp tết

Tết âm lịch của người Hàn Quốc (Seollal) kéo dài trong 3 ngày. Trong dịp này, người Hàn Quốc đi thăm gia đình, thực hiện các nghi thức thờ cúng tổ tiên, mặc hanbok (quần áo truyền thống của Hàn Quốc), ăn các món ăn truyền thống và chơi các trò chơi dân gian. Ngoài ra, trẻ em thường nhận được tiền mừng tuổi từ người lớn tuổi như lời chúc may mắn cho năm mới. Tteokguk (canh bánh gạo), Galbi Jjim (sườn hầm) và Jeon (bánh xèo Hàn Quốc) là một trong số những món ăn truyền thống của quốc gia này vào dịp năm mới.

3. Campuchia

Năm mới ở Campuchia

Ở Campuchia, Tết Nguyên đán không phải là một ngày lễ, nhưng nhiều người Campuchia đặc biệt là những người có gốc Trung Quốc cũng tổ chức ăn mừng.

Tương tự như Tết Nguyên đán ở Trung Quốc, vào đêm giao thừa, người ta nấu rất nhiều món ăn truyền thống của Trung Quốc để cầu nguyện với tổ tiên, sau đó cùng nhau ăn một bữa tối rất thịnh soạn.

Vào ngày đầu năm, mọi người cũng mừng tuổi bằng cách lì xì cho bạn bè và người thân đến thăm. Một số gia đình còn thuê đoàn múa sư tử đến biểu diễn tại các địa điểm kinh doanh của họ để chào đón năm mới.

4. Mông Cổ

Mâm cơm ngày tết của người Mông Cổ

Ở Mông Cổ, ngày đầu tiên của năm mới được gọi là Tsagaan Sar, nghĩa là “mặt trăng trắng”, được xác định theo lịch mặt trăng của quốc gia này.

Vào đêm giao thừa, người Mông Cổ thực hiện một số nghi thức để mang lại may mắn cho năm mới. Đầu tiên, họ dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ sau đó những ngọn nến sẽ được thắp sáng vì quan niệm ánh sáng sẽ dẫn lối cho những vị Phật vào thăm nhà.

Người Mông Cổ cũng có truyền thống quây quần bên mâm cơm tất niên sau đó họ sẽ chơi bài với hy vọng bắt đầu một chuỗi may mắn kéo dài trong năm, các khoản nợ sẽ được trả hết, và mối hận thù được xóa bỏ.

Vào dịp Tết Nguyên đán, người dân nơi đây đi thăm họ hàng. Họ thăm nhà cha mẹ đầu tiên sau đó đến những ông bà lớn tuổi nhất và tiếp tục với những người còn lại theo thứ tự độ tuổi giảm dần.

Món ăn truyền thống trong dịp Tết của người Mông Cổ là các sản phẩm từ sữa, thịt cừu, thịt bò, thịt ngựa, bánh buuz (một loại bánh hấp làm từ bột và có nhân là thịt bò hoặc thịt cừu, hành, tỏi, và hạt tiêu) , sữa ngựa lên men hoặc rượu vodka trộn sữa.

5. Singapore

Bánh trôi tàu, món ăn truyền thống của Singapore trong ngày tết

Giống như Việt Nam, người dân Singapore cũng đón Tết nguyên đán theo âm lịch. Những lễ hội Tết đặc sắc của Singapore có thể kể đến như: Lễ hội Hoa đăng ở Chinatown, Lễ hội hóa trang đường phố Chingay, Lễ hội Singapore River Hongbao, kéo dài từ mùng 1 tết cho đến 15 tháng Giêng âm lịch.

Món ăn truyền thống của người Singapore vào dịp tết là bánh tang yuan (bánh trôi tàu) với ý nghĩa đoàn viên, sum họp. Ngoài ra, mâm cỗ Tết cũng không thể thiếu các món ăn như Yusheng (cá sống), Chang shou mian (mỳ trường thọ), Pencai (món ăn bao gồm thịt heo, thịt gà, nấm, hải sản, bào ngư, hải sâm, sò điệp).

Người dân Singapore cũng dành tặng nhau những phong bao lì xì màu đỏ để cầu chúc may mắn trong dịp năm mới.

6. Triều Tiên

Tết âm lịch ở Triều Tiên được gọi là Seol

Tết âm lịch ở Triều Tiên được gọi là Seol, kéo dài trong 2-3 ngày. Đây là dịp họ bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ và đặc biệt là các vị lãnh tụ của quốc gia. Người dân Triều Tiên có phong tục treo một chiếc rổ lớn bằng rơm trước cửa nhà để xua đuổi xui xẻo năm cũ và đón may mắn cho năm mới.

Vào dịp này, người dân nơi đây thường mặc trang phục truyền thống sặc sỡ có tên Solbim và quây quần bên người ông lớn tuổi nhất trong nhà để tổ chức lễ tạ ơn gia tiên, gọi là Cha-rye.

Các món ăn cổ truyền của người Triều Tiên trong dịp Tết bao gồm: canh Ttok-kuk (món ăn được làm từ nước cơm, với bánh gạo và đậu xanh. Ngoài ra họ còn ăn songpyeong (một loại bánh gạo có hình bán nguyệt) và “cơm thuốc” làm từ gạo nếp hấp qua rồi trộn với mật ong, hạt dẻ, táo, nhân hạt tùng, mỡ, tương rồi hấp chín.

7. Malaysia

Người Malaysia cũng có phong tục mừng tuổi năm mới

Ở Malaysia có một cộng đồng lớn người gốc Hoa nên quốc gia này cũng tổ chức Tết nguyên đán như Việt Nam. Đây là một trong những ngày lễ lớn trong năm với những phong tục giống Việt Nam như: đoàn tụ gia đình, chúc tết người thân, lì xì, lễ hội múa lân, rồng.

Trong những ngày đầu năm mới, người dân Malaysia thường ăn các món như: Yee Sang (một loại sa lát gồm nhiều loại cá sống thái mỏng trộn cùng rau củ), Otak Otak (chả cá xay), và thịt nướng Satay, món ăn đường phố bán chạy nhất tại quốc gia này.

Nguyễn Ngọc – Tổng hợp