Trong tín ngưỡng dân gian của người Việt, ông Công ông Táo là vị thần dõi theo cuộc sống của mọi người. Hàng ngày, các vị thần này sẽ ghi lại những việc làm tốt xấu của gia chủ để đến cuối năm, vào ngày 23 tháng Chạp, ông Công ông Táo sẽ cưỡi cá chép lên chầu trời và báo cáo với Ngọc Hoàng.Vì vậy, nếu gia chủ mong muốn cả năm luôn tràn ngập may mắn, tài lộc đủ đầy thì nên…

Có thể bạn quan tâm:

Trong tín ngưỡng dân gian của người Việt, ông Công ông Táo là vị thần dõi theo cuộc sống của mọi người. Hàng ngày, các vị thần này sẽ ghi lại những việc làm tốt xấu của gia chủ để đến cuối năm, vào ngày 23 tháng Chạp, ông Công ông Táo sẽ cưỡi cá chép lên chầu trời và báo cáo với Ngọc Hoàng.

Vì vậy, nếu gia chủ mong muốn cả năm luôn tràn ngập may mắn, tài lộc đủ đầy thì nên cúng ông Công ông Táo vào các khung giờ và vị trí dưới đây.

Ngày và giờ tốt nhất để cúng ông Công ông Táo?

Theo lịch vạn niên, Tết ông Công ông Táo trong năm 2021 – 2021 là vào thứ hai, ngày 28.1.2019 (tức ngày 23 tháng Chạp).

Thông thường, lễ cúng Táo quân có thể bắt đầu từ tối ngày 22 tháng Chạp đến trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp. Tuy nhiên năm nay, khung giờ đẹp nhất để cúng ông Công ông Táo là từ 9 giờ đến 11 giờ. Bởi giờ Tỵ là giờ hoàng đạo của ngày 23 tháng Chạp.

Khung giờ đẹp nhất để cúng ông Công ông Táo trong năm 2021 – 2021 là từ 9 giờ đến 11 giờ – Ảnh minh họa: Internet

Bên cạnh đó, giờ Ngọ ngày 23 tháng Chạp là giờ mà Táo quân đã có mặt trên Thiên đình để báo cáo với Ngọc Hoàng về những việc tốt xấu của gia chủ. Vì vậy, dù có vướng bận chuyện gì, các gia đình cũng cần hoàn thành nghi lễ tiễn ông Táo về chầu trời trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp.

Mâm cúng ông Công ông Táo bao gồm những gì?

Mâm cơm cúng ông Công ông Táo thường là các món ăn truyền thống của người Việt Nam như: xôi, gà, chân giò luộc, các món nấu hoặc canh măng, bánh kẹo, trầu cau, rượu, hương, đèn nến, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả tươi, tiền vàng và 3 con cá chép.

Sau khi bày lễ, thắp hương khấn vái và khi hết tuần hương, gia đình có thể lễ tạ hóa vàng mã, mang cá chép đến thả ở ao, hồ, sông, suối. Đặc biệt, lễ cúng ông Công ông Táo gia chủ cần chuẩn bị và tiến hành với lòng thành và sự kính cẩn của cả gia đình.

Xôi, gà, chân giò luộc, các món nấu hoặc canh măng, bánh kẹo, trầu cau, rượu, hương, đèn nến, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả tươi, tiền vàng và 3 con cá chép là những món ăn truyền thống phải có trong mâm cúng Táo quân – Ảnh minh họa: Internet

Có nên cúng ông Công ông Táo trước 1 ngày không?

Do ngày 23 tháng Chạp năm 2021 – 2021 rơi vào thứ hai, nhiều gia đình phải đi làm nên không có điều kiện làm cơm cúng ông Công ông Táo vào đúng ngày này. Thế nhưng, theo chuyên gia phong thủy, lễ cúng ông Công ông Táo trong năm nay cần được tiến hành đúng ngày 23 tháng Chạp không nên cúng sớm trước một ngày.

Vị trí nên đặt mâm cúng ông Công ông Táo?

Thực tế cho thấy vẫn đang tồn tại song song việc cúng ông Công ông Táo ở trong bếp và cả trên bàn thờ gia tiên. Tuy nhiên, ngay cả các chuyên gia văn hóa, chuyên gia phong thủy cũng khó trả lời chính xác nên cúng ông Công ông Táo ở đâu. Vì vậy, vấn đề này còn tùy thuộc vào tục lệ riêng của mỗi địa phương, mỗi vùng miền.

*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm

Bạch Dương (T.H)