Công đoạn rim gừng trên chảo dầu – Ảnh: ẢNH: LÊ QUÝNổi tiếng với hương vị thơm ngon, cay nồng và tạo được thương hiệu cho riêng mình, những người làm mứt ở đây đều thực hiện làm mứt theo cách truyền thống và hầu như không sử dụng hóa chất. Họ đảm bảo chất lượng mứt cũng như thực hiện sản xuất trong môi trường an toàn, sạch sẽ.Sản phẩm ngon hay dở phụ thuộc nhiều vào…

Có thể bạn quan tâm:

Công đoạn rim gừng trên chảo dầu – Ảnh: ẢNH: LÊ QUÝ

Nổi tiếng với hương vị thơm ngon, cay nồng và tạo được thương hiệu cho riêng mình, những người làm mứt ở đây đều thực hiện làm mứt theo cách truyền thống và hầu như không sử dụng hóa chất. Họ đảm bảo chất lượng mứt cũng như thực hiện sản xuất trong môi trường an toàn, sạch sẽ.

Sản phẩm ngon hay dở phụ thuộc nhiều vào “tay” thợ

Để tạo ra được một sản phẩm chất lượng đến người tiêu dùng, những người làm mứt Mỹ Chánh đã phải thực hiện rất nhiều công đoạn kỹ lưỡng và tốn khá nhiều thời gian. Theo bà Võ Thị Hoa, một chủ hộ sản xuất mứt gừng tại Mỹ Chánh, công đoạn đầu tiên là rửa sạch rồi cạo sạch vỏ, sau đó thái củ gừng thành lát mỏng, luộc lên rồi xả bằng nước lạnh để rửa sạch nhựa và sơ gừng; phải rửa nhiều lần sao cho sạch rồi đem ra rim với đường.

Bà Hoa đã làm nghề này 20 năm và làm theo cách truyền thống tức là dùng chanh chứ không dùng hóa chất để tẩy gừng. Bởi vậy, mứt gừng bà làm ra có màu vàng chứ không trắng như người khác…

Gừng ở đây được nhập từ Đắk Lắk về, chọn loại củ gừng già, to và không bị sâu. Chất lượng của sản phẩm phụ thuộc phần lớn vào nguyên liệu, nên những người sản xuất thường chủ động lựa chọn. Anh Trần Viết Dũng, một người làm gừng ở Mỹ Chánh, cho biết: “Mỗi năm nhà tôi nhập khoảng 10 – 15 tấn gừng, thu về 8 – 9 tấn mứt gừng.

Giá mứt gừng đưa ra thị trường hàng năm đều không dao động nhiều, khoảng 40.000 đồng mỗi ký, và đây là giá bỏ sĩ. Mỗi ngày tôi làm khoảng 2 tạ, nếu hôm nay gọt vỏ thì ngâm rửa đến ngày mốt lại mới đem rim được”.

Đóng gói sản phẩm

Nghe thì có vẻ dễ làm, nhưng thực ra làm gừng phải qua nhiều công đoạn khó và tỉ mỉ, từ gọt vỏ cho tới thái gừng, rim đường… “Một lần rim không phải chỉ một chảo mà có tới 4 – 5 chảo, nên nếu không đảo đều tay và lửa không đều thì mứt sẽ dễ cháy, dễ bị sượng. Công việc suốt ngày ngồi bên bếp than nóng nên đây được cho là công đoạn vất vả nhất của việc làm mứt gừng”, chị Lê Thị Mỹ Ni, một người làm mứt, cho hay.

Anh Trần Viết Dũng cho biết thêm, ở mỗi hộ làm mứt, công việc thường bắt đầu từ 4 giờ sáng, kéo dài tới tối. Riêng gia đình còn thuê thêm 20 người làm công mới xuể. Chi phí trả cho thợ cũng “ngốn” nhiều, 150.000 đồng/ngày cho người ngồi bếp rim, 100.000 đồng/ngày cho người gọt vỏ, thái gừng, đóng gói sản phẩm…

Dù khó khăn và vất vả, những người làm mứt ở đây vẫn không bỏ nghề mà còn truyền lại cho con cháu. Bởi họ thấy thương hiệu mứt gừng Mỹ Chánh có vị đặc trưng, lại “giúp” người làng có thu nhập thời vụ để sắm sửa Tết.

Lê Quý