Một số lưu ý khi chế biến thực phẩm cho bà bầu: Ăn ngô, gạo lức nguyên hạt tốt hơn loại đã qua chế biến. Tỉ lệ hợp lý giữa ngô, gạo lức nguyên hạt và thực phẩm chế biến từ ngô, gạo lức là 1 : 4. Nếu không chắc chắn về tỉ lệ thì bà bầu chỉ cần bổ sung 3 – 4 lần/tuần các loại ngũ cốc nguyên hạt là vừa đủ. Ăn ngô, khoai lang, gạo lức có lợi cho sức khỏe nhưng ăn quá…

Có thể bạn quan tâm:

Một số lưu ý khi chế biến thực phẩm cho bà bầu: Ăn ngô, gạo lức nguyên hạt tốt hơn loại đã qua chế biến. Tỉ lệ hợp lý giữa ngô, gạo lức nguyên hạt và thực phẩm chế biến từ ngô, gạo lức là 1 : 4. Nếu không chắc chắn về tỉ lệ thì bà bầu chỉ cần bổ sung 3 – 4 lần/tuần các loại ngũ cốc nguyên hạt là vừa đủ. Ăn ngô, khoai lang, gạo lức có lợi cho sức khỏe nhưng ăn quá nhiều cũng có thể gây ảnh hưởng nhất định đến việc hấp thu các chất dinh dưỡng khác vào cơ thể bà bầu.

  • Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu mang thai tháng thứ 6
  • Mang thai 3 tháng đầu mẹ bầu nên ăn gì
  • 10 quy tắc an toàn khi mang thai mẹ bầu nhất định phải biết
  • Sự thật về việc uống nước dừa khi mang thai sẽ giúp con trắng hồng?

Một số lưu ý khi chế biến thực phẩm cho bà bầu

Ngô

Ngô có chứa nhiều các chất dinh dưỡng như: magiê, axit béo không bão hòa, protein dạng thô, tinh bột, khoáng chất, carotenoids… Trong đó, hạt ngô vàng đặc biệt giàu magiê giúp giãn mạch, tăng cường nhu động ruột, có lợi cho mật, nhuận tràng, tăng cường trao đổi chất trong cơ thể.  Ngô vàng cũng rất giàu axit amin thiết yếu và glutamate, có tác dụng thúc đẩy sự trao đổi chất của tế bào và loại trừ một số chất độc hại ra khỏi cơ thể thai phụ. Còn hạt ngô đỏ lại chứa hàm lượng phong phú vitamin B2, bà bầu ăn vào có thể làm giảm nguy cơ viêm lưỡi, loét miệng và sự thiếu hụt riboflavin.

Một số lưu ý khi chế biến thực phẩm cho bà bầu

Ngoài ra, nước ngô hoặc trà ngô có tác dụng lợi tiểu, điều hòa huyết áp, giảm viêm nhiệt, tiêu chảy… nên được dùng như một phương thuốc tự nhiên điều trị hội chứng tăng huyết áp và chứng khó tiêu trong thai kỳ.

Bà bầu ăn khoai lang:

Khoai lang rất giàu tinh bột và các axit amin. Ngoài ra, các loại vitamin A, B, C và cellulose có trong khoai lang cao hơn nhiều so với trong gạo và bột mì. Hàm lượng sắt, canxi, khoáng chất của khoai lang cũng rất phong phú.

Một nghiên cứu mới đây các nhà khoa học của Mỹ và Nhật Bản khẳng định rằng khoai lang còn chứa các chất tương tự estrogen giúp bà bầu có làn da trắng sáng và mềm mại hơn. Bên cạnh đó, khoai lang còn chứa một hợp chất có tác dụng thúc đẩy sự bài tiết cholesterol, ngăn ngừa bệnh tim mạch và duy trì độ đàn hồi của động mạch.

Một số lưu ý khi chế biến thực phẩm cho bà bầu

Vì những lí do trên mà các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ sản khoa đánh giá rằng khoai lang là thực phẩm bổ sung dinh dưỡng rất tốt cho bà bầu. Bạn có thể theo dõi thêm các tin tức về dinh dưỡng khi mang thai ở đây.

Gạo lức

Theo tính toán của các nhà khoa học, trong mỗi 100g gạo lức có chứa 3 g protein; 1, 2 g chất béo; 2,5 g vitamin B1 và B2; 1,8 g vitamin E; 50 mg vitamin C; 50 mg vitamin A; 250 mg axit nicotinic; 250 mg axit folic; 20 mg kẽm; 15 mg magiê; 20 mg sắt; 15 mg phốt pho. Các chất dinh dưỡng này rất cần thiết cho sức khỏe bà bầu và thai nhi trong suốt 9 tháng thai kỳ. Hơn nữa, ăn gạo lức tuy bổ sung nhiều chất dinh dưỡng nhưng không làm bà bầu béo phì hay tăng nhiều cân trong thời gian mang thai.

Một số lưu ý khi chế biến thực phẩm cho bà bầu

Một số chú ý khi bà bầu bổ sung những thực phẩm trên:

  • Ăn ngô, gạo lức nguyên hạt tốt hơn loại đã qua chế biến.
  • Tỉ lệ hợp lý giữa ngô, gạo lức nguyên hạt và thực phẩm chế biến từ ngô, gạo lức là 1 : 4. Nếu không chắc chắn về tỉ lệ thì bà bầu chỉ cần bổ sung 3 – 4 lần/tuần các loại ngũ cốc nguyên hạt là vừa đủ.
  • Ăn ngô, khoai lang, gạo lức có lợi cho sức khỏe nhưng ăn quá nhiều cũng có thể gây ảnh hưởng nhất định đến việc hấp thu các chất dinh dưỡng khác vào cơ thể bà bầu.