Mẹ mới sinh 2 tháng bị mất sữa phải làm sao? Cơ chế bài tiết và bài xuất sữa là nhờ vào 2 hooc môn Prolactin và Oxytocin. Nếu Prolactin là hooc môn quyết định quá trình sản xuất sữa thì Oxytocin có vai trò quan trọng giúp tống đẩy sữa ra ngoài. Khi phản xạ tiết 2 hooc môn này kém sẽ dẫn tới quá trình bài tiết và bài xuất sữa gặp khó khăn. Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bị mất sữa khi đang…

Có thể bạn quan tâm:

Mẹ mới sinh 2 tháng bị mất sữa phải làm sao? Cơ chế bài tiết và bài xuất sữa là nhờ vào 2 hooc môn Prolactin và Oxytocin. Nếu Prolactin là hooc môn quyết định quá trình sản xuất sữa thì Oxytocin có vai trò quan trọng giúp tống đẩy sữa ra ngoài. Khi phản xạ tiết 2 hooc môn này kém sẽ dẫn tới quá trình bài tiết và bài xuất sữa gặp khó khăn. Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bị mất sữa khi đang cho con bú, trong đó điển hình là những nguyên nhân sau:

  • Trẻ sơ sinh cần uống bao nhiêu sữa mỗi ngày là đủ?
  • Phụ nữ mới sinh nên ăn gì để nhiều sữa mà ít tăng cân?
  • 10 loại thực phẩm cần loại bỏ ngay nếu bạn đang cho con bú

Nguyên nhân khiến mẹ bị mất sữa khi đang cho con bú

Stress sau sinh: Mang thai, sinh con làm cho cơ thể mẹ gần như “biến đổi” hoàn toàn. Nội tiết tố thay đổi cùng với sự mệt mỏi do phải thức đêm chăm sóc con khiến mẹ bầu dễ rơi vào trầm cảm. Điều này sẽ có tác động không tốt tới sự hoạt động của tuyến yên, ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa. Stress sau sinh là nguyên nhân khiến mẹ mất sữa

Cho bé bú không đúng cách: Cho bé bú đúng cách là phương pháp hiệu quả để kích thích tuyến vú tiết sữa. Nếu mẹ cho bé bú quá ít hoặc sai tư thế sẽ khiến tuyến vú không nảy sinh được phản xạ tiết sữa. Ngoài ra, việc sử dụng bú bình nhiều khiến bé không có thói quen bú mẹ cũng là nguyên nhân gây mất sữa.

Uống ít nước: Nước là thành phần quan trọng trong việc “sản xuất” sữa của cơ thể. Nếu mẹ không uống đủ nước sẽ khiến tuyến vú không đủ nước tiết ra sữa.

Sử dụng thuốc: Trong quá trình cho con bú, nếu mẹ muốn uống thuốc thì hãy hỏi ý kiến của bác sĩ, đặc biệt là thuốc kháng sinh, điều trị. Vì nó có thể gây tác dụng phụ khiến mẹ bị mất sữa. Cho trẻ bú bình nhiều khiến núm vú không có phản xạ xuống sữa. xem thêm bài viết về sinh con năm 2021 – 2021 tháng nào tốt, sinh con năm 2021 – 2021 có tốt không? đặt tên cho con sinh năm 2021 – 2021

Kinh nghiệm hay chữa ít sữa, mất sữa

– Chế độ dinh dưỡng: Một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp các mẹ nhanh phục hồi sức khỏe sau sinh và giúp quá trình sản xuất sữa diễn ra tốt hơn. Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm, hạn chế chất béo, đường, uống đủ nước, ăn chín, uống sôi.

– Massage vú: Kiên trì massage kết hợp chườm nóng không chỉ giúp các nang sữa nở, giảm tắc nghẽn sữa mà còn giúp người mẹ thư thái, thoải mái hơn.

– Có tới 80% các mẹ sau sinh bị nứt đầu ti. Tình trạng này gây đau đớn cho mẹ khi bé bú do vậy nhiều mẹ sợ cho bé bú. Sữa vì vậy mà càng bị tắc và gây mất sữa. Hãy vệ sinh thật sạch núm vú, đầu vú trước và sau khi cho bé bú với chiếc khăn ấm và sạch. Nếu bé bú thừa, mẹ nên vắt bỏ hoặc vắt tích trữ cho bé. Không được lưu sữa thừa dễ gây tắc sữa, mất sữa

– Khi bị mất sữa, người mẹ có thể dùng một số thảo dược quý như Hương Phụ, Diệp Hạ Châu… Đông y quan niệm: Chữa bệnh cho nam giới không thể thiếu Trần bì, chữa bệnh cho nữ giới không thể thiếu Hương phụ. Hương phụ hay còn gọi là cỏ gấu có tác dụng chống viêm, giúp phụ nữ sau sinh giảm đau, nhanh chóng co hồi tử cung. Ngoài ra, những vị thuốc chứa Hương phụ giúp hành khí, hoạt huyết tức khí huyết lưu thông. Kết hợp với vị Diệp hạ châu, Hoài sơn, Thiên môn chùm giúp phụ nữ sau sinh nhanh chóng phục hồi sức khỏe, giảm đau, khí huyết lưu thông từ đó giúp mẹ nhanh chóng có nhiều sữa hơn.

Mẹ bị mất sữa khi đang cho con bú nên ăn gì?

Nguyên nhân và cách xử lý tình trạng mất sữa khi đang cho con bú

1/ Móng giò: Đây là món ăn luôn dẫn đầu trên “bảng xếp hạng” trong các món ăn lợi sữa cho mẹ. Móng giò lợn cung cấp rất nhiều nước cho quá trình tạo sữa, đồng thời cũng giàu các chất dinh dưỡng như: đạm và chất béo, ngoài ra còn có nhiều canxi, phốt pho, sắt, magie, mangan, kẽm, các vitamin B, A, ngoài ra còn có systine, myoglobin và một nguồn cung cấp collagen rất tốt. Tuy nhiên, mẹ cần phải chế biến đúng cách để có thể phát huy hết tác dụng. Với 1 cái chân giò, mẹ có thể nấu thành nhiều món khác nhau như đu đủ hầm chân giò, canh mướp chân giò, chân giò nấu sung, cháo chân giò…Nhưng nếu ăn nhiều món này, các mẹ sẽ rất nhanh bị ngấy, khi ấy các mẹ có thể đổi sang các món khác.

2/ Rau đay: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, rau đay chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như canxi, photpho, sắt, kali và nhiều loại vitamin khác nhau, rất tốt cho phụ nữ sau sinh. Đặc biệt, ăn 150-200g rau đay vào những bữa chính hàng ngày trong tuần đầu tiên và 200-250g/tuần 2 bữa vào những tuần tiếp đó sẽ giúp tăng lượng sữa và lượng chất béo trong sữa.

3/ Rau khoai lang: Rau lang không chỉ có tác dụng gọi sữa về mà còn có khả năng nhuận tràng, chống táo bón. Loại rau này rất dễ ăn, mẹ có thể xào, luộc hay ăn sống kèm theo các bữa ăn hàng ngày.

4/ Quả sung: Quả sung chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể của mẹ trong quá trình tạo sữa, ngoài ra nó còn có tác dụng thông huyết, lợi tiểu, tiêu đờm, tiêu viêm, sát trùng. Chị em dùng quả sung và lá non phơi khô, mỗi ngày dùng 10-20gr sắc lấy nước uống.

5/ Hạt bí: Bỏ vỏ hạt bí, lấy nhân giã nát hòa với nước uống. Mỗi ngày uống 2 lần vào buổi sáng và tối, mỗi lần 15-20g hạt. Uống liên tiếp trong 3-5 ngày để có hiệu quả tốt nhất mẹ nhé.

6/ Yến mạch: Yến mạch là loại thực phẩm bổ dưỡng, rất giàu protein, vitamin, khoáng chất và các nguyên tố vi lượng giúp nuôi dưỡng dây thần kinh, hỗ trợ quá trình chuyển hóa chất béo, hỗ trợ rất tốt cho quá trình tạo sữa.

7/ Rau má: Rau má có tác dụng lợi sữa, kháng khuẩn, lưu thông khí huyết. loại rau này rất dễ nấu mẹ có thể nấu chung với thịt gà, thịt bò, thịt nạc băm…Ngoài ra, chị em cũng có thể rửa sạch rau má, phơi khô và hãm để uống thay nước hàng ngày.

8/ Rong biển: Rong biển có chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, tốt cho hệ tuần hoàn, bài tiết, giúp thải độc, lưu thông máu, tăng tiết sữa. Với loại thực phẩm này, các mẹ có thể làm món salad rong biển hoặc đậu phụ nhồi thịt rong biển, không những ngon miệng mà lại còn làm “mát sữa”.