Mới đây, việc 15 học sinh tại trường tiểu học Bành Văn Trân (Q.Tân Bình, TPHCM) bị ngộ độc phải nhập viện cấp cứu nghi do uống trà sữa, gây xôn xao dư luận. Trước đó, đã có những trường hợp bị suy gan, suy thận do uống nhiều trà sữa được các chuyên gia cảnh báo.15 học sinh trường Bành Văn Trân nhập viện cấp cứu, nghi ngộ độc trà sữa Bất chấp sự cảnh báo về mức độ nguy…

Có thể bạn quan tâm:

Mới đây, việc 15 học sinh tại trường tiểu học Bành Văn Trân (Q.Tân Bình, TPHCM) bị ngộ độc phải nhập viện cấp cứu nghi do uống trà sữa, gây xôn xao dư luận. Trước đó, đã có những trường hợp bị suy gan, suy thận do uống nhiều trà sữa được các chuyên gia cảnh báo.

15 học sinh trường Bành Văn Trân nhập viện cấp cứu, nghi ngộ độc trà sữa

Bất chấp sự cảnh báo về mức độ nguy hiểm đến từ các loại thức uống ven đường, nhiều bạn trẻ vẫn thản nhiên sử dụng. Tại TPHCM, không khó để tìm một quán trà sữa “di động” ven đường, đặt biệt các xe trà sữa di động thường tập trung nhiều ở trước các cổng trường học vào giờ tan tầm.

Các quán trà sữa ven đường “mọc” nhiều ở gần trường học. Ảnh minh họa

Với giá bán dao động từ 10.000 đồng – 20.000 đồng/ly tùy loại, so với các loại nước uống như nước mía, sữa đậu nành chỉ 5.000 – 7.000 đồng/ly thì giá trà sữa cao hơn nhiều. Thành phần trà sữa lại có nhiều hương liệu nhân tạo và các phẩm màu không rõ nguồn gốc. Thế nhưng, đây vẫn là thức uống yêu thích, thậm chí có một số bạn trẻ còn “nghiện” trà sữa.

Em N.T.D, học sinh trường tiểu học Võ Thành Trang, quận Tân Phú, TPHCM, chia sẻ: “Em thường uống trà sữa với bạn bè. Trời nóng như vậy uống một ly trà sữa sẽ giải khát rất nhiều. Ba mẹ em dặn là không nên uống nhưng sao em vẫn thấy thích món này lắm”.

Theo khảo sát của PV Báo PNVN, trà sữa bán “di động” ven đường được pha chế một cách nhanh gọn mỗi khi có người mua. Nguyên liệu tạo ra ly trà sữa thường được đựng trong các chai nhựa đóng gói sẵn, người bán chỉ cần trộn các nguyên liệu lại theo tỉ lệ nhất định hoặc theo yêu cầu của khách hàng là dễ dàng có được một ly trà sữa. Các dụng cụ pha chế không được che đậy kỹ càng, nhiều nguyên liệu đựng trong chai và phơi bày giữa nắng.

Các loại trà cơ bản thường được sử dụng trong trà sữa bao gồm trà đen, trà xanh, trà trắng và trà ô long. Nếu sử dụng trà thật, chúng có chứa rất nhiều các chất chống oxy hóa có tác dụng chống viêm và chống ung thư. Tuy nhiên, nhiều cửa hàng lại thường tẩm thêm hương liệu (hương nhài, hương sen) vào trà để trà có thêm hương vị quyến rũ. Thông thường, các loại hương liệu thực phẩm như thế ít có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Chị Nguyễn Thị Huệ, phụ huynh học sinh ở TPHCM, kể: “Con nhà mình ngày nào cũng đòi mua trà sữa trân châu, thạch dừa. Mình có cản thì nó vẫn lén mua à. Đôi lúc ghé qua hàng bán trà sữa trước cổng trường của con, thấy các chai đựng nguyên liệu màu mè quá trời. Thạch thì xanh, tím, vàng màu nào cũng có, trông mà thấy ghê ghê!”.

Hiện nay, thành phần của trà sữa không chỉ có trân châu mà còn được bổ sung thêm nhiều loại đi kèm như pudding trứng, kem phô mai, thạch, siro… Nếu sử dụng đúng các thành phần uy tín, có nguồn gốc rõ ràng thì giá thành lại cao. Để buôn bán có lợi nhuận, nhiều chủ cửa hàng đã mua hàng trôi nổi, nhiều phụ gia, hóa chất không kiểm định chất lượng, có thể gây ra hệ lụy khôn lường.

Nhiều hệ lụy khôn lượng đến từ việc uống trà sữa kém chất lượng. Ảnh minh họa

Bác sĩ Chuyên khoa 1 Nguyễn Ngọc Huấn, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viên đa khoa Tâm Trí Sài Gòn, cho biết: “Trẻ con bây giờ có thói quen rất thích uống trà sữa, vì vậy đối với những em có nguy cơ béo phì, phụ huynh nên hạn chế. Nếu uống sẽ tăng lượng đường, tăng nguy cơ béo phì. Thứ 2 là nguồn gốc của trà sữa khó kiểm soát. Các bậc phụ huynh nên cho con uống loại nào có nguồn gốc rõ ràng và uống có chừng mực. Thứ 3, đối với trẻ em bị viêm họng, hạn chế dùng vì trà sữa thường uống với đá, dễ gây viêm hô hấp trên và tái lại nhiều lần”.

Dụng cụ pha chế trà sữa ở quán ven đường thường không đảm bảo vệ sinh. Ảnh minh họa

Cũng theo bác sĩ Nguyễn Ngọc Huấn: “Nhiều vụ ngộ độc xảy ra, người ta hay đổ lỗi cho trà sữa, tuy nhiên chúng ta cần lấy mẫu đó đi kiểm tra, xét nghiệm thì mới kết luận chính xác được. Đôi lúc, bản thân người bán trong quá trình pha chế làm lẫn các chất bẩn, nhiễm khuẩn, hay dụng cụ pha chế không đảm bảo… cũng là tác nhân gây ra ngộ độc”.

Ngay cả việc tự làm trà sữa tại nhà cũng được các chuyên gia khuyến cáo: Sự kết hợp giữa trà và sữa sẽ làm triệt tiêu các công dụng của trà. Trà sẽ đẩy nhanh quá trình đào thải canxi của sữa trước khi cơ thể được hấp thu. Do vậy, người dùng nên cân nhắc khi sử dụng.

Phạm Thương