Trong xã hội hiện đại, hiện trạng vô sinh, hiếm muộn con cái không phải hiếm gặp. Nguyên nhân phần lớn là do tình trạng sức khoẻ của người mẹ không cho phép họ có con. Chính vì vậy, nhiều phương pháp trợ sinh ra đời như thụ tinh trong ống nghiệm, thụ tinh nhân tạo, kích thích buồng trứng,… Đây là những phương pháp hiện đại và đã được áp dụng ở các nước phát triển trên thế…
Có thể bạn quan tâm:
- Ăn gì để cải thiện sức khoẻ sinh sản cho cả vợ và chồng? (2020 2021)
- Sự khác biệt giữa dấu hiệu mang thai và triệu chứng tiền kinh nguyệt (2020 2021)
- Phụ nữ sẩy thai nên ăn gì và kiêng gì để mau chóng có lại cơ hội làm mẹ (2020 2021)
- Lưu ngay những điều các bà bầu nên lưu ý khi mang thai tuần thứ 16 (2020 2021)
- Nam giới có con được hay không khi chỉ có 1 tinh hoàn? (2020 2021)
Trong xã hội hiện đại, hiện trạng vô sinh, hiếm muộn con cái không phải hiếm gặp. Nguyên nhân phần lớn là do tình trạng sức khoẻ của người mẹ không cho phép họ có con. Chính vì vậy, nhiều phương pháp trợ sinh ra đời như thụ tinh trong ống nghiệm, thụ tinh nhân tạo, kích thích buồng trứng,… Đây là những phương pháp hiện đại và đã được áp dụng ở các nước phát triển trên thế giới. Tuy nhiên, rất được nhiều cặp vợ chồng lựa chọn một phương pháp khác với các cách thức trên. Đó là mang thai hộ. Vậy mang thai hộ là gì? Cần phải chuẩn bị hồ sơ, thủ tục như thế nào để có thể thực hiện phương pháp này? Là những câu hỏi chúng tôi đã gặp rất nhiều. Vì vậy, chúng tôi sẽ giải đáp tất cả thắc mắc của bạn tại bài viết sau đây.
Mang thai hộ là gì?
Mang thai hộ (có tên tiếng Anh là Surrogacy) là phương pháp trợ sinh nhờ một người phụ nữ mang thai và sinh con cho người khác. Những cặp vợ chồng có nhu cầu tìm đến phương pháp này phần lớn là do cơ địa của họ rất khó cho việc có con (các bệnh lý về tử cung, sức khoẻ người vợ không tốt, hay sảy thai,…). Thông thường, việc mang thai thường được thực hiện bằng phương pháp cấy trứng đã thụ tinh của cặp vợ chồng vào tử cung của người mang thai hộ (tuỳ thuộc vào các bên thoả thuận với nhau).
Những điều bạn cần biết về mang thai hộ
Những câu hỏi thường gặp nhất về phương pháp mang thai hộ
1. Những hồ sơ cần chuẩn bị khi thực hiện phương pháp mang thai hộ
Người có nhu cầu sẽ gửi hồ sơ trực tiếp đến các cơ quan y tế, bệnh viện có giấy phép. Hồ sơ bao gồm:
Đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ;
Bản cam kết tự nguyện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo;
Bản cam đoan của người đồng ý mang thai hộ là chưa mang thai hộ lần nào;
Bản xác nhận tình trạng chưa có con chung của vợ chồng;
Bản xác nhận của UBND cấp xã hoặc người mang thai hộ, người nhờ mang thai hộ tự mình chứng minh về mối quan hệ thân thích trên cơ sở các giấy tờ hộ tịch có liên quan, và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các giấy tờ này;
Bản xác nhận của chồng người mang thai hộ về việc đồng ý cho mang thai hộ;
Bản xác nhận nội dung tư vấn về y tế của bác sỹ sản phụ khoa;
Bản thỏa thuận vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai và bên mang thai hộ theo mẫu quy định.
2. Phương pháp này có giống với việc “đẻ thuê”?
Hoàn toàn khác nhau. Đây là phương pháp được thực hiện vì lý do nhân đạo, các cặp vợ chồng phải chứng minh được điều kiện sức khoẻ của mình không cho phép việc mang thai. Ngoài ra, người mang thai hộ phải có giấy tờ tuỳ thân rõ ràng, chứng minh được mình có quan hệ họ hàng với vợ hoặc chồng (dòng máu trực hệ trong phạm vi 3 đời) và chỉ được mang thai duy nhất một lần.
Ngoài ra, việc mang thai hộ chỉ được thực hiện ở các cơ sở được cấp giấy phép. Tại đây, hồ sơ sẽ được kiểm duyệt rất kỹ lưỡng và ký hợp đồng pháp lý giữa các bên. Cho nên việc phương pháp này bị biến tướng sang hình thức “đẻ thuê” là rất khó xảy ra.
3. Cơ quan y tế nào được cấp giấy phép thực hiện phương pháp này?
Tại Việt Nam, hiện nay trên cả nước chỉ có 3 cơ sở được cấp phép cho thực hiện:
Bệnh viện Phụ sản Trung ương (43 Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Bệnh viện đa khoa Trung ương Huế (16 Lê Lợi, Vĩnh Ninh, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế).
Bệnh viện Từ Dũ (284 Cống Quỳnh, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Hồ Chí Minh).
Bệnh viện Từ Dũ là 1 trong 3 cơ sở cho phép thực hiện mang thai hộ.
Ngoài ra trong năm 2020 – 2021, đơn vị Hỗ trợ sinh sản Mỹ Đức cũng đã được Bộ Y tế cấp phép. Đây là bệnh viện tư nhân Việt Nam đầu tiên được cấp phép thực hiện phương pháp này.
Ngoài các cơ quan y tế này, bạn tuyệt đối không được đến các cơ quan khác khi áp dụng mang thai hộ để tránh làm trái quy định pháp luật.
4. Điều kiện bắt buộc của người mang thai hộ
Ngoài việc phải có quan hệ họ hàng, người mang thai hộ cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
Có quan hệ họ hàng với vợ chồng người có nhu cầu nhờ mang thai (đã nói ở trên);
Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai. Thường là phụ nữ dưới 35 tuổi để đảm bảo sức khoẻ cho người mang thai và thai nhi;
Người mang thai hộ phải tuân theo các điều kiện nghiêm ngặt
Có sức khoẻ tốt, có khả năng mang thai. Không bị mắc các bệnh lý ở tử cung, hoặc các triệu chứng dẫn đến nguy cơ sảy thai;
Từng sinh con và chỉ được thực hiện duy nhất 01 lần;
Sức khỏe tâm thần bình thường;
Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng.
Vì đây là một phương pháp đòi hỏi hồ sơ, và thủ tục thực hiện rất nghiêm ngặt nên các cặp đôi cần phải tham khảo ý kiến cả về mặt pháp lý lẫn tình trạng sức khoẻ của mình. Trước khi thực hiện nên có hợp đồng ràng buộc rõ ràng với người mang thai.
Con cái luôn là niềm mong ước của bất kỳ bậc cha mẹ nào. Tuy nhiên, không phải ai cũng có được may mắn đó. Chính vì vậy, với phương pháp nói riêng, và cả những phương pháp trợ sinh khác nói chung sẽ giúp cho các cặp đôi hoàn thành thiên chức làm cha mẹ của mình. Hi vọng qua bài viết này, bạn đã có những thông tin cần thiết về phương pháp này.