Nhắc đến những món ăn ngày Tết, ngoài những món như giò, nem rán, gà luộc, canh bóng bì, bánh chưng, hành muối thì không thể thiếu canh măng.Tùy thói quen của từng gia đình mà món măng được nấu với các thức ăn kèm khác nhau. Nhà thì nấu móng heo, nhà nấu với sườn non, nhà nấu với ngan… Thôi thì đủ kiểu nấu để hợp miệng gia chủ. Nhưng nấu cách nào thì vẫn không tránh được sự ngán…

Có thể bạn quan tâm:

Nhắc đến những món ăn ngày Tết, ngoài những món như giò, nem rán, gà luộc, canh bóng bì, bánh chưng, hành muối thì không thể thiếu canh măng.

Tùy thói quen của từng gia đình mà món măng được nấu với các thức ăn kèm khác nhau. Nhà thì nấu móng heo, nhà nấu với sườn non, nhà nấu với ngan… Thôi thì đủ kiểu nấu để hợp miệng gia chủ. Nhưng nấu cách nào thì vẫn không tránh được sự ngán ngấy vốn như bản chất của món canh măng.

Vẫn là món canh măng quen thuộc ấy, bạn có thể nấu theo một cách khác đơn giản và ăn cùng một số thức kèm để món ăn không còn ngán ngấy mà rất vừa miệng.

Để nấu món canh măng này bạn cần chuẩn bị:

– Móng giò

– Lưỡi lợn

– Măng lưỡi lợn

– Rau cải cúc

– Hành củ

– Dưa chuột

– Bún

Chuẩn bị:

– Măng ngâm rửa sạch rồi luộc thật kỹ nhiều lần, thái to bản nhưng chéo dao cho mỏng

– Móng giò và lưỡi lợn rửa sạch cắt miếng vừa ăn

– Rửa sạch rau cải cúc, hành củ, dưa chuột (bổ đôi cắt miếng chéo)

Món canh măng móng giò quen thuộc.

Cách làm

– Xào măng với chút gia vị cho ngấm

– Chần móng và lưỡi lợn rồi cho vào xào với ít gia vị

– Cho măng, móng và lưỡi lợn vào nồi tô, thêm nước đun to lửa, Khi nước măng sôi thì dùng muôi vớt bọt cho canh măng trong.

– Ninh từ 1 – 2 tiếng thì cả măng lẫn móng, lưỡi mềm, ngấm đều gia vị.

Hành củ chẻ và rau cải cúc chính là “nhân tố mới” khiến món ăn quen thuộc trở nên mới lạ và ngon miệng.

Nhìn chung, cách nấu canh măng vẫn vậy nhưng cách ăn mới là sự thay đổi khiến món canh măng quen thuộc trở nên mới lạ.

Khi ăn, bạn cho canh măng vào nồi ăn lẩu, đun cho sôi và giữ nóng để nhúng rau cải cúc và hành củ. Nước măng béo ngậy quyện vào làm cải cúc thơm mềm. Gắp thêm ít bún, miếng hành chẻ chần nước măng sôi, cọng cải cúc nhúng, thêm chút nước canh măng… tất cả sẽ mang đến vị vừa thanh mát, tươi của rau, thơm mùi măng móng mà không bị ngấy.

Cả nhà quay quần bên mâm cơm ngày Tết với nồi măng nóng hôi hổi.

Móng giò, miếng măng lưỡi lợn thái chéo dao cho mỏng nhưng to bản được nấu ngấm ngấu, chấm với nước mắm hăng đẫm ớt, vừa thổi cho bớt nóng vừa ăn nhẩn nha cùng cọng mùi, miếng dưa chuột… sẽ không còn ngấy nữa.

Dưa chuột ăn mát, làm măng móng bớt nóng và còn có tác dụng hút dịch chua trong dạ dày, quả là thích hợp.

Một cách ăn mới cho một món ăn quá quen thuộc mà không cần phải chuẩn bị quá cầu kỳ quả là thích hợp cho bạn và gia đình trong dịp Tết năm nay.

Theo songmoi.vn