Làm sao để tập cho bé ngủ riêng? Trẻ mấy tuổi thì nên cho ngủ riêng? Trẻ không chịu ngủ riêng là vì chúng lo lắng, sợ hãi. Thế nên để chìm vào giấc ngủ, trẻ cần có bố mẹ ở bên cạnh. Tuy nhiên, bố mẹ càng trấn an vỗ về, trẻ càng sợ hãi bóng đêm. Có những đứa trẻ 11 tuổi vẫn ngủ chung phòng với bố mẹ và có vẻ chưa sẵn sàng để ngủ riêng. Thế nên, bố mẹ cần giúp trẻ…

Có thể bạn quan tâm:

Làm sao để tập cho bé ngủ riêng? Trẻ mấy tuổi thì nên cho ngủ riêng? Trẻ không chịu ngủ riêng là vì chúng lo lắng, sợ hãi. Thế nên để chìm vào giấc ngủ, trẻ cần có bố mẹ ở bên cạnh. Tuy nhiên, bố mẹ càng trấn an vỗ về, trẻ càng sợ hãi bóng đêm. Có những đứa trẻ 11 tuổi vẫn ngủ chung phòng với bố mẹ và có vẻ chưa sẵn sàng để ngủ riêng. Thế nên, bố mẹ cần giúp trẻ chuẩn bị cho việc ngủ riêng….

Làm sao để tập cho bé ngủ riêng?

Khá nhiều đứa trẻ không dám ngủ riêng chỉ vì các kiểu lo lắng, sợ hãi mà người lớn luôn cho là vu vơ, vô căn cứ. Và thế là cứ mỗi tối, bố mẹ và con cái lại “đánh vật” với chuyện ngủ cho đến khi con trẻ thiếp đi vì mệt…

Làm sao để tập cho bé ngủ riêng? Trẻ mấy tuổi thì nên cho ngủ riêng?

Với mô hình căn hộ 2 phòng ngủ rất phổ biến hiện nay, vấn đề cho con trẻ ngủ riêng được nhiều bậc phụ huynh quan tâm với mong muốn rèn luyện cho con tính độc lập và sự mạnh mẽ từ ấu thơ. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng dễ dàng “từ bỏ” vòng tay ấm áp của bố mẹ để “ra riêng”. Và cũng không phải bố mẹ nào cũng đủ kiên trì, nhẫn nại để giúp con trẻ quen với việc ngủ riêng. Nhất là những người mẹ trẻ, cứ nghe tiếng con khóc lóc, rên rỉ là không cầm lòng được, là lật đật ôm lấy con vỗ về. Đặc biệt sau một ngày làm việc mệt mỏi, người mẹ nào cũng muốn ôm ghì lấy con trẻ, hít lấy hít để cái mùi thơm của trẻ thơ, vuốt ve làn da mềm mại, mái tóc suôn mượt, mân mê cái tay, cái chân bé xíu… cho đến khi cả hai cùng chìm vào giấc ngủ không mộng mị.

Trẻ không chịu ngủ riêng là vì chúng lo lắng, sợ hãi.

Thế nên để chìm vào giấc ngủ, trẻ cần có bố mẹ ở bên cạnh. Tuy nhiên, bố mẹ càng trấn an vỗ về, trẻ càng sợ hãi bóng đêm. Có những đứa trẻ 11 tuổi vẫn ngủ chung phòng với bố mẹ và có vẻ chưa sẵn sàng để ngủ riêng. Thế nên, bố mẹ cần giúp trẻ chuẩn bị cho việc ngủ riêng.

Thói quen ngủ đúng giờ.

Đầu tiên là tạo cho trẻ thói quen ngủ đúng giờ, và giúp trẻ tiếp nhận chuyện ngủ như là một hoạt động thư giãn sau một ngày hoạt động. Ngoài việc cho trẻ tắm, làm vệ sinh răng miệng và thay đồ ngủ thoải mái cho trẻ, bố mẹ cũng cần quan sát và ghi nhận những yếu tố giúp con trẻ dễ chìm sâu vào giấc ngủ. Chẳng hạn như để đèn ngủ, được ôm gấu bông quen thuộc, được quấn mình trong lớp mền mềm mại, được nghe kể một câu chuyện hay thích được nghe hát ru… Tiên lượng trước những nhu cầu của trẻ để chúng không phải thức giấc giữa đêm, như có một bình nước bên cạnh giường, đã đi vệ sinh trước khi lên giường, cái gối ôm quen thuộc không bị thất lạc… Và đừng quên giúp con trẻ cảm nhận rằng cái giường của chúng là nơi ấm áp nhất trên thế giới.

Không xem phim, không rầy la trẻ trước giờ ngủ.

Những hoạt động trước giờ ngủ nên thuộc dạng thư giãn, tránh những hoạt động có tính kích thích. Tránh xem truyền hình, đặc biệt là những phim kinh dị. Cũng tránh rầy la, trách móc, phàn nàn con trẻ trước giờ ngủ. Vì giờ ngủ là để thư giãn.

Có luật lệ, quy định rõ ràng về chuyện ngủ riêng.

Khi đã sắp xếp giường riêng cho con trẻ, bố mẹ phải dứt khoát không được nằm cùng trẻ trên giường của chúng. Bố mẹ có thể ngồi bên mép giường, cầm tay và trò chuyện khi chúng cảm thấy bất an, nhưng tuyệt đối không nằm cùng để chúng nhận thức rõ rằng chúng phải ngủ riêng trên giường của mình. Còn khi bố mẹ quy định trẻ phải ngủ và ở trong phòng nguyên đêm, chúng sẽ dần hiểu rằng mọi thứ chúng cần về đêm đã được bố mẹ chuẩn bị sẵn, điều đó sẽ giúp chúng an tâm hơn. Và con trẻ cũng cần phải biết rằng bố mẹ sẽ quay lại xem chừng giấc ngủ của con trẻ sau mỗi 10 phút cho đến khi con ngủ say, nhưng việc thăm chừng sẽ do bố mẹ chủ động chứ không phải vì con khóc… Đến khi trẻ tự về phòng và lên giường ngủ, thì trẻ đã chiến thắng được nỗi sợ hãi mơ hồ và bước đầu rèn luyện được tính độc lập.

Trẻ mấy tuổi thì nên cho ngủ riêng?

Theo tiến sĩ Nguyễn Công Khanh, chuyên gia tâm lý trường Mầm non Hoàng Gia – Equest (Đội Cấn, Hà Nội), việc cho trẻ ở phòng riêng rất cần thiết đối với cả bố mẹ và đứa trẻ. Điều này giúp làm tăng tính tự lập, tự tin cho bé, giúp bố mẹ có đời sống riêng.

Nếu trẻ đã lớn mà vẫn ở chung với bố mẹ thì sẽ khó tránh khỏi những lần bắt gặp bố mẹ trong trạng thái “đặc biệt”, và điều này có thể gây chấn động nặng nề về tâm lý. Do không hiểu bản chất sự việc, trẻ có thể cho đó là một hành vi bạo lực và trở nên kinh hãi, hoặc bắt chước hành động của bố mẹ.

Ở phương Tây, trẻ em không ngủ cùng bố mẹ từ rất sớm, và đến 3 tuổi thì hầu hết đã có phòng riêng. Tuy nhiên, ở Việt Nam, quan niệm “con bé phải ở cùng bố mẹ” vẫn rất phổ biến, thậm chí ngay cả khi trẻ đã 11-12 tuổi. Theo ông Khanh, với môi trường tâm lý – xã hội ở Việt Nam, việc cho trẻ ra ngủ riêng quá sớm có thể gây cho trẻ nỗi sợ hãi, bất an, tuy nhiên cũng cần làm điều này khi trẻ được 4-6 tuổi, có thể sớm hơn tùy tính cách mỗi trẻ.

Làm sao để thuyết phục trẻ ra ngủ riêng?

Tiến sĩ Nguyễn Công Khanh khuyên rằng, việc cho con ra riêng không nên tiến hành một cách đột ngột, càng không nên ép buộc trẻ. Nếu làm vậy, đứa trẻ sẽ cảm thấy mình bị bố mẹ hắt hủi, bỏ rơi và sẽ bị tổn thương tinh thần. Vì vậy, trước hết cần thuyết phục con cho đến lúc nó đồng ý.

Trước hết, cần giải thích cho con biết tại sao cần làm như vậy. Nói với trẻ rằng con đã lớn, cần có chỗ riêng tư để làm những việc con thích mà không ai làm phiền, và bố mẹ cũng vậy.

Để làm trẻ thích thú với việc ở riêng, cần chuẩn bị một phòng xinh xắn ở ngay cạnh phòng bố mẹ. Để cho bé cùng tham gia trang trí căn phòng. Nói với bé rằng đây là giang sơn riêng của con, con có quyền bài trí theo ý mình, có thể cho các bạn gấu bông, búp bê hay đồ chơi khác lên giường cùng con…

Để trẻ có cảm giác thân thuộc với căn phòng và không lo lắng, mẹ có thể cùng chơi với bé ở đây, rồi vỗ về cho bé ngủ. Dặn bé rằng bố mẹ ở ngay cạnh (hoặc có điện thoại trong phòng), nếu có vấn đề gì quan trọng thì con gọi, mẹ sẽ đến ngay. Tuy nhiên, bạn cần giao hẹn với con là phải chuyện quan trọng mới được gọi.

Những ngày đầu trẻ sẽ thao thức vì sợ, vì cảm giác cô đơn nhưng rồi sẽ quen. Nếu mẹ mềm lòng và ngủ lại với con, hay cho con sang phòng mình thì sau đó rất khó dứt khoát. Tiến sĩ Công Khanh lưu ý, khi trẻ đã đồng ý ngủ riêng thì đó phải được coi là một cam kết giữa cha mẹ và con cái, cho trẻ biết là nó phải thực hiện đúng.

Có nên chung phòng nhưng riêng giường?

Theo tiến sĩ Nguyễn Công Khanh, việc trẻ ngủ cùng phòng với bố mẹ nhưng ở một cái giường khác cũng không khác mấy so với chung giường. Lúc đó trẻ vẫn ở cùng một không gian với bố mẹ, vẫn có thể mè nheo, vòi vĩnh nên không có sự độc lập. Mặt khác, trẻ vẫn có thể chứng kiến những hình ảnh bất lợi trong sinh hoạt.

“Nếu việc riêng giường chỉ là bước chuyển tiếp để cho trẻ ra phòng khác thì đó là điều rất tốt, nhưng không thể coi đó là giải pháp lâu dài” – ông Khanh nói.

Nếu nhà chật, bạn không thể bố trí phòng cho trẻ thì nên tạo vách ngăn trong căn phòng chung bằng ri đô hay các vật dụng khác để tạo cảm giác mỗi người có một không gian riêng. Bạn cũng bài trí khu vực của trẻ thành một vương quốc thực sự cho riêng bé. Dặn bé những nguyên tắc tôn trọng sự riêng tư như đến một giờ nhất định thì ai về “nhà” nấy, và không tự ý vào phòng nhau (ngay cả bố mẹ cũng vậy, nếu có việc vào chỗ con cũng nên xin phép trẻ).

9 lưu ý cực kỳ quan trọng dành cho bố mẹ trước khi tập cho bé ngủ riêng:

Để con ngủ riêng từ sớm hay ngủ chung với bố mẹ đều có cái lợi và hại riêng. Bản thân mình được ngủ với mẹ có lẽ cũng phải đến…14 tuổi (vì ngày xưa nhà chật không có điều kiện phòng riêng) nên mình hiểu cái cảm giác được ngủ với mẹ nó thích như thế nào, hơn hết nó là cái cảm giác an toàn vì biết có mẹ ở bên cạnh. Nhưng rồi bây giờ làm mẹ mới thấu hiểu cái cảm giác sáng phải đi làm sớm, đêm vẫn phải ôm con vật vã thì nó khổ sở làm sao. Nhiều đêm cho con ngủ cùng, nó đạp bốp lên mặt mình lúc đang ngon giấc nhất thì nó ức chế đến cực điểm.

Chính vì vậy mình cũng chủ trương tự do muôn năm và cho con ra riêng từ sớm. Em Mi-Ann vì có kinh nghiệm rồi nên trộm vía ngủ riêng rất nhanh và ngoan. Anh Daniel vì hồi xưa cứ dập dòm riêng hay không riêng, dù là nằm 1 mình 1 giường trong phòng mẹ, cũng phải đến gần 3 tuổi mới sang phòng riêng. Nhưng tầm tuổi đó luyện rất khó, đến bây giờ anh ý vẫn có trò nửa đêm bất thình lình đứng lù lù dưới chân giường bố mẹ làm nhiều phen thót tim. Hoặc có hôm khinh khỉnh 3am ôm gối vào vỗ mông ông bố thì thào “Daddy, dậy sang phòng bên kia ngủ đi cho con ngủ với mẹ” :D, ông bố lầu bầu mấy câu xong cũng phải cắp gối sang phòng khác vì thà được ngủ còn hơn bị thằng con mè nheo hoặc sợ nó làm loạn giữa đêm (thằng con rất khôn, nó vỗ mông bố chứ ko bao giờ dám vỗ mông mẹ vì biết chắc câu trả lời là không). Nhiều đêm rõ ràng đi ngủ với chồng, sáng mở mắt ra thấy thằng con nằm lù lù bên cạnh còn không thấy chồng đâu cũng giật hết cả nảy.
Kể lai rai vậy nhưng note này lại không bàn đến việc nên hay không nên cho con ngủ riêng. Cái này là sự lựa chọn của mỗi gia đình. Nhưng vì có nhiều mẹ PM lăn tăn cái việc muốn cho con ngủ riêng nhưng lại lo lắng không biết làm thế nào (mẹ cháu cũng chịu không trả lời từng PM được vì rất bận) nên mẹ cháu đúc kết thành 9 quy tắc sau (mẹ cháu chỉ thích số 9 :D) để nhiều người có cùng câu hỏi được biết luôn:

1. Trẻ sơ sinh có thể ngủ cũi/nôi riêng từ khi lọt lòng, nhưng 6 tháng đầu tiên đặt cũi/nôi trong phòng bố mẹ, sát giường bố mẹ càng tốt vì chỉ cần thò tay sang là vỗ về con hoặc kiểm tra con được. 6 tháng đầu nên nằm nôi (hoặc mose basket) nhỏ thôi, sau 6 tháng mới nên chuyển qua cũi sẽ dễ ngủ hơn. Như đã nói ở trên Daniel nằm cũi nhưng trong phòng bố mẹ đến 3 tuổi, còn Mi-Ann chỉ nằm cũi ở trong phòng bố mẹ đến 9 tháng là ra phòng riêng. Cho con ra phòng riêng lúc nào là tuỳ bố mẹ và điều kiện gia đình, nhưng tối thiểu là sau 6 tháng (ko nên sớm hơn). Cho con ngủ riêng càng sớm càng dễ luyện, càng muộn càng khó.

2. Nhiều bố mẹ lo ngại con ngủ riêng dễ bị ngạt thở, ốm đau không biết thế nào. Điều này không đúng nếu bố mẹ tìm hiểu rõ quy tắc khi cho trẻ ngủ riêng. Tất nhiên không thể cứ bảo ngày mai cho con ra ngủ riêng là làm ngay được, các bố mẹ cần có một sự chuẩn bị cực kỳ chu đáo từ trước để con cái được ngủ ngon, còn bố mẹ cũng không phải lo lắng đến mất ngủ. Các quy tắc đó mẹ cháu sẽ liệt kê một số dưới đây

3.  Đặt trẻ nằm chân sát phía dưới cùng của cũi chứ không phải đặt đầu ngay trên cùng của cũi (xem hình minh hoạ ở dưới). Trẻ khi ngủ hay có xu hướng trồi lên trên, nếu đặt con giữa cũi hay đầu ngay phía trên làm trẻ dễ bị đập đầu vào thành cũi. Lưu ý trẻ sơ sinh thóp rất yếu. Ngoài ra đặt phía cuối cũi trẻ cũng khó đạp chăn lung tung vào mặt.

4. Trẻ ngủ riêng cần lưu ý mặc 100% cotton (ko mặc chất pha, sleepsuit là tốt nhất), dưới 1 tuổi không được nằm gối, không được đắp chăn bông, chỉ được đắp chăn cotton (nếu lạnh thì mặc túi ngủ hoặc nhiều lớp chăn cotton). Tất cả ga, vỏ đệm, bảo vệ đệm (mattress protector) đều nên là chất cotton, không sử dụng chất pha len hay pha bông. Bạn nên đầu tư đệm loại tốt (cũi có thể sử dụng được đến 3, 4 năm, giường thì có thể cả chục năm, nên đừng quá tiết kiệm tiền đệm, vì tấm đệm tốt quyết định rất nhiều vào giấc ngủ ngon của con), không có chất gây dị ứng (non-allergy), thoáng khí (breathable), đệm lò xo độ cứng vừa phải (ko quá cứng cũng ko quá trùng). Ngoài 1 tuổi, nếu bạn muốn cho con nằm gối, cũng phải đầu tư gối loại tốt, siêu thoáng breathable, ko có chất gây dị ứng (đừng có sành điệu quá mua gối lông ngỗng cho con nhé! Gối made in Trung Quốc thì lại càng KHÔNG), độ support vừa phải, gối không quá cao như gối người lớn mà nên mềm mại. Trẻ có xu hướng thích ngủ sấp úp mặt vào gối, nên nếu mua gối loại siêu thoáng khí, có thể yên tâm. Gối loại này thường khá đắt nhưng cũng sử dụng được vài năm nên cũng là một khoản đáng đầu tư nếu muốn con ngủ riêng. Ngoài ra gối thoáng khí giúp trẻ ngủ rất ngon!

5. Trẻ từ 0-6 tháng nên quấn chăn swaddle. Daniel hồi sơ sinh mẹ cháu không cuốn vì không thích con mình bị gò bó, nhưng Daniel ngủ không ngon, đêm dậy vài lần là chuyện thường. Mi-Ann rút kinh nghiệm swaddle đến khoảng 3, 4 tháng (lúc trẻ đã trở nên active hơn) nên trộm vía ngủ rất ngoan, đêm hầu như ngủ 1 mạch đến sáng. Mi-Ann từ lúc đẻ ra đến giờ, nếu không đau ốm gì, thường đêm là ngủ 1 mạch không dậy giữa chừng nên mẹ khoẻ re (trộm vía tỉ lần!!!). Từ 6-18 tháng rất nên nằm túi ngủ (đặc biệt nếu ngủ riêng) thì đêm bố mẹ yên tâm con không đạp chăn ra. Còn nếu đắp chăn cho con đi ngủ, bố mẹ lưu ý đặt con đi ngủ nằm thẳng (ko nghiêng, ko sấp), đắp chăn ngang qua ngực (ko phải lên tận cổ đâu nhé), 2 tay con đặt trên chăn (ko phải dưới lớp chăn nhé), sau đó 2 bên cạnh chăn thì phải luồn chặt dưới lớp đệm. Tưởng tượng cách trải chăn ga như ở khách sạn ý nhé. Làm như vậy nếu con đạp được chăn ra thì chăn chỉ bị xuống dưới chân, chứ ko bao giờ rơi lên mặt.

6. Rất nhiều bà và mẹ ở VN mình biết cho con đi ngủ đeo yếm và đội mũ. KHÔNG KHÔNG và KHÔNG nhé! Mặc sleepsuit cotton (dày mỏng tuỳ thời tiết) là đủ ấm (và đủ mát), không được cho thêm bất cứ phụ kiện gì nữa. Đội mũ mồ hôi đầu không thoát ra được càng dễ ốm, còn đeo yếm mới là nguy cơ dẫn đến ngạt thở khi ngủ. Tháo bao tay, tháo tất khi đi ngủ (nếu sợ lạnh chân thì mặc túi ngủ).

7. Phòng ngủ của trẻ nhiệt độ chuẩn là từ 18 đến 26 độ (tất nhiên tuỳ điều kiện khí hậu mỗi nước chứ không nên máy móc, ở UK mà 18 độ thì ok chứ ở VN thì chắc chắn là hơi lạnh quá, ở VN theo mình lý tưởng nhất là 25-27 độ), không nên có nhiều đồ điện tử trong phòng ngủ, nên lắp fire alarm nếu có điều kiện. Nếu phòng bố mẹ và con không sát vách nhau thì phải đặt thêm máy báo khóc (cái này thường khá khó chịu vì con ọ ẹ cựa mình là máy cũng sột soạt theo dễ gây mất ngủ, nên tốt nhất bài trí nhà cửa sao cho phòng con và bố mẹ liền kề nhau nếu được, còn không thì cũng nên đầu tư máy báo khóc xịn một chút hoặc máy kèm camera).

8. Cửa sổ phòng của trẻ con nên có 2 lớp rèm, 1 lớp rèm thông thường và 1 lớp blinder (để khi kéo xuống là phòng tối om không một chút ánh sáng nào lọt qua). Cái này rất tiện vì khi trẻ tỉnh giấc nửa đêm thấy tối om sẽ ngủ lại rất dễ (nếu bé dậy thấy có ánh sáng rất hay mở mắt tìm người quen và khóc).

9. Trẻ ngủ riêng là cả 1 quá trình luyện tập cho cả bố mẹ và con cái (note này cũng chưa bàn đến). Quan trọng nhất là nên có một routine đi ngủ thế nào để trẻ làm quen, mỗi nhà một khác nên mẹ cháu cũng không khuyên cụ thể được. Ví dụ như nhà Daniel và Mi-Ann, giờ đi ngủ thường bắt đầu bằng việc đi đánh răng rửa mặt (hành động này để biết là chuẩn bị đi ngủ đây), thay bỉm, thay sleepsuit. Sau đó mẹ và bố (mỗi người phụ trách một đứa) nằm đọc truyện hoặc làm 1 cái gì đó yên tĩnh (ví dụ điểm lại những gì Daniel đã làm trong ngày), để các bạn biết được quãng thời gian đi ngủ khác với giờ chơi, mọi thứ diễn ra yên tĩnh và trong ánh đèn mờ thôi (chứ ko sáng quắc như đèn các phòng sinh hoạt chung), khoảng 15 phút, đủ để các bạn ý calm down sau một ngày chơi bời miệt mài. Thời gian này cực kỳ quan trọng, một phát đang chơi vui bắt lên giường đi ngủ ngay thì đừng hòng nhé! Sau đó là lên giường, đắp chăn, hôn good night và tắt đèn bố mẹ ra khỏi phòng. Mi-Ann thì ko có vấn đề gì, nằm bi bô 1, 2 phút là ngủ. Daniel vì lớn rồi biết sợ, nhiều hôm anh bảo mẹ ra khỏi phòng đừng đóng cửa, để anh ý vẫn nghe được tiếng mẹ ở phòng bên cạnh (cho đỡ sợ) và yên tâm hơn chìm vào giấc ngủ.