Khóc dạ đề với khóc do bệnh lý khác nhau như thế nào? Như đã đề cập ở bài viết trước (xem lại bài viết khóc dạ đề là gì), hiện tượng khóc dạ đề thường xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi do tăng nhu động ruột. Khi trẻ được hơn 6 tháng tuổi, nhu động ruột hoàn chỉnh, trẻ sẽ trở lại bình thường, chứng khóc dạ đề sẽ hết. Tuy nhiên, nếu cơn khóc của trẻ kéo dài hơn hoặc…

Có thể bạn quan tâm:

Khóc dạ đề với khóc do bệnh lý khác nhau như thế nào? Như đã đề cập ở bài viết trước (xem lại bài viết khóc dạ đề là gì), hiện tượng khóc dạ đề thường xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi do tăng nhu động ruột. Khi trẻ được hơn 6 tháng tuổi, nhu động ruột hoàn chỉnh, trẻ sẽ trở lại bình thường, chứng khóc dạ đề sẽ hết. Tuy nhiên, nếu cơn khóc của trẻ kéo dài hơn hoặc kém theo biểu hiện khác thường thì cha mẹ cần nghĩ ngay đến vấn đề khóc do bệnh lý.

Các bài viết hữu ích về cách chăm sóc trẻ được xem nhiều nhất tại MecuBen.com:

Khóc dạ đề với khóc do bệnh lý khác nhau như thế nào?

Khóc dạ đề với khóc do bệnh lý khác nhau như thế nào?

1. Khóc dạ đề với khóc do bệnh lý khác nhau như thế nào?

Trẻ khóc nhiều về đêm có thể là dấu hiệu trẻ bị còi xương. Bệnh này thường làm cho trẻ mệt mỏi, khó chịu, sinh ra quấy khóc trong thời gian dài. Nguyên nhân trẻ hay khóc đêm có thể là do chế độ dinh dưỡng của trẻ không đảm bảo hoặc trẻ được chăm sóc trong phòng kín, thiếu ánh sáng nên bị thiếu vitamin D.Ngoài ra, khóc cũng có thể là biểu hiện của trẻ bị lồng ruột. Trẻ khóc dữ dội, có thể kèm theo triệu chứng như nôn, hay khóc thét lên, ưỡn người, bỏ bú và đi ngoài ra máu. Trong trường hợp này, cha mẹ cần đưa bé đi cấp cứu ngay.

Chính vì vậy, các mẹ cần phân biệt hiện tượng khóc dạ đề với khóc do bệnh lý ở trẻ. Ngoài cơn khóc, trẻ vẫn khỏe mạnh, ăn, ngủ bình thường thì bạn không cần phải quá hoảng hốt. Nhưng nếu thấy trẻ có kèm theo các dấu hiệu biếng ăn, vã mồ hôi, đặc biệt là mồ hôi trộm… cha mẹ nên đưa con đi khám để phát hiện bệnh.

2. Phân biệt khóc dạ đề và khóc do bệnh lý ở trẻ sơ sinh

Hiện tượng trẻ khóc về đêm có thể xảy ra ở hầu hết trẻ nhỏ. Tuy nhiên, chỉ một số trường hợp là khóc dạ đề thực sự, còn hầu hết là khóc do mắc bệnh lý như bệnh còi xương hoặc bệnh lồng ruột.

Phân biệt hiện tượng khóc dạ đề và khóc do bệnh lý ở trẻ sơ sinh

Phân biệt hiện tượng khóc dạ đề và khóc do bệnh lý ở trẻ sơ sinh

Chỉ  2/10 trẻ sơ sinh khóc dạ đề: Thời gian gần đây cu Tí nhà chị Hoa được hơn 2 tháng tuổi cứ nửa đêm lại khóc thét, có khi đến hơn nửa tiếng. Mỗi lần cu cậu khóc, cậu ưỡn ra, bố mẹ, ông bà dỗ thế nào cũng không được. Lúc đấy chị chỉ nghĩ đây là hiện tượng khóc dạ đề bình thường ở trẻ nhỏ, qua 3 tháng sẽ tự hết. Nhưng gần đây, bé khóc càng dữ dội hơn, dỗ thế nào cũng không nín và ra mồ hôi nhiều. Thậm chí, bà nội cu Tí áp dụng cả cách chữa mẹo như thắp hương, đốt vía hay để con dao ở đầu giường để xua tà ma nhưng không ăn thua. Chỉ đến khi con khóc tím tái hết người, không chịu ăn uống, gia đình mới vội vã đưa bé đi khám. Chị Hoa ngỡ ngàng khi bác sĩ cho biết, bé khóc nhiều về đêm là do mắc bệnh còi xương, chứ không phải là khóc dạ đề bình thường.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, cũng giống như chị Hoa, nhiều cha mẹ cho rằng trẻ khóc dữ dội về đêm không phải là bệnh lý mà chỉ là một biểu hiện bình thường ở trẻ sơ sinh, một thời gian là khỏi. Có những trường hợp trẻ vừa bị còi xương, vừa suy dinh duỡng nên nhẹ cân, người mệt mỏi hay quấy khóc nhưng cha mẹ vẫn chủ quan. Vì thế, nhiều trẻ đến khám muộn khiến tình trạng bệnh càng trầm trọng hơn.

Hiện tượng khóc dạ đề thường xảy ra ở trẻ dưới 6 tuổi do cơn co thắt đường ruột. Cứ 10 trẻ sơ sinh thì có 2 trẻ bị khóc dạ đề. Bình thường nhu động ruột điều hòa không đau, nhưng đột nhiên vì một yếu tố nào đó đột nhiên nhu động tăng lên rất mạnh, không đều, gây đau bụng dữ dội, hết cơn thì thôi. Thời gian khóc thường kéo dài 5 phút nhưng cũng có khi nửa tiếng và có thể lặp lại hằng ngày, ban ngày trẻ vẫn ăn, ngủ tốt. Cơn khóc có thể rất dữ dội nhưng không nguy hiểm. Khi trẻ được hơn 6 tháng tuổi, nhu động ruột hoàn chỉnh, trẻ sẽ trở lại bình thường, chứng khóc dạ đề sẽ hết.

Nguyên nhân trẻ hay khóc đêm có thể do bệnh lý

Tuy nhiên, PGS.TS Dũng cũng lưu ý, nếu cơn khóc của trẻ kéo dài hơn hoặc kèm theo biểu hiện lạ khác thì cha mẹ cần nghĩ ngay đến vấn đề khóc do bệnh lý. Trẻ khóc nhiều về đêm có thể là dấu hiệu trẻ bị còi xương. Nguyên nhân có thể là chế độ dinh dưỡng của trẻ không đảm bảo hoặc do bé được nuôi trong phòng kín, thiếu ánh sáng nên bị thiếu vitamin D, bị còi xương. Bệnh này thường làm cho trẻ mệt mỏi, khó chịu, sinh ra quấy khóc trong thời gian dài.

Ngoài ra, đó cũng có thể là biểu hiện trẻ bị lồng ruột. Trẻ khóc dữ dội, có thể kèm theo triệu chứng như nôn, hay khóc thét lên, ưỡn người, bỏ bú và đi ngoài ra máu. Trong trường hợp này, cha mẹ cần đưa bé đi cấp cứu ngay.

Bác sĩ Dũng khuyến cáo, cha mẹ cần phân biệt hiện tượng khóc dạ đề với khóc do bệnh lý ở trẻ. Ngoài cơn khóc, trẻ vẫn khỏe mạnh, ăn, ngủ bình thường thì cha mẹ không cần phải quá hoảng hốt. Khi dỗ cần bế ở tư thế mà bé ưa thích, đu đưa nhẹ nhàng và hát ru để trẻ dễ ngủ lại. Không nên tập trung nhiều người cùng dỗ trẻ một lúc vì có thể khiến trẻ hoảng sợ. Tuy nhiên, nếu thấy trẻ có kèm theo các dấu hiệu biếng ăn, vã mồ hôi, đặc biệt là mồ hôi trộm… cha mẹ nên đưa con đi khám để phát hiện bệnh. Cha mẹ nên tăng cường chế độ dinh dưỡng cho trẻ, đặc biệt là không nên giữ trẻ quá kỹ trong phòng tối vì trẻ bị thiếu vitamin D sẽ bị bệnh còi xương và có thể mắc các bệnh về hô hấp, da liễu do môi trường ẩm thấp.

3. Hỏi đáp: Vì sao trẻ sơ sinh khóc nhiều và cách dỗ bé nín khóc hiệu quả?

Trẻ sơ sinh khóc là chuyện rất bình thường. Tuy nhiên, mẹ có thể làm dịu cơn khóc của bé ngay lập tức nếu biết được nguyên nhân khiến con khó chịu. Trẻ đòi thay tã, đòi được bú, đòi bế đều là những nguyên nhân chủ yếu. Khi trẻ khóc nhiều dỗ mà không nín là do mẹ không tìm được nguyên nhân thực sự gây ra sự bực bội khó chịu của trẻ. Sau đây chuyên mục chăm sóc bé của MecuBen.com gửi đến bạn các nguyên nhân thường gặp khi trẻ sơ sinh khóc, và khi nào cần đưa trẻ đi bác sĩ.

  • Trẻ sơ sinh khóc vì cần phải thay tã: Em bé của bạn có thể phản đối, phát ra tín hiệu khóc lóc, hậm hực nếu tã ướt hoặc bẩn, với bé, điều này thật khó chịu và khiến bé thực sự cảm thấy bị làm phiền. Vì thế khi thấy làn da đang sạch sẽ tinh tươm của mình bị kích thích, bé sẽ thông báo với cha mẹ thông qua tiếng khóc. Bạn hãy nhanh chóng phát hiện ra nguyên nhân từ đâu, một khi bé lại được khô thoáng, thơm tho sạch sẽ, chắc chắn bé sẽ chơi ngoan.
  • Bé cần được ăn: Đói là một trong những lý do phổ biến nhất khiến em bé sơ sinh của bạn khóc. Do bú không đủ sữa hoặc khoảng cách giữa các cữ bú của bé quá dài. Tốt nhất các bà mẹ không nên để bé sơ sinh khóc rồi mới cho bú, bạn nên chú ý theo dõi những dấu hiệu chứng tỏ rằng bé muốn ăn: Khi đói bụng, bé thường mút ngón tay của mình, đầu bé sẽ quay phải quay trái như để tìm kiếm ti mẹ. Khi được mẹ bế, bé sẽ rúc vào ngực mẹ, nếu mẹ không đáp ứng kịp thời bé sẽ khóc nhè. Bạn chạm tay lên môi bé, bé sẽ “cong môi” vì tưởng đó là ti mẹ hoặc núm ti bình sữa. Bạn hãy nhanh chóng nhận ra nhu cầu của bé, một khi bé đã no bụng, bé sẽ ngoan ngoãn nằm chơi hoặc chìm vào giấc ngủ sâu.
  • Bé không thể nào ngủ được: Con bạn đang mệt, dù cố gắng nhưng không thể có được giấc ngủ ngon, ngủ sâu giấc. Tín hiệu lúc này phát ra đó là bé thường rên rỉ và khóc lóc ỉ ôi, nhìn thất thần vào không gian. Bạn hãy ôm ấp bé, hát cho bé nghe bài mà bé thích. Chắc chắn bằng hơi ấm của mẹ, bằng tiếng hát ngọt ngào thân thuộc, bé sẽ thấy yên tâm và thôi rên khóc.
  • Bé muốn được ôm và bế: Nếu em bé của bạn nhỏ hơn 5 tháng tuổi, bé có thể dễ khóc vào cuối buổi chiều và buổi tối. Điều này là hết sức tự nhiên và bình thường, nhưng tiếng khóc của bé có thể khiến bạn rất căng thẳng và mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu bé sơ sinh khóc dai dẳng theo giờ cố định thì bạn cần phải kiểm tra yếu tố bé đang bị đau bụng. Lúc này, bạn hãy ôm ấp và lắc lư bé của bạn, hoặc bạn có thể làm theo một động tác khá hay ho học được từ nhiều bà mẹ khác để dứt cơn khóc dai của con. Một trong những cách đó là hãy tạo tiếng ồn khi nói vào cái máy sấy tóc hoặc quạt. Âm thanh lạ tai này sẽ khiến bé thích thú và làm dịu nhanh cơn khóc của con bạn.
  • Bé cần phải ợ hơi: Nếu em bé của bạn khóc trong hoặc ngay sau khi ăn, bạn hãy lưu ý tới vấn đề ợ hơi. Bé bú mẹ (hoặc bú bình) có thể nuốt sữa và cả không khí vào bụng. Nhiều hơi trong bụng sẽ khiến bé khó chịu, bú ít vì không thoải mái và khó ngủ ngon. Vỗ ợ hơi cho bé trong và sau khi bú là một điều vô cùng quan trọng. Có rất nhiều cách giúp bé thoát khỏi chứng khó chịu này. Bạn có thể bế bé lên vai, một tay giữ phần mông bé, một tay xoa nhẹ vào phần lưng hoặc bạn có thể khum bàn tay và vỗ nhẹ lên lưng bé đến khi bé ợ hơi. Hoặc cách khác, bạn cho bé ngồi lên đùi rồi vỗ hoặc chà xát nhè nhẹ vào lưng bé để bé ợ. Sau khi bé được “thỏa mãn”, bé sẽ nhanh chóng ngoan ngoãn và dừng hẳn tiếng khóc.
  • Thân nhiệt thay đổi, trẻ sơ sinh bị nóng: Bạn đừng nghĩ rằng càng mặc ấm, nhiều áo thì con càng thấy giống trong bụng mẹ. Điều này sẽ khiến bé sơ sinh khóc, khó chịu vì nóng. Bạn hãy mặc cho bé quần áo mỏng, thoáng và điều quan trọng là bạn hãy kiểm tra nhiệt độ phòng sao cho thích hợp nhất với bé (28-30 độ C).
  • Trẻ ghét bị lạnh: Bạn nên nhớ rằng, trong những tháng đầu đời, cơ thể bé còn khó để tự điều chỉnh thân nhiệt. Vì thế, bé rất dễ bị lạnh quá hay nóng quá. Bạn nên kiểm tra thân nhiệt của con thường xuyên bằng cách chạm tay lên trán, chân, gáy con. Ngay sau khi tè dầm hoặc đi ị ra bỉm, bé có thể cảm thấy bị lạnh, bạn cần thay ngay cho con. Ngoài ra, nếu thấy con bị lạnh, bạn hãy kiểm tra lại nhiệt độ phòng. Bé sẽ khóc vì khó chịu nếu cảm nhận được không khí lạnh đang len lỏi xung quanh bé.
  • Trẻ cần đi bệnh viện do bị bệnh: Hãy nhận biết những thay đổi trong em bé của bạn. Nếu bé không khỏe, bé sẽ khóc với một “giai điệu” khác hoàn toàn với những tiếng khóc đòi hỏi khác. Tiếng khóc yếu hơn, cấp bách hơn, liên tục, hoặc the thé. Nếu bạn cảm thấy rằng có điều gì lạ xảy ra với bé, hãy đừng chần chừ và gọi ngay cho bác sĩ của bé.
  • Có quá nhiều thứ đang xảy ra: Nếu em bé của bạn nhận được quá nhiều sự chú ý và âu yếm từ khách đến thăm, điều này sẽ khiến bé khó chịu. Bạn hãy cho bé được nghỉ ngơi bằng cách bế bé đến một nơi nào đó yên tĩnh. xem thêm tại: Nguyên nhân và cách chữa trị cực kỳ hiệu quả