Hướng dẫn cách xử lý khi bà bầu bị vỡ ối sớm: Ối vỡ non, vỡ sớm là một tai biến thường gặp trong thai nghén và làm tăng tỷ lệ chết chu sinh. Neu ối vỡ sớm khi thai gần đủ tháng hay vài giờ trước khi chuyển dạ thì nguy cơ cho mẹ và cho con ít hơn. Ngược lại ối vỡ non, ối vỡ sớm khi tuổi thai càng non thì hậu quả sẽ dẫn tới nhiễm khuấn, đẻ thai non tháng và thiếu oxy càng nặng…
Có thể bạn quan tâm:
Hướng dẫn cách xử lý khi bà bầu bị vỡ ối sớm: Ối vỡ non, vỡ sớm là một tai biến thường gặp trong thai nghén và làm tăng tỷ lệ chết chu sinh. Neu ối vỡ sớm khi thai gần đủ tháng hay vài giờ trước khi chuyển dạ thì nguy cơ cho mẹ và cho con ít hơn. Ngược lại ối vỡ non, ối vỡ sớm khi tuổi thai càng non thì hậu quả sẽ dẫn tới nhiễm khuấn, đẻ thai non tháng và thiếu oxy càng nặng nề. Hãy cùng MecuBen.com tìm hiểu các nguyên nhân cũng như cách phòng tránh vỡ ối sớm ở phụ nữ mang thai nhé
Hướng dẫn cách xử lý khi bà bầu bị vỡ ối sớm
Nguyên nhân vỡ ối sớm
Các nghiên cứu đo động lực thực hiện trên màng ối chỉ ra rằng ở trạng thái bình thường sức căng của màng ối lớn hơn nhiều so vói áp lực mà nó phải chịu. Chỉ tới khi thai gần đủ tháng người ta mới quan sát được sự giảm độ chun giãh của màng ối để tạo điều kiện ối vỡ tự nhiên. Theo một số tác giả thì ối vỡ sớm là hậu quả của một trong hai yếu tố hoặc cơ học hoặc nhiễm khuấn.
- Bác sĩ nói gì về việc bà bầu bị dư nước ối khi mang thai?
- Những mẹ bầu có nguy cơ sinh non cao
- Bà bầu bị thiếu nước ối có nguy hiểm không?
- Chỉ số nước ối là gì? Lượng nước ối bao nhiêu là đủ?
Tất cả các yếu tố cản trở sự bình chỉnh của ngôi thai đều có thể là nguyên nhân của ối vỡ non, ối vỡ sớm: ngôi thai bất thường (ngôi ngang, ngôi mông, ngôi đầu cao, đa thai, đa ối…), do rau tiền đạo, hở eo tử cung. Viêm màng ối do các nhiễm trùng ở âm hộ âm đạo, cổ tử cung. Trong các trường hợp này thì cơn co tử cung và nhiễm khuẩn màng ối là nguyên nhân gây vỡ màng ôi. Ngoài ra còn một số yếu tố thuận lợi khác như ối vỡ sớm tăng gấp hai lần ở các trường hợp sản phụ con so lớn tuổi, thiếu vitamin c cũng tạo điều kiện đế cho ối vỡ sớm. Tuy nhiên trong một số trường hợp người ta cũng không tìm thấy nguyên nhân. Chi tiết có thể kể đến 1 số nguyên nhân khiến mẹ bầu vỡ ối sớm như:
- Nguyên nhân ở mẹ: Với tuổi thai nhỏ, vỡ ối sớm có thể do viêm màng ối thường do nhiễm trùng ở âm hộ, âm đạo, hở eo tử cung, khoang chậu hẹp, dị hình hoặc ngôi thai không thuận. Bọc nước ối do bị chịu sức ép nên dễ dẫn đến tình trạng màng thai bị rách sớm.
- Nguyên nhân ở thai nhi: Nước ối quá nhiều, đa thai khiến cho sức ép trong khoang tử cung tăng lên, đè lên cổ tử cung khiến cho màng thai bị rách sớm.
- Nguyên nhân khác: Bị thương ở bên ngoài: Bị thương bên ngoài phần bụng hoặc các vết thương do sinh hoạt vợ chồng gây ra… Nhau thai bị viêm: Trong khi mang thai, dinh dưỡng không đầy đủ, âm đạo bị viêm dẫn đến nhau thai bị viêm. Ngoài ra còn có một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ vỡ ối sớm như: thai phụ lớn tuổi mang thai lần đầu hoặc mẹ bầu bị thiếu hụt vitamin C. Tuy nhiên, nhiều trường hợp không thể xác định chắc chắn nguyên nhân vỡ ối sớm.
Nên làm gì khi bị vỡ ối sớm?
- Kiểm tra tim thai và chuyển động của bé sau mỗi 24 tiếng đồng hồ cho đến khi xuất hiện chuyển dạ hoặc được kích thích sinh. Kiểm tra thân nhiệt mỗi 4 tiếng một lần để xem bà bầu có bị sốt không.
- Kiểm tra thay đổi màu sắc và mùi của nước ối để xem có nhiễm trùng không. Kiểm tra xem thai nhi có chuyển động như bình thường không.
Đối với thai nhi đủ 6 tháng trở lên, sau 6 tiếng nếu không có chuyển dạ tự nhiên thì sẽ kích thích chuyển dạ bằng cách gây cơn co tử cung. Đối với thai nhi dưới 36 tuần, giữ thai nhi trong bụng mẹ càng lâu càng tốt. Để thai phụ nghỉ ngơi hoàn toàn, “đóng bỉm” vô trùng, tránh thăm khám âm đạo.
Trong trường hợp không có các dấu hiệu nhiễm trùng, nước ối ra ít hoặc ngừng ra thì thai nhi có khả năng tiếp tục phát triển. Ngược lại, nếu có tình trạng nhiễm trùng hoặc khi theo dõi vẫn thấy nước ối ra nhiều, rất có thể các bác sĩ phải bắt buộc đình chỉ thai nghén. Tùy vào tình trạng vỡ ối sớm ở từng mẹ bầu mà bác sĩ sẽ tìm cách xử trí thích hợp.