Hội chứng thai nhi chậm phát triển (IUGR – Intrauterine growth restriction) là tình trạng thai nhi nhỏ hơn dự kiến ​​so với số tuần mang thai. Khi em bé bị mắc IUGR thì có kích thước và cân nặng nhỏ so với tuổi thai, ước tính thấp hơn 10% so với thông thường. Điều này có nghĩa là cân nặng của thai nhi mắc IUGR sẽ dưới 90% so với hầu hết những thai nhi bằng tuổi thai. Bài viết sau sẽ đem…

Có thể bạn quan tâm:

Hội chứng thai nhi chậm phát triển (IUGR – Intrauterine growth restriction) là tình trạng thai nhi nhỏ hơn dự kiến ​​so với số tuần mang thai. Khi em bé bị mắc IUGR thì có kích thước và cân nặng nhỏ so với tuổi thai, ước tính thấp hơn 10% so với thông thường. Điều này có nghĩa là cân nặng của thai nhi mắc IUGR sẽ dưới 90% so với hầu hết những thai nhi bằng tuổi thai. Bài viết sau sẽ đem đến thông tin cần thiết, kèm theo những biện pháp điều trị giúp các mẹ bầu giải toả tâm lý lo lắng để an tâm dưỡng thai.

Hội chứng thai chậm phát triển trong tử cung, gọi tắt là IUGR, thường xảy ra ở khoảng 3 – 5% ở các bà mẹ đang mang thai. Ngoài ra, IUGR còn có các tên gọi khác như là Nhỏ so với Tuổi Thai (SGA), Suy dinh dưỡng Thai nhi, hoặc Suy Nhau Thai.

Nội Dung Chính

    Hội chứng thai nhi chậm phát triển là gì?

    Nguyên nhân dẫn đến hội chứng thai nhi chậm phát triển

    Triệu chứng của hội chứng thai nhi chậm phát triển

    Chẩn đoán và điều trị IUGR

Hội chứng thai nhi chậm phát triển là gì?

Hội chứng thai nhi chậm phát triển (IUGR – Intrauterine growth restriction) đề cập đến tình trạng thai nhi nhỏ hơn so với tuổi thai, bởi vì nó không phát triển với tốc độ bình thường trong bụng mẹ.

thai nhi chậm phát triểnThai nhi phát triển không giống như những thai nhi khác.

Tăng trưởng chậm khiến em bé có nguy cơ mắc một số vấn đề sức khỏe nhất định trong quá trình mang thai, sinh nở và sau khi sinh. Những nguy cơ này bao gồm:

    Nhẹ cân khi sinh.

    Giảm nồng độ oxy.

    Hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp).

    Sức đề kháng thấp.

    Điểm Apgar thấp (xét nghiệm được đưa ra ngay sau khi sinh, để đánh giá tình trạng thể chất của trẻ sơ sinh và xác định liệu em bé có cần chăm sóc y tế đặc biệt).

    Hội chứng hít nước ói phân su (hít phải phân đi qua trong tử cung), có thể dẫn đến các vấn đề về hô hấp.

    Khó duy trì nhiệt độ cơ thể.

    Số lượng hồng cầu cao bất thường.

Trong những trường hợp nghiêm trọng nhất, hội chứng thai phát triển chậm có thể dẫn đến thai chết lưu, hoặc gây ra những khó khăn về mặt tăng trưởng trong dài hạn cho trẻ sau khi chào đời.

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng thai nhi chậm phát triển

Có nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng thai nhi chậm phát triển. Một trong những nguyên nhân phổ biến là có vấn đề xảy ra với nhau thai. Nhau thai là mô kết hợp, gắn nối giữa mẹ và thai nhi, cung cấp oxy, chất dinh dưỡng và cho phép giải phóng các chất thải từ em bé.

thai nhi chậm phát triểnCó nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng thai nhi chậm phát triển.

Hội chứng này cũng có thể gây ra do hậu quả của một số vấn đề sức khỏe ở người mẹ, chẳng hạn như:

    Mẹ mắc bệnh tiểu đường mãn tính.

    Mẹ mắc bệnh huyết áp cao hoặc bệnh tim.

    Mẹ mắc các bệnh nhiễm trùng như rubella, cytomegalo virus, toxoplasmosis và giang mai.

    Mẹ bầu mắc bệnh thận hoặc bệnh phổi.

    Mẹ bầu suy dinh dưỡng hoặc thiếu máu.

    Thiếu máu hồng cầu hình liềm.

    Mẹ bầu hút thuốc, uống rượu hoặc lạm dụng thuốc.

Ngoài ra, bên cạnh đó còn có các nguyên nhân khác xuất phát từ thai nhi bao gồm khiếm khuyết nhiễm sắc thể, hoặc do mẹ mang đa thai (sinh đôi, sinh ba hoặc nhiều hơn).

Triệu chứng của hội chứng thai nhi chậm phát triển

Triệu chứng chính của hội chứng thai nhi chậm phát triển là thai nhi nhỏ so với thai nhi trong cùng độ tuổi thai. Cụ thể, cân nặng ước tính của em bé thấp hơn 10% so với cân nặng bình thường – hoặc thấp hơn 90% cân nặng của trẻ sơ sinh cùng tuổi.

thai nhi chậm phát triểnBảng ước lượng cân nặng bình thường của thai nhi theo tuần

Tùy thuộc vào nguyên nhân của IUGR, em bé có thể nhỏ toàn thân, hoặc trông như bị suy dinh dưỡng. Thai nhi có thể gầy, xanh xao và có làn da khô. Dây rốn thường mỏng và xỉn màu thay vì dày và sáng bóng.

Tuy nhiên các mẹ bầu không được nhầm lẫn khi không phải tất cả các em bé nhẹ cân được sinh ra, đều mắc hội chứng thai nhi chậm phát triển.

Chẩn đoán và điều trị IUGR

Các bác sĩ có nhiều cách để ước tính kích thước của em bé trong thai kỳ. Một trong những cách đơn giản và phổ biến nhất là đo khoảng cách từ đáy của mẹ (đỉnh tử cung) đến xương mu. Sau tuần thứ 20 của thai kỳ, số đo tính bằng centimet thường tương ứng với số tuần mang thai. Nếu kích thước thấp hơn dự kiến có thể cho thấy em bé không phát triển như bình thường.

Nếu mẹ bầu nghi ngờ con của mình rơi vào trường hợp thai nhi bị mắc hội chứng chậm phát triển, thì hãy nhanh chân đến cơ quan y tế, cũng như gặp bác sĩ và những người có chuyên môn để được tư vấn cách điều trị sớm nhất.