Hiện tượng sôi bụng sau khi ăn ở phụ nữ mang thai: Hiện tượng sôi bụng sau khi ăn có thể do nuốt phải nhiều không khí (thường gặp khi ăn quá nhanh); tư thế ngồi, nằm… làm bụng bị ép chặt; thay đổi chế độ ăn uống; không hợp với 1 số loại thực phẩm nào đó như sữa, thức ăn nhiều chất xơ, nhiều chất đạm hoặc cơ thể đang bị stress….
Tìm hiểu về hiện tượng đau lưng khi…
Có thể bạn quan tâm:
Hiện tượng sôi bụng sau khi ăn ở phụ nữ mang thai: Hiện tượng sôi bụng sau khi ăn có thể do nuốt phải nhiều không khí (thường gặp khi ăn quá nhanh); tư thế ngồi, nằm… làm bụng bị ép chặt; thay đổi chế độ ăn uống; không hợp với 1 số loại thực phẩm nào đó như sữa, thức ăn nhiều chất xơ, nhiều chất đạm hoặc cơ thể đang bị stress….
- Tìm hiểu về hiện tượng đau lưng khi mang thai
- 5 điều chị em bắt buộc phải lưu ý khi mang thai
- 8 dấu hiệu nhận biết có thai trong tuần đầu tiên
- 7 dấu hiệu mang thai trong tuần đầu tiên
Hiện tượng sôi bụng sau khi ăn ở phụ nữ mang thai là gì?
Câu hỏi: Chào bác sĩ. Em đang có thai được 3 tháng nhưng lại bị viêm đại tràng nên rất hay bị sôi bụng. Bây giờ thỉnh thoảng ăn xong em lại thấy bụng sôi, nhưng không đau bụng hay đi ngoài gì cả. Hiện tượng này phải do bệnh đại tràng không? Bây giờ em có thai thì có ảnh hưởng gì không thưa bác sĩ? Em cảm ơn!
Trả lời:
Chào em, Không rõ em ‘rất hay gặp’ hay chỉ ‘thỉnh thoảng’ bị sôi bụng và ‘viêm đại tràng’ là do em nghĩ mình bị như thế hay đã từng được bác sĩ chẩn đoán. Thông thường, 1 số hiện tượng như đầy hơi, ợ chua, sôi bụng, khó tiêu… là những biểu hiện không đáng lo ngại. Ví dụ ‘sôi bụng’ thường xảy ra khi đói, hay khi ngửi, trông thấy những món ăn hấp dẫn, đó là phản ứng của bộ não đối với hệ tiêu hóa.
Còn hiện tượng sôi bụng sau khi ăn có thể do nuốt phải nhiều không khí (thường gặp khi ăn quá nhanh); tư thế ngồi, nằm… làm bụng bị ép chặt; thay đổi chế độ ăn uống; không hợp với 1 số loại thực phẩm nào đó như sữa, thức ăn nhiều chất xơ, nhiều chất đạm hoặc cơ thể đang bị stress. Tham khảo thêm các thực đơn cho bà bầu tại đây.
Em đang có thai 3 tháng, vậy thời gian này em có áp dụng chế độ ăn khác trước hoặc đang dùng loại sữa bà bầu nào không? 1 số người mắc chứng không dung nạp lactosa (1 thành phần trong sữa) do thiếu lactase trong thành ruột non.
Nếu tình trạng này nhẹ thì chỉ bị sôi bụng, đầy hơi, nặng hơn sẽ bị tiêu chảy, mất nước, mệt mỏi. Nếu đúng vậy, em nên tránh hoặc giảm lượng sữa sử dụng, vì thông thường, 1 người không dung nạp lactose cũng có thể uống khoảng 100-200ml sữa (chứa khoảng 5-10g lactose) mà vẫn không có triệu chứng gì.
Em có thể pha sữa loãng hơn bình thường hoặc thử đổi sang loại sữa khác, vì những loại sữa khác nhau sẽ gây ra những triệu chứng khác nhau. Sữa không béo sẽ gây ra triệu chứng nặng hơn so với sữa có nhiều chất béo; sữa có sô-cô-la sẽ gây ra triệu chứng nhẹ hơn so với sữa không có sô-cô-la.
Nếu chỉ bị sôi bụng mà không kèm các triệu chứng khác thì có khả năng em không bị viêm đại tràng. Vì bệnh này có 1 số triệu chứng chung như: rối loạn tiêu hóa kéo dài, chướng bụng, đau âm ỉ ở phần dưới bụng hoặc dọc khung đại tràng.
Chẩn đoán bệnh dựa vào triệu chứng lâm sàng và 1 số xét nghiệm như soi trực tràng, chụp khung đại tràng có chuẩn bị… Như vậy, tình trạng của em hiện tại có thể chỉ là tạm thời, không đáng lo ngại và không ảnh hưởng đến việc mang thai. Em cần theo dõi thêm, đồng thời chú ý điều chỉnh 1 số nguyên nhân như trên (nếu có). Ngoài ra, em nên đi khám thai định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ sản khoa.