Được biết, toàn huyện Hương Sơn có 1.955 ha cam, tập trung chủ yếu ở các xã Sơn Mai, Sơn Thủy, Sơn Trường… Với kỹ thuật chăm sóc tốt nên năng suất cây cam bù Hương Sơn ngày càng cao.Cam bù được trồng nhiều nhất ở các xã Sơn Mai, Sơn Thủy, Sơn Trường, Sơn Bằng… thuộc huyện Hương Sơn.Cam bù hiện nay được trồng ở nhiều nơi, nhưng cam được trồng ở huyện Hương Sơn có vị ngọt…
Có thể bạn quan tâm:
Được biết, toàn huyện Hương Sơn có 1.955 ha cam, tập trung chủ yếu ở các xã Sơn Mai, Sơn Thủy, Sơn Trường… Với kỹ thuật chăm sóc tốt nên năng suất cây cam bù Hương Sơn ngày càng cao.
Cam bù được trồng nhiều nhất ở các xã Sơn Mai, Sơn Thủy, Sơn Trường, Sơn Bằng… thuộc huyện Hương Sơn.
Cam bù hiện nay được trồng ở nhiều nơi, nhưng cam được trồng ở huyện Hương Sơn có vị ngọt thanh và thơm, mọng nước. Chính về thế mấy chục năm qua nó đã trở thành thương hiệu của người dân Hương Sơn và được nhiều thực khách nơi khác biết đến.
Do cam bù Hương Sơn đã khẳng định được thương hiệu trong những năm gần đây nên dịp Tết đến cam bù ở đây tăng giá vùn vụt. Lượng khách hàng từ khắp nơi đổ xô về Hương Sơn, đặc biệt là ở các vựa cam ở xã Sơn Mai, Sơn Trường… khách hàng mua bán ngay tại vườn.
Mùa thu hoạch cam bù Hương Sơn bắt đầu từ đầu tháng 12 âm lịch và kéo dài đến qua Tết nguyên đán. Mỗi cây cam bù Hương Sơn cao khoảng 2 m, cho chừng 100 quả, có cây gần 200 quả. Để cho quả không sà xuống mặt đất, người dân đã phải chống cọc tre xung quanh các cành cây. Tuổi thọ trung bình của mỗi cây là 10-15 năm, sau đó phải thay mới.
Cam Bù là loại cây ăn trái chủ lực của huyện Hương Sơn, là sản phẩm đặc sản đạt được thương hiệu, không chỉ cung cấp tại địa phương mà còn được các tỉnh thành khác trong cả nước ưa chuộng, góp phần phát triển kinh tế cho người dân huyện Hương Sơn.
Theo anh Cao Phúc Bảo chủ trại cam bù ở thôn 5, xã Sơn Trường năm nay do thời tiết nắng ấm nên cam được mùa hơn năm ngoái, trung bình mỗi cây có hơn 200 quả.
Giá cam thu mua tại gốc có giá trung bình khoảng 35 nghìn/kg.
Cam bù mang lại hiệu quả kinh tế khá cao nên cam bù ngày càng được nhiều nông dân huyện Hương Sơn lựa chọn làm cây chủ lực phát triển kinh tế…
Cam bù Hương Sơn là giống cây chín muộn, đúng vào dịp Tết Nguyên đán nên nó được nhiều thực khách ưa chuộng.
Ông Trần Ngọc Kiên – Chủ tịch xã Sơn Mai cho biết: “Toàn xã có 270 hộ trồng cam với 284ha. Năm 2021 – 2021 số lượng cam trong xã xuất ra thị trường 1500 tấn”.
Cam bù Hương Sơn biết đến là vị thuốc đặc trị bệnh cảm cúm khi bóc ra từng múi đem chấm với mắm tôm ăn thay cơm. Những năm trước đây, cam bù chỉ tiêu thụ ở địa phương, nhưng bây giờ đã trở thành thương hiệu phục vụ thị trường khắp cả nước.
Sơn Nguyễn