Bạn đang muốn mở một cửa hàng mỹ phẩm của riêng mình nhưng chưa biết nên chọn cái tên nào cho cửa hàng để gây ấn tượng. Vậy tại sao không xem ngay những cách đặt tên cho cửa hàng mỹ phẩm hay, độc đáo để bạn tự tạo cho mình cái tên cửa hàng hợp nhất. Cách đặt tên cho cửa hàng mỹ phẩm hay Đặt tên cho cửa hàng mỹ phẩm theo phong thủy Không chỉ có cửa hàng mỹ phẩm mà bất cứ…
Có thể bạn quan tâm:
- 1001+ mẫu chữ ký tên đẹp nhất 2022 cho đủ tên theo vần A-Y
- Đặt tên con trai 2022 họ bùi, 1962 cái tên hay năm 2022
- Đặt tên con trai 2022 họ lâm, 1283 Tên đẹp với ý nghĩa mang lại may mắn
- 1871 Tên con gái 2022 hợp mạng bố mẹ sinh năm 1990, Đặt tên con trai 2022 hợp với bố mẹ
- Honda SH300i:, sh 2022 sắp ra mắt, Giá xe Honda SH 2022 mới nhất tháng 12/2021
Bạn đang muốn mở một cửa hàng mỹ phẩm của riêng mình nhưng chưa biết nên chọn cái tên nào cho cửa hàng để gây ấn tượng. Vậy tại sao không xem ngay những cách đặt tên cho cửa hàng mỹ phẩm hay, độc đáo để bạn tự tạo cho mình cái tên cửa hàng hợp nhất.
Cách đặt tên cho cửa hàng mỹ phẩm hay
Đặt tên cho cửa hàng mỹ phẩm theo phong thủy
Không chỉ có cửa hàng mỹ phẩm mà bất cứ cửa hàng nào hay quán ăn nào bạn cũng có thể lựa chọn theo cách đặt tên theo phong thủy. Người xưa từng nói ” có thờ có thiêng, có kiêng có lành” bởi vậy việc chọn tên theo mệnh của chủ cửa hàng sẽ giúp cho bạn làm ăn phát đạt, kinh doanh thuận lợi hơn.
Khi mở cửa cửa hàng, ngoài việc bạn cần xem giờ mở, xem người mua hàng đầu tiên theo phong thủy thì đặt tên cho cửa hàng mỹ phẩm cũng cần điều đó. Theo quy luật Tương sinh – Tương Khắc, bạn cũng cần quan tâm đến bảng chữ cái phân chia theo các mệnh để chọn đặt tên đầu tiên cho cửa hàng của bạn.
- Các chữ cái: C, Q, R, S, X thuộc hành Kim
- Các chữ G, K thuộc hành Mộc
- Các chữ Đ, B, P, H, M thuộc hành Thủy
- Các chữ D, L, N, T, V thuộc hành Hỏa
- Các chữ A, Y, E, U, O, I thuộc hành Thổ
Những từ bắt đầu bằng chữ cái nào thì sẽ thuộc hành đó, lưu ý là phải đặt tên cửa hàng mỹ phẩm theo mối quan hệ tương sinh. Ví dụ bạn thuộc mệnh Mộc, bạn có thể chọn chữ cái thuộc cung mệnh của bạn hoặc mệnh tương sinh là mệnh Thủy ví dụ một vài cái tên như shop Mỹ phẩm Đông Cung, Shop Glossy Glam, KissOff, KissCo…
Chọn tên cửa hàng mỹ phẩm theo quy mô
Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của bạn, quy mô của cửa hàng có thể nhỏ hoặc lớn nhưng nhìn chung, một cái tên hay cho cửa hàng mỹ phẩm cũng sẽ giúp hút khách đến vô cùng. Tuy nhiên, cách đặt tên này sẽ phù hợp hơn với cửa hàng quy mô lớn, có thể cung cấp tất cả các loại mỹ phẩm hoặc có nhiều chi nhánh ở trong hoặc ngoài nước.
Bạn có thể lựa chọn tên dễ nhớ gây thiện cảm đối với khách hàng nhưng vẫn thể hiện được quy mô của shop, hoặc lấy tên địa danh mà bạn đặt trụ sở chính của cửa hàng mỹ phẩm làm tên gọi giúp cho khách hàng dễ nhận biết được cửa hàng bạn có quy mô lớn đến thế nào và từ đó tạo độ tin tưởng an tâm cho khách hàng.
Bạn có thể chọn một vài cái tên như gợi ý của chúng mình: Thế giới Mỹ Phẩm, Mỹ Phẩm Sài Gòn, Viện Mỹ Phẩm Thiên Nhiên, Thiên đường Mỹ Phẩm…
Đặt tên cửa hàng mỹ phẩm bằng chữ cái viết tắt
Cách đặt tên cửa hàng mỹ phẩm bằng chữ cái viết tắt khá phổ biến, ngay cả các thương hiệu hàng đầu thế giới như M.A.C, KS-II, CLIO cũng rất nổi tiếng và được nhiều người nhớ tới bởi cách đặt tên bằng chữ cái thông dụng này.
Bạn có thể tự tạo riêng cho mình một cái tên thương hiệu bằng chữ cái viết tắt này thay vì những dòng chữ dài khó nhớ hay đôi khi là trùng lặp với các cửa hàng mỹ phẩm hoặc thương hiệu khác.
Ví dụ như tên của bạn là Phương Quỳnh, bạn có thể đặt là P.Q.C viết tắt của từ Phương Quỳnh cosmetic cũng hay và sang chảnh đấy chứ đúng không. Còn gì vui hơn khi chính bản thân mình tạo một thương hiệu, một dấu ấn trong thị trường kinh doanh mỹ phẩm.
Đặt tên cửa hàng mỹ phẩm theo tên nước ngoài
Để cho thương hiệu cửa hàng mỹ phẩm của bạn thêm phần sang chảnh hơn, việc chọn tên hay cho shop mỹ phẩm bằng tiếng nước ngoài phổ biến nhất là tiếng Anh được khá nhiều chủ cửa hàng chọn trong thời buổi hội nhập như hiện nay.
Tùy thuộc dòng sản phẩm bạn buôn bán là gì, hoặc chỉ đơn giản là bạn thích sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh để làm tên biển hiệu của bạn gây ấn tượng mạnh tạo độ uy tín hơn cho khách hàng đặc biệt là giới trẻ.
Ngoài tiếng Anh, tiếng Hàn, Trung hoặc Nhật cũng đang rất được thịnh hành đó bạn nhé. Bạn có thể chọn một vài cái tên ưng ý bằng các tiếng này để đặt cho cửa hàng mỹ phẩm theo ý thích của mình.
Cách đặt tên cửa hàng mỹ phẩm tên chủ shop
Một cách đơn giản nhất để bạn có được một cái tên thật ” chim ưng” cho cửa hàng mỹ phẩm sắp mở chính là sử dụng tên của chính bạn. Tại sao không nhỉ, nó vừa đánh dấy chủ quyền của bạn với shop, để để thương hiệu của bạn dễ được người nghe ghi nhớ.
Đặt tên của hàng mỹ phẩm theo tên chủ shop cũng giúp bạn tạo ra sự khác biệt của riêng mình. Nhưng nhược điểm của nó cũng là tên riêng có thể dễ bị trùng lặp, vì thế hãy đăng ký bản quyền sớm thương hiệu của mình khi đã có quyết định đặt tên shop mỹ phẩm theo cách này.
Đặt tên cửa hàng mỹ phẩm theo nguồn gốc sản phẩm
Nguồn gốc mỹ phẩm đang là mối lo của người tiêu dùng hiện nay. Việc lựa chọn đặt tên cửa hàng mỹ phẩm theo nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm bạn bán cũng là cách để thu hút khách hàng đến tìm mua sản phẩm ở shop của bạn.
Tùy theo nguồn gốc của sản phẩm mà bạn lựa chọn cái tên cho phù hợp. Với cách này khách hàng chỉ cần nghe tên là biết bạn đang bán gì, khá đơn giản. Bạn có thể đặt tên shop như Mỹ phẩm xách tay Hàn Quốc, mỹ phẩm hàng nội địa Nhật…
Cách đặt tên cửa hàng mỹ phẩm theo trào lưu
Đây là cách đặt tên cửa hàng mỹ phẩm với shop mỹ phẩm nhỏ, bán lẻ, bởi những cái tên bạn đặt theo trào lưu chỉ nổi trong một thời điểm nhất định nào đó. Nhưng không phải lựa chọn cách này là không đạt hiệu quả đâu bạn nhé. Bạn sẽ thấy nó gây ấn tượng rất lớn đối với các bạn trẻ.
Bạn có thể chọn tên như Mỹ phẩm Hàn Quốc Giá rẻ, Mỹ phẩm Giá Tốt, Mỹ Phẩm đồng giá… Điều này sẽ gây kích thích sự tò mò của nhiều người và muốn bước chân ngay vào shop của bạn.
Tham khảo thêm bài viết dưới đây:
Một cái tên thương hiệu sẽ nói lên được vị thế của shop bạn. Chính vì vậy, qua những cách đặt tên cho cửa hàng mỹ phẩm hay mà chúng mình gợi ý, hy vọng các chủ shop tương lai có thể tự tạo cho mình một thương hiệu riêng biệt độc quyền của chính mình.