1. Cháo hồng táoNguyên liệu: Hồng táo 5 quả, củ mài 25g, gạo tẻ 50g, đường phèn 15g.Cách làm: Hồng táo bỏ hạt, giã nhỏ cho vào nồi thêm 400ml nước đun sôi. Củ mài, gạo tẻ xay nhỏ, cho nước táo vào quấy đều nấu thành cháo, cháo chín cho đường phèn vào, quấy tan, cháo sôi lại là được. Ăn ngày 1 lần lúc đói, ăn liền 4 – 5 ngày.2. Cháo kêNguyên liệu: kê hạt 50g, hạt sen cả tâm 30g,…

Có thể bạn quan tâm:

1. Cháo hồng táo

Nguyên liệu: Hồng táo 5 quả, củ mài 25g, gạo tẻ 50g, đường phèn 15g.

Cách làm: Hồng táo bỏ hạt, giã nhỏ cho vào nồi thêm 400ml nước đun sôi. Củ mài, gạo tẻ xay nhỏ, cho nước táo vào quấy đều nấu thành cháo, cháo chín cho đường phèn vào, quấy tan, cháo sôi lại là được. Ăn ngày 1 lần lúc đói, ăn liền 4 – 5 ngày.

2. Cháo kê

Nguyên liệu: kê hạt 50g, hạt sen cả tâm 30g, đường phèn 10g.

Cách làm: Hạt kê bỏ vỏ cho vào nồi thêm nước nấu thành cháo. Hạt sen bỏ vỏ xay thành bột mịn, khi cháo kê chín nhừ cho bột hạt sen, đường phèn vào khuấy đều, cháo sôi lại là được. Ăn ngày 2 lần lúc đói, ăn liền 3 – 4 ngày để phục hồi sức khỏe sau khi sởi bay, giảm trằn trọc, khó ngủ.

3. Cháo cà rốt

Nguyên liệu: cà rốt 50g, củ mài 25g, lá dâu non 10g, gạo tẻ 50g, đường phèn 15g. Cà rốt rửa sạch.

Cách làm: Củ mài, gạo xay nhỏ cho vào nồi thêm nước nấu cháo. Lá dâu rửa sạch thái nhỏ, khi cháo chín cho lá dâu, đường phèn vào quấy đều, cháo sôi lại là được. Ăn ngày 2 lần lúc đói, ăn liền 4 – 5 ngày. Tác dụng: tiệt nọc sởi, loại trừ biến chứng ho kéo dài và đờm khò khè ở cổ.

Lưu ý: Bệnh sởi phần nhiều thiên về nóng (nhiệt) sốt lâu mất tân dịch mất nước, do vậy nên tránh thức ăn khô nóng, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ và thịt, cá chiên rán, kho, cho nhiều gia vị cay nóng như tiêu ớt, tỏi… Nếu đang sốt cao, hạn chế ăn (đạm) động vật thay bằng đạm thực vật có trong các loại đậu mát dễ tiêu hơn. Nếu thời kỳ sởi mọc bệnh nhân lại cảm thêm phong hàn, hoặc do trời quá rét làm sởi mọc không được thì không nên dùng thức ăn chua lạnh như: cam, cà, cá tanh, rau càng cua, ốc, hến.

Trúc Chi t/h