Điều trị và phân cấp bệnh sốt xuất huyết như thế nào?: Sau đây là những gợi ý về phân cấp bệnh nhân bị sốt xuất huyết theo tuyến điều trị trong trường hợp có dịch bệnh với lượng bệnh nhân tăng cao trong cùng thời điểm. Xin lưu ý đây chỉ là những gợi ý và tuyệt đối không phải là phác đồ điều trị sốt xuất huyết nên không thể áp dụng cho mọi trường hợp…

Điều…

Có thể bạn quan tâm:

Điều trị và phân cấp bệnh sốt xuất huyết như thế nào?: Sau đây là những gợi ý về phân cấp bệnh nhân bị sốt xuất huyết theo tuyến điều trị trong trường hợp có dịch bệnh với lượng bệnh nhân tăng cao trong cùng thời điểm. Xin lưu ý đây chỉ là những gợi ý và tuyệt đối không phải là phác đồ điều trị sốt xuất huyết nên không thể áp dụng cho mọi trường hợp…

Điều trị Sốt xuất huyết và phân cấp bệnh sốt xuất huyết như thế nào?

Nguyên tắc chung khi điều trị sốt xuất huyết:

Điều trị và phân cấp bệnh sốt xuất huyết như thế nào?

Điều trị và phân cấp bệnh sốt xuất huyết như thế nào?

Vấn đề mất nước trong sốt xuất huyết dengue: không phải sốt xuất huyết dengue gây mất nước. Đây là sự nhầm lẫn khá lâu dài. Bệnh dù nặng dù nhẹ vẫn không có mất nước trên lâm sàng. Cân nặng không giảm, da không khô, một số tế bào nội tạng thừa nước thấy được trên siêu âm. Thường và đa số bệnh nhân sốt xuất huyết dengue là đủ và thừa nước, đã đủ nước ngay lúc mới bắt đầu truyền dịch cấp cứu. Vì sao phải truyền dịch cấp cứu sốc dengue: vì bệnh nhân bị giảm thể tích tuần hoàn máu.

Tại sao bị giảm thể tích tuần hoàn máu? Giảm khoảng 20-30% thể tích vì albumin trong máu thoát ra khỏi lòng mạch. Nước bình thường ra vào giữa lòng mạch với các mô và tế bào, nay không trở vào lòng mạch cho đủ nhu cầu, bởi một lượng lớn albumin hiện diện ngoài lòng mạch. Có thể nói bệnh siêu vi dengue gây thoát quản huyết tương, không phải là bệnh mất nước. Đây là điểm mấu chốt, quan trọng để sớm thay đổi tư duy điều trị.

Phân cấp điều trị bệnh nhân: Sau đây là những gợi ý về phân cấp bệnh nhân theo tuyến điều trị trong trường hợp có dịch bệnh với lượng bệnh nhân tăng cao trong cùng thời điểm. Xin lưu ý đây chỉ là những gợi ý và tuyệt đối không phải là phác đồ điều trị nên không thể áp dụng cho mọi trường hợp.

Tiêu chuẩn điều trị sốt xuất huyết tại nhà:

  • Tất cả những bệnh nhân sốt dengue không có nhu cầu phải truyền dịch tĩnh mạch.
  • Bệnh nhân độ I có khả năng bù dịch bằng đường uống.
  • Bệnh nhân độ II có khả năng bù dịch bằng đường uống và không có chảy máu quan trọng.

Tiêu chuẩn nhập viện trong thời gian ngắn (12-24 giờ):

  • Tất cả những trường hợp bệnh cần bù dịch qua đường tĩnh mạch.
  • Bệnh nhân độ I và độ II và không thể điều trị bù dịch bằng đường uống.
  • Bệnh nhân độ I hoặc độ II nhưng có đau tức gan và gan to.
  • Tất cả bệnh nhân độ III.

Tiêu chuẩn nhập viện trong thời gian dài (> 24 giờ):

  • Tất cả bệnh nhân thuộc nhóm nhập viện trong thời gian ngắn không đáp ứng điều trị bù dịch.
  • Bệnh nhân độ I hoặc độ II kèm theo nhưng yếu tố cơ địa dễ chuyển thành bệnh nặng (hen phế quản, dị ứng, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…).
  • Bệnh nhân độ II hoặc độ III và có chảy máu quan trọng.
  • Tất cả bệnh nhân độ IV.

Theo: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Trung ương – Bộ Y tế (T5g.org.vn)

Khi nào bệnh sốt xuất huyết được xem là nguy hiểm?

Theo Lương y Đa khoa Bùi Hồng Minh, Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, sốt xuất huyết do virus Dengue truyền nhiễm từ người có bệnh sang người không có bệnh thông qua muỗi vằn (tên là Acdes acgipti) có nhiều khoang trắng ở lưng, chân. Bệnh sốt xuất huyết xảy ra quanh năm nhưng thường gặp và gia tăng trong khoảng thời gian từ tháng 6-9, hay phát thành dịch.

Đặc điểm của bệnh là sốt, xuất huyết, thoát huyết tương có thể dẫn đến sốc, giảm thể tích tuần hoàn và rối loạn đông máu. Nếu không chẩn đoán và xử lý kịp thời dễ dẫn đến tử vong. Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng ngừa. Theo Bộ Y tế Việt Nam, tùy theo mức độ nặng nhẹ, sốt xuất huyết chia làm 4 độ khác nhau.

  • Độ I: Sốt kéo dài 2-7 ngày kèm theo các dấu hiệu như nhức đầu, đau người, chân tay nhức mỏi.
  • Độ II: Như độ I nhưng kèm theo có những nốt xuất huyết dưới da, niêm mạc, cánh tay, bắp chân, lưng, bụng, cổ, mí mắt.
  • Độ III: Có sốt kèm theo dấu hiệu suy tuần hoàn, huyết áp hạ hoặc kẹt mạch nhanh, yếu, da lạnh, người bứt rứt vật vã, sốc.
  • Độ IV: Sốc sâu, mạch nhỏ khó bắt, huyết áp không đo được, chân tay lạnh.

Để chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết, lương y Bùi Hồng Minh cho biết có thể dựa vào các yếu tố lâm sàng, đặc biệt chú ý trong 3 ngày đầu tiên.

  • Ngày 1: bệnh nhân sốt cao, đột ngột liên tục, sốt không sợ lạnh, mặt ửng đỏ, họng đỏ không đau.
  • Ngày 2: bệnh nhân tiếp tục sốt cao liên tục. Có thể tìm các nốt sốt xuất huyết trên cơ thể như dưới da, trên bụng, tay chân, mi mắt, cổ,… Nếu không thấy các nốt xuất huyết, ta có thể làm thủ thuật dấu hiệu thắt dây dương tính nghĩa là lấy máy đo huyết áp đo cho người bệnh, sau đó để ở khoảng cách trung bình giữa huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu giữ trong 5 phút. Khi bỏ dây thắt đo huyết áp ra nếu thấy có 5 nốt chấm xuất huyết trên 1 cm2 của da tại vị trí dây thắt đo huyết áp, ta xác định bệnh nhân đó bị sốt xuất huyết.
  • Ngày 3: nếu có các dấu hiệu xuất huyết trở nên rõ ràng, bệnh nhân vẫn còn sốt cao, ngoài ra có thể chảy máu mũi, chân răng, kinh nguyệt ở phụ nữ ra bất thường, cảm giác khó chịu, đau bụng,… Nếu qua xét nghiệm thấy khối lượng hồng cầu tăng 10-40%, tiểu cầu giảm dưới 150.000 tế bào/mm3, trên 90% khả năng bệnh nhân đã mắc sốt xuất huyết.
  • Ngày thứ 4-5: bệnh nhân sẽ có triệu chứng rõ nhất là còn sốt, có các dấu hiệu sốt huyết ở niêm mạc, chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới màng tiếp hợp, đi tiểu ra máu, phụ nữ kinh nguyệt sớm kỳ, kéo dài, có thể xuất huyết tiêu hóa như nôn ra máu, đại tiện ra máu. Khi có triệu chứng sốt xuất huyết tiêu hóa là bệnh thường diễn biến nặng.

Chú ý cần theo dõi sốt, nếu sốt cao liên tục kéo dài rất dễ dẫn đến sốc. Sốc là biến chứng nặng dễ tử vong, do đó cần đưa bệnh nhân đi viện ngay lập tức. Hiện tượng sốc thường hay sảy ra vào ngày thứ 3-6 của bệnh, nhiệt độ hạ xuống đột ngột, da lạnh tím tái, bệnh nhân vật vã li bì, đau bụng cấp. Sốt xuất hiện nhanh chóng với mạch nhỏ, nhanh, da lạnh, huyết áp hạ hoặc kẹt. Các trường hợp này rất dễ tử vong. Các trường hợp trên xếp theo mức độ sốt độ III, IV nên phải nằm viện theo dõi cấp cưu điều trị Tây y. Riêng Đông y chỉ điều trị sốt xuất huyết cấp độ I-II”, lương y Bùi Hồng Minh nhấn mạnh.