Lạp xưởng Tây Bắc là đặc sản nổi tiếng của người dân tộc vùng cao, nay đã trở thành món hàng hút khách Thủ đô mỗi dịp Tết về. Thịt lợn xay nhỏ, nêm gia vị, một ít thảo quả, nhồi chúng vào ruột non của lợn. Sau đó hấp chín và sấy khô. Công đoạn nói thì đơn giản vậy thôi, nhưng cũng cầu kỳ và mất nhiều thời gian (nguồn: VOV) Mỗi 1kg lạp xưởng nguyên liệu, cho ra lò được…
Có thể bạn quan tâm:
Lạp xưởng Tây Bắc là đặc sản nổi tiếng của người dân tộc vùng cao, nay đã trở thành món hàng hút khách Thủ đô mỗi dịp Tết về. Thịt lợn xay nhỏ, nêm gia vị, một ít thảo quả, nhồi chúng vào ruột non của lợn. Sau đó hấp chín và sấy khô. Công đoạn nói thì đơn giản vậy thôi, nhưng cũng cầu kỳ và mất nhiều thời gian (nguồn: VOV)
Mỗi 1kg lạp xưởng nguyên liệu, cho ra lò được 0,7kg lạp xưởng thương phẩm, giá bán từ 150.000 – 170.000/kg
Nấm hương rừng Điện Biên: Nấm hương tưởng chừng như là một gia vị đơn giản dễ thấy nhưng giờ đây cũng đang ngày càng bị lấn át bởi các loại nấm nhập không rõ nguồn gốc. Chính vì lẽ đó mà loại nấm từ những vùng rừng xa xôi như Điện Biên, Sa Pa lại đang dần trở nên tín nhiệm hơn đối với người tiêu dùng (nguồn: Vietnamnet)
Khác với những loài thường nấm hương rừng Điện Biên sau khi được hái tươi, sẽ được phơi khô theo kiểu truyền thống, móc vào từng xâu bằng lạt tre. Về ngoại hình có vẻ như không bắt mắt lắm, nhưng về chất lượng thì thật sự ngon, thật sự thơm, mang theo cả hương vị của vùng núi rừng.
Miến dong Phia Đén, Cao Bằng: Loại miến ngon này được làm từ củ dong với màu đen đặc trưng. Về vùng đất này những ngày giáp tết sẽ thấy đâu đâu cũng là những giàn phơi miến, óng ả như những sợi tơ trời.
Sợi miến Phia Đén sau khi nấu để lâu không hề bị bở hay nát, vẫn vẹn nguyên được hương vị như ban đầu. Vào ngày tết, bát canh miến với nước dùng gà hay ăn cùng canh măng là một món ăn chống ngán lại no bụng mà có lẽ gia đình nào cũng có.
Thịt khô gác bếp Tây Bắc: Món ăn xuất xứ từ những tộc người Thái trên vùng núi cao Tây Bắc này đang ngày càng được phổ biến ở miền xuôi. Nếu đúng theo tiếng Thái đen thì sẽ được gọi là “nhứa giảng” và sẽ là “nhắm giảng” theo tiếng Thái trắng, dịch theo đúng nghĩa thì sẽ chỉ đơn giản là món thịt khô – món ăn để dành ăn dần của người dân tộc.
Những người miền xuôi thường sẽ chỉ biết đến thịt trâu khô, thịt bò khô hay thịt lợn khô Tây Bắc… nhưng thật ra món ăn này có thể được chế biến từ rất nhiều loại, đa phần là gia súc hoặc đông vật rừng như thịt ngựa, thịt nai khô hay lợn rừng khô. Phổ biến nhất bây giờ có lễ là thịt trâu, thịt bò hay thịt lợn khô vì dễ ăn và cũng dễ kiếm hơn các loại thịt khác.
Thịt khô gác bếp của người vùng cao khác hoàn toàn với các món thịt khô của người xuôi. Thịt sau khi được lọc thái miếng to khoảng bằng cổ tay để sau khi khô sẽ bị héo đi là vừa, ướp các gia vị tùy theo từng loại thịt như muối, ớt bột, gừng… tuyệt nhiên không thể thiếu mắc khén hay hạt dổi để có hương vị đặc trưng sau đó là đem phơi nắng hoặc dùng hơi lửa và khói sấy cho khô.
Thị trường đặc sản khu vực phía Nam cũng đang rất sôi động. Trong đó, khô “vũ nữ chân dài” (một loại nhái) xuất xứ từ An Giang có giá 500.000-550.000 đồng/kg, khô tôm tích miền Trung 400.000-500.000 đồng/kg, tôm khô 800.000-1.200.000 đồng/kg tùy loại, khô trâu gác bếp Điện Biên 1,000.000/kg là các chủng loại hút hàng nhất, theo Tuổi trẻ
Ngoài các loại đặc sản trong nước, đặc sản “độc”, lạ từ các nước cũng được nhập về. Hàng loạt đặc sản châu Á như khô trâu Siem Reap (Campuchia) với giá 650.000 đồng/gói 500g, chà là Ấn Độ 100.000 đồng/gói 500g… Cánh ngỗng hun khói Nga, xúc xích mini của Hungary, trứng cá đỏ Caviar của Đức… cũng được đặt mua nhiều.
Chi Lê (Tổng hợp)