Bánh chưng là loại bánh truyền thống của dân tộc Việt và thường xuất hiện vào dịp Tết. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, loại bánh này vẫn được bày bán ngày thường ở cửa hàng ăn bất kể thời điểm nào.Biết con trai thích ăn bánh chưng nhưng không phải cửa hàng nào, bánh chưng cũng đảm bảo vệ sinh và chất lượng, chị Hằng đã tự tìm hiểu và nấu bánh để làm…
Có thể bạn quan tâm:
Bánh chưng là loại bánh truyền thống của dân tộc Việt và thường xuất hiện vào dịp Tết. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, loại bánh này vẫn được bày bán ngày thường ở cửa hàng ăn bất kể thời điểm nào.
Biết con trai thích ăn bánh chưng nhưng không phải cửa hàng nào, bánh chưng cũng đảm bảo vệ sinh và chất lượng, chị Hằng đã tự tìm hiểu và nấu bánh để làm món sáng cho con ăn khiến bé thích thú và mê tít.
Dù bận rộn với công việc giáo viên nhưng chi Hằng vẫn dành thời gian tự tay nấu bánh chưng cho con trai
Chị Hằng kể: “Bánh chưng muốn ngon cần rất cẩn thận trong khâu nguyên liệu, vì vậy dù rất bận rộn công việc nhưng một khi đã làm tôi đều cô gắng tranh thủ tìm mua nguyên liệu thật sạch và thơm ngon. Ngày bé tôi cũng phụ bố mẹ gói bánh chưng nên được cái khâu thực hành cũng không khó khăn lắm”.
Ấy vậy mà chị Hằng bảo ngày đầu gói bánh vì chưa quen tay nên nếp gói vẫn chưa được vuông vắn lắm, bên cạnh đó vì chưa có kinh nghiệm nên chị chưa biết cách căn lửa, căn thời gian luộc cho bánh được xanh rền, có chiếc khi vớt ra còn bị sống. Nhưng rút kinh nghiệm sau mỗi lần như thế, chị bắt đầu có thành quả đẹp hơn, lại miễn chê về chất lượng khiến con gái vô cùng thích thú vì có bánh chưng được mẹ rán ăn mỗi sáng.
Chị Hằng và con trai
Công thức làm bánh chưng thơm ngon, chuẩn chất lượng được chị Hằng bật mí như sau:
Thông thường, mỗi lần chị sẽ gói 3 chiếc bánh để tủ lạnh ăn dần, nguyên liệu cho 3 chiếc bánh bao gồm:
– 1 kg gạo (nên mua nếp cái hoa vàng, hạt bóng mẩy và đều)
– 6 lạng thịt rọi ba chỉ
– Đậu khoảng 1 kg ( đậu xanh nguyên vỏ hoặc đãi vỏ đều được)
– Hành khô, hạt tiêutiêu
– Lá dong khoảng 15 – 20 lá (nên chọn lá không to không nhỏ, không non cũng không quá già, lấy lá bóng, xanh đậm, cuống nhỏ)
– Lạt buộc chọn loại mềm dẻo mà chắc
Cách làm:
Gạo đem ngâm với nước lá giềng hoặc nước lá cơm nếp cho có màu xanh rền đẹp mắt.
Gói bánh: Đầu tiên đặt hai lá dong sole nhau, cứ vậy lót lá chồng vào nhau, xen kẽ. Tiếp đó cho một bát gạo lên mặt lá, lấy khoảng một nắm đậu xanh dàn đều lên gạo. Sau đó, xếp 2 miếng thịt vào giữa, rồi phủ lên một lớp đậu xanh và một lớp gạo phủ ngoài cùng dàn cho đều.
Luộc bánh: Đây là một trong những khâu rất quan trọng đảm bảo chất lượng cũng như hình thức của bánh, bởi vậy thời gian cần đảm bảo đủ 10 – 12 tiếng. Khi luộc cần chèn chặt tránh để khi sôi bánh bị bung ra.
Chú ý phải liên tục căn lửa cho đều, tối kỵ không bao giờ được thiếu nước và lửa. Khi cho nước vào cũng phải là nước nóng nếu không bánh sẽ bị nửa sống nửa chín.
Vớt bánh: Sau khi đủ thời gian luộc, bạn nên vớt bánh ra và sắp xếp thành nhiều lớp, rồi dùng vật nặng ép cho ra nước. Tiếp đó treo bánh lên hong khô chứ không nên nhúng bánh vào nước lạnh, như vậy bánh sẽ lâu hỏng hơn.
Văn Anh